Bảo hiểm Y tế: “Phao cứu sinh” cho người nhiễm HIV
Đại dịch HIV/AIDS: Việt Nam sẽ thanh toán vào 2030 | |
Năm 2019, thanh toán thuốc ARV từ Quỹ Bảo hiểm y tế: Cơ hội cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS | |
Bắt đối tượng nhiễm HIV cướp giật điện thoại người đi đường |
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế). |
PV: Xin ông cho biết, tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2018?
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm. Tuy nhiên, diễn biến dịch HIV/AIDS vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong cộng đồng. Đó là sự gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam, đặc biệt trong nhóm trẻ tuổi, dần sẽ là nhóm chính nhiễm mới HIV ở Việt Nam.
Lây truyền HIV từ người nhiễm HIV sang những người không thuộc nhóm nguy cơ cao (vợ, bạn tình) của người nghiện chích ma túy, sẽ khó khăn trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm hại do khó khăn xác định nhóm đích để cung cấp dịch vụ can thiệp và tư vấn làm xét nghiệm HIV sớm.
Bên cạnh đó, một số địa bàn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ở các vùng sâu, vùng xa cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng do người dân không có đủ kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS và tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư cao nhưng chưa được xét nghiệm phát hiện địa bàn trọng điểm về dịch HIV/AIDS.
Tham gia bảo hiểm y tế là “phao cứu sinh” để giúp người nhiễm HIV/AIDS duy trì việc điều trị. |
PV: Bắt đầu từ tháng 1/2019, Nhà nước sẽ thanh toán thuốc ARV từ Quỹ BHYT, vậy xin ông cho biết tiến độ triển khai BHYT cho người nhiễm HIV?
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Hiện nay, tiến độ triển khai BHYT cho người nhiễm HIV đang được đồng bộ trên các khía cạnh: Kiện toàn cơ sở điều trị, hướng dẫn, mở rộng độ bao phủ BHYT cho người nhiễm HIV; mua thuốc ARV; thanh quyết toán thuốc…
Trong đó, việc đầu tiên là kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS đủ điều kiện ký hợp đồng khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Để thực hiện hiệu quả vấn đề này, Bộ Y tế đã có 3 văn bản hướng dẫn chuyên môn, tổ chức rất nhiều đoàn hỗ trợ kỹ thuật; đôn đốc, theo dõi, giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện tại các tỉnh, thành phố.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật của các dự án, đối tác quốc tế, đến nay hơn 90% cơ sở điều trị HIV/AIDS đã kiện toàn để được ký hợp đồng KCB BHYT, khoảng 85% cơ sở điều trị đã thanh toán ít nhất một dịch vụ từ nguồn quỹ BHYT (tính đến 31/10/2018). Trong 190 cơ sở được lựa chọn để cung cấp thuốc ARV nguồn BHYT năm 2019, đã có 186/190 cơ sở ký hợp đồng KCB BHYT, sẵn sàng nhận thuốc ARV nguồn BHYT năm 2019. Các cơ sở còn lại đang khẩn trương hoàn thiện công tác kiện toàn ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trước 1/1/2019.
Mở rộng BHYT cho người nhiễm HIV, giúp tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có thẻ BHYT tăng lên nhanh chóng từ 30% (2015) lên 89% hiện nay. Nhiều tỉnh, thành phố đạt 100% bệnh nhân đang điều trị ARV có thẻ BHYT. Bộ Y tế đã hướng dẫn, phổ biến và hỗ trợ các địa phương vận động nguồn ngân sách địa phương và các nguồn chương trình, dự án cho hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV.
Các cơ sở điều trị đã rất tích cực tư vấn, truyền thông và hỗ trợ người nhiễm HIV tự nguyện tham gia BHYT.Cơ chế tham gia BHYT cho người nhiễm HIV không có giấy từ tùy thân đã được giải quyết trong Thông tư 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/ 2018 của Bộ Y tế thông qua hình thức phát hành thẻ BHYT có ảnh.
Còn việc đấu thầu thuốc ARV nguồn BHYT, Bộ Y tế đã lựa chọn phác đồ Bậc 1, với những thuốc thông dụng và có sẵn ở Việt Nam. Đồng thời, huy động nguồn các chương trình, dự án viện trợ quốc tế để mua phác đồ bậc 2 và thuốc nhi toàn quốc. Bộ Y tế cũng đã hướng dẫn, đôn đốc các tỉnh tổng hợp, tính toán nhu cầu thuốc ARV BHYT 2019, gửi Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia để mua sắm.
Tổng số cơ sở nhận thuốc ARV năm 2019 là 190/433 cơ sở điều trị thuốc ARV tại 63 tỉnh, thành phố. Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia làm đầu mối tổ chức đấu thầu thuốc ARV với kết quả tốt, giá cạnh tranh.
Đặc biệt, về công tác quản lý thông tin bệnh nhân điều trị ARV, Bộ Y tế đang phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nhân điều trị ARV phục vụ cho việc theo dõi thanh toán thuốc ARV nguồn BHYT và thiết lập hệ thống thông tin quản lý đến từng bệnh nhân tham gia điều trị ARV. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, vận động để người nhiễm hiểu và chủ động tham gia BHYT.
Bộ Y tế đã triển khai mạnh mẽ công tác truyền thông bằng các kênh truyền thông trực tiếp và đại chúng nhằm cung cấp thông tin về lợi ích của điều trị ARV, lợi ích của điều trị ARV sớm, lợi ích và quyền lợi khi tham gia BHYT để được điều trị liên tục tới người nhiễm HIV nhằm khuyến khích, vận động người nhiễm HIV tự tham gia BHYT. Các nhân viên y tế đã được cung cấp đầy đủ thông tin về BHYT và điều trị ARV và được tập huấn nhằm tăng cường kỹ năng tư vấn, truyền thông, giáo dục cho người nhiễm HIV tầm quan trọng tham gia BHYT và tự nguyện tham gia BHYT.
PV: Hiện nay, để thực hiện chi trả thuốc ARV qua BHYT cho người nhiễm HIV còn gặp những khó khăn gì?Và giải pháp để giải quyết hiệu quả vấn đề trên là gì thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Theo quy định tại khoản 1, Điều 22 của Luật BHYT năm 2008, người tham gia BHYT phải đồng chi trả chi phí KCB tùy theo các nhóm đối tượng tham gia BHYT. Do đó, người nhiễm HIV có thẻ BHYT có trách nhiệm cùng chi trả tiền thuốc ARV theo quy định. Tuy nhiên, việc cùng chi trả là rất khó khăn cho người nhiễm HIV. Hầu hết bệnh nhân HIV/AIDS đều ở mức thu nhập thấp. Điều trị ARV là điều trị liên tục và suốt đời. Đây là một thách thức lớn cho bệnh nhân.
Bởi vậy, giải pháp hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV BHYT cho người nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã có công văn hướng dẫn các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh phí mua thẻ BHYT và hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV giai đoạn 2018-2020.
Hiện nay đã có 35/63 tỉnh thành phố được cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hỗ trợ mua thẻ (gần 30.000 thẻ đã được mua và cấp cho người nhiễm HIV).18/63 tỉnh thành phố phê duyệt ngân sách cho hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV. Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã đề xuất và được Quỹ toàn cầu phê duyệt hỗ trợ mua thẻ BHYT và đồng chi trả thuốc ARV cho 32 tỉnh dự án và 16 tỉnh ngoài dự án trong giai đoạn 2019-2020. Đây chính là những nhiệm vụ trọng tâm nhằm giải quyết hiệu quả những khó khăn trong việc chi trả thuốc ARV qua BHYT cho người nhiễm HIV.
Trân trọng cảm ơn ông!
Minh Khuê (Thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46