Báo động gia tăng bệnh không lây nhiễm

Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm (BKLN). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính năm 2012 cả nước có khoảng 520.000 trường hợp tử vong do nhiều nguyên nhân, trong đó số tử vong do các BKLN chiếm 73% (379.600 ca), chủ yếu là các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn. 
bao dong gia tang benh khong lenh nhiem "Đọc vị" các dấu hiệu bệnh tật qua bàn chân
bao dong gia tang benh khong lenh nhiem Viêm gan - “sát thủ” thầm lặng
bao dong gia tang benh khong lenh nhiem Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể từ thực phẩm
bao dong gia tang benh khong lenh nhiem Sức mạnh “đánh tan” bệnh tật của nước dừa
bao dong gia tang benh khong lenh nhiem Chớ coi thường bệnh cúm mùa

Nguy hiểm hơn ta nghĩ

Phát biểu tại “Hội thảo công bố kết quả điều tra các yếu tố nguy cơ BKLN tại Việt Nam năm 2015”, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng "kép" về bệnh tật. Trong khi tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đang giảm, tỉ lệ mắc các BKLN ngày càng gia tăng - từ 40% vào năm 1986 lên 60% năm 2006 và 71,6% vào năm 2012. Trong thời gian tới, dự đoán con số này sẽ tiếp tục gia tăng. Các BKLN tăng nhanh là do liên quan đến: Hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu/bia và chế độ ăn không hợp lý.

“Sự gia tăng của các BKLN đã gây ra sự gia tăng nhanh chi phí khám, chữa bệnh và quá tải bệnh viện. Chi phí điều trị cho BKLN trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm, do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng” - GS.TS Long cho hay.

bao dong gia tang benh khong lenh nhiem
Bệnh không lây nhiễm đã và đang tạo gánh nặng cho ngành y tế: Tăng chi phí điều trị lên 40-50 lần.

Theo ước tính của WHO, tổn thất lũy tích về kinh tế đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình do các BKLN là trên 7.000 tỉ USD trong giai đoạn từ năm 2011-2025 (bình quân mỗi năm gần 500 tỉ USD). Vì vậy, năm 2012, WHO đã tuyên bố “BKLN là vấn đề ưu tiên của toàn cầu và khu vực, BKLN là khủng hoảng đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực Thái Bình Dương". Ngoài ra, GS.TS Bùi Doãn Lợi - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia - cho biết: Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người bị tăng huyết áp, mà đây là bệnh gây tai biến nặng có thể tử vong, hoặc tàn phế.

Còn theo GS.TS Bùi Diệu - Giám đốc Bệnh viện K, thì việc nghiên cứu gần 52.000 bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị tại 5 bệnh viện như: Bệnh viện K, Ung bướu Hà Nội, Bạch Mai, Việt - Tiệp Hải Phòng và Bệnh viện T.Ư Huế cho thấy có trên 19.000 trường hợp có phân loại giai đoạn bệnh - chiếm tỉ lệ 37,3%; gần 13.800 ca đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3) - chiếm 71,4%.

Theo điều tra quốc gia mới đây về yếu tố nguy cơ BKLN do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với WHO và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện trong năm 2015, nội dung điều tra đã áp dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang, sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn, phân tầng theo nhóm tuổi và giới để chọn ra mẫu đại diện quốc gia cho độ tuổi 18-69 tại Việt Nam.

Kết quả cho thấy, hầu hết các yếu tố nguy cơ đều có tỉ lệ cao. Chỉ có 43,1% số người mắc tăng huyết áp và 31,1% số người tăng đường huyết từng được phát hiện; chỉ có 13.6% số người mắc tăng huyết áp và 28,9% số người tăng đường huyết/đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế; dưới 1/3 (28,9%) số người có nguy cơ tim mạch cao được điều trị/tư vấn dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim; khoảng 1/4 (24,9%) số phụ nữ tuổi 18-69 và 1/3 (31,5%) số phụ nữ từng được sàng lọc ung thư cổ tử cung. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có số liệu quốc gia về tỉ lệ này.

Cần phải làm gì để khống chế BKLN?

Mặc dù Việt Nam được đánh giá là hơn một số quốc gia vì có chính sách y tế dành cho người nghèo, người thu nhập thấp, nhưng trên bình diện chung, Việt Nam vẫn còn thiếu một chiến lược đối phó với các loại bệnh mãn tính không lây nhiễm. Công tác phòng, chống, điều trị các bệnh này còn quá yếu về chuyên môn, thiếu trang thiết bị. Đặc biệt, Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống giám sát BKLN, mà chủ yếu dựa vào báo cáo của hệ thống các bệnh viện.

Vì vậy, việc điều tra yếu tố nguy cơ BKLN năm 2015 có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện kế hoạch và đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống BKLN giai đoạn 2015-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20.3.2015. Chiến lược được ban hành là định hướng quan trọng cho hoạt động trong giai đoạn tới theo hướng tiếp cận toàn diện, tập trung kiểm soát các yếu tố nguy cơ, dự phòng mắc bệnh, đồng thời phát hiện sớm để quản lý hiệu quả các BKLN.

Không những thế, thông qua số liệu trên, còn giúp cho việc theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu tự nguyện toàn cầu về BKLN mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Song, việc kiểm soát tốt BKLN không chỉ đặt ra cho riêng trách nhiệm cho ngành Y tế, mà đòi hỏi phải có sự chung tay của cả cộng đồng. Bởi, trên thực tế, Bộ Y tế cũng như WHO đã nhiều lần khuyến cáo về việc lạm dụng rượu, bia vì đây là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng BKLN, nhưng nhiều người tỏ ra “ngoài cuộc” trước những khuyến cáo này.

Vì vậy, trong thời gian tới, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho rằng, cần phải đẩy mạnh can thiệp phòng, chống các yếu tố nguy cơ của BKLN, tập trung vào yếu tố đang gia tăng như: Tăng cường chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; có can thiệp hiệu quả để giảm lượng tiêu thụ muối thông qua các chương trình truyền thông; xây dựng chương trình kiểm soát thừa cân, béo phì; tăng cường phòng, chống, phát hiện sớm và quản lý BKLN tại cộng đồng. Bảo đảm các dịch vụ tại trạm y tế để phát hiện sớm và quản lý điều trị liên tục, lâu dài với một số BKLN như tăng huyết áp, đái tháo đường; đẩy mạnh hoạt động tầm soát ung thư cổ tử cung.

Trang Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

(LĐTĐ) Gần đây, đã xảy ra một số trường hợp đột quỵ khi chạy bộ, khiến nhiều người lo ngại. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh đột quỵ, người chạy cần chú ý một số kiến thức cần thiết cho bản thân.
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng cho nữ bệnh nhân 25 tuổi. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng với ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

(LĐTĐ) Nhập viện trong trình trạng hôn mê sâu, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tích cực điều trị, anh Lê Tiến S (36 tuổi, ở Hà Nam) đã không qua khỏi, được chẩn đoán chết não. Gia đình anh hiến tặng tim, gan, thận để cứu 4 người bệnh khác.
Xem thêm
Phiên bản di động