Báo cáo thế này, khó quá!
Phải đưa vào ngân sách Nhà nước | |
Vì sao bội chi ngân sách lớn, tổng mức đầu tư dự án tăng? |
Báo cáo tài chính, ngân sách cần phải cụ thể về số liệu, thay vì chỉ đề cập con số phần trăm để nhân dân và cử tri dễ hiểu (ảnh mang tính minh họa) |
Đọc qua bản Báo cáo điều đầu tiên dễ nhận thấy là nhiều số liệu “dân” muốn biết cũng khó mà biết. Trong khi đó, theo quy định đã là văn bản báo cáo số liệu phải rõ ràng, rành mạch. Đấy là chưa kể đến phạm trù ngân sách, chi tiêu công thì người dân càng phải có quyền biết.
Đơn cử, liên quan đến thu ngân sách Nhà nước, báo cáo viết: “Về thu ngân sách Nhà nước (NSNN), thực hiện 9 tháng đạt 77,5% dự toán, mức cao nhất so với cùng kỳ một số năm gần đây; tăng 10,1% so cùng kỳ năm 2018. Ước cả năm thu vượt 3,3% (46 nghìn tỷ đồng) so dự toán; trong đó thu ngân sách Trung ương ước vượt 8-11 nghìn tỷ đồng, là năm thứ 2 liên tiếp vượt dự toán. Tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 23,7% GDP, từ thuế, phí đạt 20,2% GDP”. Về chi NSNN “Thực hiện 9 tháng đạt 63,1% dự toán; trong đó: chi thường xuyên đạt 73,4%, chi trả nợ đạt 68,4%, chi đầu tư phát triển đạt 44,8%. Ước cả năm, chi thường xuyên, chi trả nợ cơ bản đạt dự toán; riêng chi đầu tư phát triển còn khó khăn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương rà soát kế hoạch đầu tư công năm 2019, tháo gỡ khó khăn, kể cả cắt giảm, điều chuyển vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện”. Riêng về cân đối NSNN: ”Điều hành bội chi Ngân sách Trung ương trong phạm vi dự toán, cân đối ngân sách địa phương dự kiến không bội chi. Theo đó, bội chi NSNN ước bằng 3,4% GDP. Đến cuối năm 2019, dự kiến nợ công là 56,1% GDP; nợ Chính phủ là 49,2% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 45,8% GDP. Trong thời gian còn lại của năm, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành toàn diện và ở mức cao nhất các nhiệm vụ tài chính - NSNN, trong đó phấn đấu thu NSNN vượt khoảng 5% so với dự toán”.
Đọc qua báo cáo, trong phần liên quan thu chi ngân sách, con số thực mà người dân, cử tri muốn biết trong năm qua chúng ta thu được bao nhiêu, chi hết bao nhiêu, bội chi ra sao và tình hình nợ thế nào? Tiếc thay báo cáo không thể hiện bằng con số cụ thể, mà chỉ trích dẫn số liệu phần trăm. Người dân không phải ai cũng giỏi toán, hoặc có biết tính toán cũng đâu có số liệu để tính. Bởi vậy, nên chăng trong các báo cáo lần sau, liên quan đến bức tranh ngân sách quốc gia và chi tiêu công, Bộ cần có những số riệu rõ ràng bằng con số thay vì chỉ nói chung chung về số liệu phần trăm... Ít ra cũng như mục Báo cáo Kế hoạch ngân sách năm 2020: “Dự toán thu NSNN: 1.512,3 nghìn tỷ đồng. Dự toán chi NSNN: 1.747,1 nghìn tỷ đồng”. Thể hiện bằng con số cụ thể, người dân, cử tri không chỉ dễ hiểu mà còn biết được bức tranh ngân sách nhà nước thế nào. Và báo cáo số liệu cụ thể cũng là thể hiện tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00