Phải đưa vào ngân sách Nhà nước
Hải quan Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước | |
Xử lý phát sinh trong điều hành ngân sách nhà nước |
Trình bày Báo cáo của Đoàn công tác của UBTVQH về sự cần thiết ban hành Nghị quyết về quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Quốc hội đã ban hành nhiều Luật, Nghị quyết nhằm thể chế hóa các chủ trương, định hướng, quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó, Luật Ngân sách nhà nước quy định một trong những nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước và quy định rõ các khoản thu, chi của ngân sách trung ương, địa phương; Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành các Nghị định, Quyết định để triển khai thực hiện.
Toàn cảnh phiên họp (ảnh QK) |
Trên cơ sở kết quả làm việc với các bộ, ngành, địa phương và qua phân tích của Đoàn công tác, Đoàn công tác kiến nghị, không cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, vì các quy định liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước. Nhằm đồng bộ với nội dung thu, chi trong Luật Ngân sách nhà nước, Đoàn công tác đề nghị, UBTVQH xem xét đưa vào Chương trình xây dựng luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung Luật số 69/2014/QH13. Theo đó, vừa sửa đổi được một số bất cập hiện nay của Luật số 69/2014/QH13 vừa bảo đảm được việc không ban hành quá nhiều văn bản quy định về cùng một nội dung, dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo, đồng thời tuân thủ đúng quy định tại Điều 55 của Hiến pháp.
Còn tại Tờ trình dự thảo Nghị quyết về quản lý, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, Chính phủ đề xuất để nguồn thu này ở Quỹ Hỗ trợ sản xuất và phát triển doanh nghiệp, thay vì đưa vào ngân sách nhà nước. Theo lý giải tại Tờ trình của Chính phủ, ngoài nhiệm vụ chi chuyển vào ngân sách nhà nước thực hiện theo các nghị quyết của Quốc hội, tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước còn phải thực hiện nhiệm vụ chi hỗ trợ cho quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật liên quan. Nếu toàn bộ nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được nộp thẳng vào ngân sách, Chính phủ nhận thấy, sẽ phát sinh vướng mắc, bất cập trong việc bảo đảm thực hiện cả hai nhiệm vụ trên.
Để bảo đảm thực hiện cả hai nhiệm vụ này, Chính phủ đề xuất, cần quản lý nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước thông qua Quỹ Hỗ trợ sản xuất và phát triển doanh nghiệp như hiện nay hoặc hình thành tài khoản tạm giữ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Song, quản lý nguồn thu này thông qua quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là phương án được Chính phủ lựa chọn. Không đồng tình ban hành Nghị quyết này, nhiều thành viên UBTVQH nêu rõ, 10 nghìn tỷ đồng đã là dự án quan trọng quốc gia, phải trình ra Quốc hội, nên số tiền mấy trăm nghìn tỷ đồng thu từ thoái vốn nhà nước không thể để ngoài ngân sách.
Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc để tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được thu tập trung về Quỹ Hỗ trợ sản xuất và phát triển doanh nghiệp là không thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành. Cụ thể, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định, thu ngân sách trung ương là các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương, các khoản thu hồi vốn của ngân sách Trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế, thu cổ tức, thu lợi nhuận được chia tại các công ty này. Có nghĩa thoái vốn nhà nước cổ phần hoá là một khoản thu của ngân sách trung ương. Khoản thu ngân sách địa phương cũng tương tự, từ đầu tư vào các tổ chức kinh tế, thu cổ tức tại doanh nghiệp nhà nước của địa phương. “Số tiền thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thu được trong giai đoạn 2013 - 2018 lên đến 257 nghìn tỷ đồng nên tất cả phải đưa vào ngân sách. Không thể giao cho một tổ chức, doanh nghiệp hay ban quản lý quỹ được trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc chi số tiền này. 10 nghìn tỷ đồng đã là dự án trọng điểm quốc gia, phải đưa ra Quốc hội. Khoản thu này lên đến mấy trăm nghìn tỷ đồng, nên không thể ban hành Nghị quyết này, cũng như tiến hành sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp”- Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39