Bàn chân 'tố cáo' sức khỏe của bạn
Thuốc hay từ trong... bếp | |
5 cách làm đẹp toàn thân chỉ với chanh | |
Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ |
Hãy nghĩ tới bệnh gout khi ngón chân cái bị sưng, đau - Ảnh: Shutterstock |
Ngón chân cái to bất thường có thể bị gút
Hãy nghĩ tới bệnh gout khi bạn bị sưng, đau, phồng ở ngón chân cái. Nguyên nhân là do sự tích tụ acid uric tạo thành những tinh thể hình kim, nhất là khi trời lạnh, khiến các khớp sưng tấy. Ngón chân cái là phần xa tim nhất, do vậy bị tác động nhiều nhất. Dấu hiệu sớm của bệnh gout là buổi sáng ngủ dậy người bệnh thường thấy ngón chân cái đau, sưng, tấy đỏ.
Gout có thể là kết quả của việc thừa cân, do một số loại thuốc, chế độ ăn quá nhiều đạm hoặc cũng có thể do di truyền. Để tránh điều này, bạn nên quan tâm hơn về khẩu phần ăn của mình, đồng thời, đi khám bác sĩ nếu ngón chân quá đau.
Chân lạnh liên quan đến suy giáp
Nguyên nhân của chân bị lạnh có thể là do tuyến giáp bị suy yếu. Bên cạnh đó, bàn chân và các ngón chân luôn luôn lạnh cũng có thể là do vấn đề tuần hoàn máu trong cơ thể kém. Ngoài ra, các tổn thương thần kinh ở người bệnh tiểu đường do không kiểm soát được đường huyết, thiếu máu cũng làm cho đôi chân cảm thấy lạnh.
Những dấu hiệu thường gặp của suy giáp là mệt mỏi, tăng cân, đau nhức cơ bắp và trầm cảm. Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu này, nên đi khám bác sĩ cho chắc ăn.
Một vết loét không lành là triệu chứng chính của bệnh tiểu đường loại 2 - Ảnh: Shutterstock |
Chân loét hay bị tê là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Tê hoặc mất cảm giác xung quanh bàn chân hay xuất hiện một vết loét đỏ không lành là triệu chứng chính của bệnh tiểu đường loại 2. Theo Healthmeup, việc tê dai dẳng và hay ngứa ran ở ngón chân có thể là một dấu hiệu của tổn thương thần kinh ngoại vi liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm loét nghiêm trọng và đòi hỏi phải dùng kháng sinh lâu dài, trong trường hợp nặng, có thể phải cắt bỏ. Triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường là khát dai dẳng, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi và giảm cân.
Móng chân trũng xuống do thiếu sắt
Nếu thấy móng chân có dấu hiệu bị lõm xuống như hình chiếc muỗng, bạn có thể đang thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên do các tế bào máu không có đủ hemoglobin, một loại protein giàu sắt trong huyết cầu có chức năng đưa khí ôxy đến cơ thể.
Tình trạng xuất huyết nội (viêm loét bên trong cơ thể) hoặc mất nhiều máu trong những ngày “đèn đỏ” cũng dẫn tới thiếu máu. Bạn cũng có thể nhận biết bệnh thiếu máu do thiếu sắt qua các triệu chứng như da và nền móng ở cả ngón tay và ngón chân tái nhợt, mệt mỏi, thở gấp, chóng mặt khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.
Ngón chân không có lông chỉ ra các bệnh về mạch máu
Không ai muốn chân đầy lông, nhưng nếu ngón chân hoàn toàn không một cọng lông nào có thể là một vấn đề. Khi tim giảm khả năng bơm máu đến các chi do chứng bệnh xơ vữa động mạch (thành động mạch tích tụ mỡ làm cản trở dòng máu), cơ thể phải ưu tiên sử dụng nguồn máu nên lông ở bàn chân bị mất nguồn sống.
Ngón chân không có lông chỉ ra các bệnh về mạch máu - Ảnh: Shutterstock |
Ngón chân dày liên quan đến bệnh phổi
Hiện tượng đầu các ngón chân dày lên, móng thường cong tròn từ đầu xuống, đó là dấu hiệu bạn mắc bệnh phổi, nhưng cũng có thể do các căn bệnh như tim, gan, rối loại tiêu hóa hoặc bị nhiễm trùng.
Nếu tiền sử gia đình nhiều người có hình dạng móng chân như vậy thì bạn được xếp vào loại có tính di truyền mà không hề liên quan đến các bệnh lý kể trên.
Đau khớp ngón chân có thể bị viêm khớp dạng thấp
Các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân thường là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng bởi tình trạng tự miễn dịch này. Hậu quả là khớp ngón sẽ không di chuyển dễ dàng như bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài vài giờ trước khi thuyên giảm.
Viêm khớp dạng thấp làm tổn hại đến chất dịch trong khớp xương, khiến khớp sưng húp,và các ngón chân thường trở nên rất nhạy cảm. Theo thời gian, ngón chân có thể bị tổn thương phần sụn và khớp, dẫn đến mất cử động và gây đau đớn.
Móng méo mó và nhợt nhạt có thể do bệnh vẩy nến
Bệnh vảy nến là nguyên nhân hàng đầu khiến móng chân có hình dạng trên. Bệnh vẩy nến ảnh hưởng từ 1 - 2% dân số, và có thể liên quan đến stress, thuốc men hoặc di truyền. Đặc biệt, hơn nửa số bệnh nhân bị chứng da liễu này sẽ có móng chân vặn vẹo. Những triệu chứng khác của bệnh vẩy nến gồm có da bong tróc, nhiễm trùng với các mảng da dày, màu trắng, bạc hoặc đỏ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38