Bác lại triết học rồi
Ngắn mà xa lắc | |
Tỉnh táo để bày tỏ lòng yêu nước! | |
Tất cả đều do giáo dục! |
- Lại vẫn chuyện khó khăn về thuế, tiền thuê mặt bằng, thủ tục hành chính rườm ra, phiền nhiễu, rồi lao động chưa thiết tha và hiểu hết vai trò của tổ chức Công đoàn chứ gì?
- Đã đành thế. Nhưng có nỗi khổ này, em nghĩ ta cũng nên bàn một chút.
- Cái chuyện sắp tới hàng loạt hiệp định đơn phương, đa phương được ký kết, doanh nghiệp trong nước sẽ khó cạnh tranh phải không?
- Cũng đã đành thế, nhưng chuyện này to tát quá, ở phạm vi em và bác đâu dám bàn tới.
- Thế chuyện gì, chú cứ dấm dẳng mãi thế?
-Thì bác cứ đặt câu hỏi hoài có cho em nói đâu. Em muốn bàn với bác cái chuyện “nhảy việc”, khiến nhiều doanh nghiệp lao đao về nguồn lao động. Một khi nguồn lao động không ổn định cũng khó phát triển đoàn viên Công đoàn lắm.
-Chú nói lạ, lao động thất nghiệp đầy ra đấy, làm gì có chuyện thiếu lao động. Chẳng qua là có vấn đề gì thôi. Có thể chiến lược kinh doanh cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN) đó không ổn. Bản thân DN khi không có chiến lược kinh doanh rõ ràng sẽ không định hình được tương lai rõ ràng thì sẽ không giữ được người lao động( NLĐ) . NLĐ mà không tin tưởng vào môi trường làm việc ổn định lâu dài của DN và người ta không nghĩ rằng DN này có thể trưởng thành lớn mạnh trong khi tương lai của họ gắn với điều đó thì chắc chắn họ sẽ ra đi.
-Bác tính, lao động vừa tuyển mất bao thời gian, tiền của đào tạo, vậy mà làm vừa quen việc lại nghỉ chẳng cần lý do gì cả.
-Chú muốn nói đến anh lao động da giầy, dệt may chứ gì? Đành rằng lực lượng lao động này chủ yếu xuất phát từ lao động nông nghiệp, mà ta thường nói đùa là “công nhân áo nâu”, ý thức tổ chức còn hạn chế. Nhưng rõ ràng tớ thấy có vấn đề đãi ngộ ở đây.
-Bác nói vậy là do thu nhập thấp quá, công nhân không đủ sống nên họ bỏ chứ gì? Em lại nghĩ, đó cũng là nguyên nhân nhưng cốt lõi là cái chế tài ràng buộc giữa NLĐ với DN và giữa DN với NLĐ còn lỏng.
-.Đó cũng là lý do, song tớ nghĩ, người quản lý phải là người có khả năng lãnh đạo để chèo lái con thuyền. Nếu người quản lý không đủ năng lực thì sẽ không tạo được uy tín lãnh đạo để thu hút được NLĐ. Tiếp đến, đội ngũ quản lý cấp trung và cấp cơ sở cũng rất quan trọng vì nó tạo ra môi trường làm việc trực tiếp cho từng NLĐ. Cuối cùng, hệ thống thuộc về chính sách nhân sự, văn hóa DN… nếu làm đồng bộ sẽ có thể giữ được NLĐ.
- Vậy là việc giữ chân được NLĐ, trước hết thuộc về công tác quản lý, rồi khả năng phát triển của DN, song mới đến hệ thống chính sách hả bác. Hẳn nào em thấy nhiều DN có thu nhập cũng ổn, sao NLĐ vẫn thích dịch chuyển.
-Rõ quá còn gì. NLĐ được DN đào tạo thì trước hết phải gắn bó với DN, ngược lại DN cũng cần có các chính sách để giữ chân NLĐ. Quan trọng vẫn là môi trường lao động, rồi làm việc mà không đủ sống thì cũng khó gắn bó được.
- Chuyện này chẳng cứ đối với “công nhân áo nâu”, mà nhiều cán bộ được chi tiền ngân sách đi học nước ngoài, được đào tạo nâng cao cũng không trở về cơ quan cũ để cống hiến. Những trường hợp này, em dám chắc không phải vì “không đủ sống”.
- Rất đúng, tớ nói rồi quan trọng là môi trường lao động, đối với những trường hợp này cũng cần xem lại cách dùng nhân tài của ta. Quay lại việc hàng loạt lao động phổ thông bỏ việc, ngoài việc ý thức của NLĐ cũng nên có các biện pháp làm sao để NLĐ gắn bó với DN.
- Vấn đề chính để công nhân gắn bó với DN là chế độ đãi ngộ, mà một khi DN chưa mạnh thì đãi ngộ cũng khó.
- Khó gì thì khó, trong mọi vấn đề đều phải hài hòa quyền lợi và nghĩa vụ, y như cái “quan hệ biện chứng” của ông Mác ấy?
- Bác có vẻ thuộc triết học nhỉ. Nhưng giữa lý thuyết và thực tiễn là cả khoảng cách dài, thành ra cứ luẩn quẩn với câu “cái khó bó cái khôn”.
-Tớ lại thấy có người nói “cái khó ló cái khôn” đấy. Đó là phải biết được NLĐ đang mong muốn điều gì nhất, ngoài thu nhập, tất nhiên rồi, là an cư, là nơi giữ trẻ, là đời sống văn hóa tinh thần…Từng bước gải quyết các nhu cầu đó của NLĐ thì chắc chắn sẽ giữ chân được NLĐ.
- Vẫn là “bó cái khôn”, giải quyết các vấn đề bác vừa nêu, ngoài cơ chế cũng phải có tiền.
- Vấn đề là phải xác định đầu tư cho con người là đầu tư quan trọng nhất. Bởi con người sẽ làm ra tất cả. Muốn vậy đừng vội nghĩ đến “giá trị thặng dư”, một khi NLD đã yên tâm làm việc và yêu mến DN thì chắc chắn “giá trị thặng dư” sẽ tăng.
- Hoan hô. Bác lại triết học rồi.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49