An ninh mạng và góc nhìn đại biểu
Xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng là hết sức cần thiết | |
Đảm bảo an ninh quốc gia trên không gian mạng |
Thượng tướng Võ Trọng Việt (Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng & An ninh của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn)
Trên không gian mạng rất nhiều vấn đề, rất rộng. Nhưng những cốt não, đầu mối quan trọng của đất nước như Đảng, Quốc hội, Chính phủ hay ngay như trong ngân hàng thì cơ quan quan trọng nhất của ngân hàng mất cái đó là mất tất cả, hay các cơ quan khác thì lực lượng bảo vệ an ninh mạng không thể nào làm được hết tất cả thông tin an ninh mạng trên không gian mạng.
Nhưng đối với những vấn đề quan trọng, thiết yếu phải quy định và có sự chuẩn bị từ ban đầu. Chúng ta đã trả giá một số nơi, một số việc, một số cơ quan đã bị lộ lọt do nhập khẩu các linh kiện không chu đáo. Tất nhiên, có ý kiến còn băn khoăn nếu đưa cái này vào thì có bảo đảm an toàn không. Chúng ta phải tin vào hệ thống lãnh đạo của Đảng, tin vào hệ thống chính trị, tin vào cơ quan chuyên môn. Vì đã quy định ra như thế này thì dứt khoát phải làm tốt.
Toàn cảnh kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV. |
Việc xác định thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là cần thiết. Vì lợi ích sinh tồn của đất nước, đó là vấn đề hết sức quan trọng. Qua đi hội thảo, qua đi tham khảo các chuyên gia cũng rất đồng ý phải có xác định thông tin quan trọng về an ninh quốc gia để tập chung nguồn lực, tập chung đầu mối giải quyết cái gốc, giải quyết cơ bản.
Cho nên việc xác định thông tin quan trọng về an ninh quốc gia luật chỉ nêu tiêu chí cơ bản. Còn danh mục của thông tin quan trọng an ninh quốc gia đối với vấn đề gì, lĩnh vực gì thì Chính phủ quy định, nói như thế để đại biểu Quốc hội thấy rằng luật chỉ nêu định hướng cơ bản nguyên tắc tiêu chí, còn cụ thể để cho Chính phủ quy định, rất nhiều luật quy định thế này để linh hoạt và phù hợp và sát...
Trung tướng Bùi Mậu Quân (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương):
Thực tiễn cho thấy trong những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều các vi phạm pháp luật trên không gian mạng, gây bức xúc trong xã hội. Đó là các hoạt động lợi dụng không gian mạng để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội như hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo, chống nhà nước.
Hoạt động gián điệp mạng đánh cắp bí mật nhà nước, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự an toàn xã hội mà nổi lên là các hoạt động lừa đảo, trộm cắp, cờ bạc, cá độ, mại dâm qua mạng và lấy cắp thông tin cá nhân, vu khống, làm nhục người khác qua mạng và cao hơn nữa là việc tấn công mạng và chiếm quyền điều khiển, khủng bố mạng và chiến tranh mạng.
Theo bản tin thời sự, VTV1 thông báo trong thời gian rất ngắn đã có đến 15.000 cuộc tấn công mạng đối với mạng của nước ta. Những vấn đề nêu trên có thể nói là một thực trạng hết sức bức xúc và nhức nhối đã và đang diễn ra. Nhưng việc xử lý của chúng ta cũng rất bị động, lúng túng và hiệu quả không cao. Vì hệ thống pháp luật của ta chưa có một hành lang pháp lý quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Về giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và cũng chưa có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh để có thể xử lý một cách có hiệu quả những hành vi vi phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội cũng như vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân trên không gian mạng. Nhiều vụ cũng đã để lại hậu quả hết sức nặng nề.
Chúng ta thử hình dung xem hệ thống mạng máy chủ của các hãng hàng không quốc gia, của hệ thống tài chính ngân hàng của các cổng thông tin điện tử của Đảng, Chính phủ mà bị tấn công, chiếm quyền điều khiển mà bị phá hoại thì hậu quả sẽ như thế nào. Vì vậy, tôi cho rằng việc ban hành Luật An ninh mạng hết sức cần thiết và phù hợp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của tình hình thực tiễn hiện nay.
Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức (Viện trưởng Viện khoa học cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân, đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh):
Chúng ta khẳng định bảo vệ độc lập chủ quyền, bảo vệ sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, đó là nghĩa vụ quan trọng hàng đầu. Đó là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Chính vì thế, việc ra đời thêm Dự luật An ninh mạng là một điều tất yếu để cùng với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật của chúng ta bảo vệ mục đích nêu trên. Tất cả những quy định trong dự thảo luật này cơ bản chúng tôi hoàn toàn nhất trí.
Hiện nay, các đại biểu đều băn khoăn, có hai hệ thống thông tin là thông tin quan trọng quốc gia và hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia đã được điều chỉnh bởi hai luật và được hai bộ chủ quản dự thảo. Đó là Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng. Vậy hai hệ thống thông tin này, chúng ta phải hiểu như thế này. Trong dòng người trên đường phố, trong đó có cả người lương thiện và có những kẻ xấu, phạm tội đang trà trộn trong đó.
Còn hệ thống thông tin chúng ta thấy rằng có 2 luồng thông tin, có thể nó trùng hợp trong một dòng thông tin như vậy. Trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Hai lực lượng ở đây là lực lượng bảo vệ an ninh mạng của công an và quân đội, họ phải có trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, phát hiện ra dòng thông tin nào là quan trọng quốc gia, thông tin nào là thông tin quan trọng về an ninh quốc gia để phân biệt và có trách nhiệm phối hợp với nhau để bảo vệ. Tôi cho rằng vấn đề này chúng ta không lo vì họ phải có trách nhiệm.
Bà Phạm Thị Thanh Thủy (Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội., đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa):
Tôi cho rằng xây dựng Luật An ninh mạng trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin và thích ứng với cách mạng công nghệ 4.0 là rất cần thiết. Tuy nhiên, tôi đề nghị cần cân nhắc một số điều khoản để tránh sự chồng chéo, không cần thiết về quản lý nhà nước, tránh đặt ra quá nhiều rào cản dẫn đến gánh nặng tuân thủ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ làm cản trở sự sáng tạo, hạn chế lợi ích được thụ hưởng dịch vụ tốt, chính đáng của người dân Việt Nam.
Về việc yêu cầu các cơ quan, tổ chức ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện được quy định tại Việt Nam tại điểm d khoản 2 Điều 26 dự thảo luật. Theo quan điểm của tôi, việc yêu cầu đối với các cơ quan, tổ chức nước ngoài khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam phải đặt trụ sở hoặc Văn phòng đại diện tại Việt Nam là khó khả thi, không phù hợp với tình hình thực tiễn, làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp và gây khó khăn cho các hoạt động tiếp cận thông tin của người dân Việt Nam trong trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài không thực hiện việc đặt trụ sở hoặc Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Hiện nay các máy chủ của các dịch vụ mà nhiều người Việt Nam sử dụng thường xuyên như Google, Facebook đều đặt tại nước ngoài. Với công nghệ phát triển hiện nay máy chủ không phải là máy cụ thể mà theo thuật toán đám mây, máy chủ là máy ảo cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ nhà cung cấp nào đó và xu hướng này là xu hướng của thế giới trong đó có nước ta.
Từ thực tiễn này, việc yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải đặt cơ quan đại diện, văn phòng đại diện tại Việt Nam nhằm quản lý máy chủ, quản lý dữ liệu người sử dụng tại Việt Nam là khó khả thi. Nếu các doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ quy định này thì có thể sẽ không được phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn đối với việc truy cập thông tin và sử dụng dịch vụ của người dân, nhất là trong bối cảnh nước ta chưa có được bất kỳ thương hiệu nào đáp ứng nhu cầu truy cập thông tin và sử dụng dịch vụ của người dân.
Hoàng Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55