Xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng là hết sức cần thiết
Cử tri đề nghị tăng cường quản lý thông tin, bảo đảm an ninh mạng | |
Đảm bảo an ninh mạng: Phải xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao | |
An toàn, an ninh mạng: Nguy cơ từ hệ thống camera giám sát |
Sáng 29/5, thảo luận tại hội trường về một số nội dung liên quan đến dự án Luật An ninh mạng, đại biểu Quốc hội Cao Đình Thưởng, đoàn Phú Thọ cho biết: Thực trạng, tình hình diễn ra trên không gian mạng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, tôi đồng tình cao việc thông qua Luật An ninh mạng tại kỳ họp thứ 5 nhằm phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; khắc phục tồn tại, hạn chế liên quan đến bảo vệ an ninh mạng.
Tôi đồng tình cao việc bổ sung các chính sách về an ninh mạng như chính sách bảo vệ cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng … cho đến việc ưu tiên đầu tư, bố trí kinh phí.
Trong đó, việc xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng là hết sức cần thiết và đặc biệt quan trọng nhằm ngăn chặn, bảo vệ không gian mạng trước các nguy cơ tấn công có chủ đích. Tôi đề nghị, trong việc xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thì cần quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng an ninh mạng và nhiệm vụ cụ thể của lực lượng an ninh mạng nhằm quản lý chặt chẽ, tránh việc sử dụng chuyên môn, nghiệp vụ vào các hoạt động xâm phạm lợi ích, an ninh trật tự của nhà nước; hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để vi phạm như vụ việc sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền tại một số tỉnh thành đang được thụ lý.
Đại biểu Cao Đình Thưởng phát biểu tại Hội trường |
Việc sử dụng không gian mạng bị nghiêm cấm đối với 6 nhóm vấn đề trong đó không được sử dụng không mạng để “làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng hoặc thông tin tài khoản ngân hàng khác của người khác” – Điểm e Khoản 1 Điều 17.
Xem xét lại quy định này, tôi thấy khá băn khoăn vì chúng ta chỉ đề cập đến các hành vi liên quan đến Thông tin thẻ tín dụng hoặc thông tin tài khoản ngân hàng của người khác. Tôi cho rằng, thông tin của cá nhân là một trong những thông tin thuộc bí mật đời tư, chỉ có chủ thể mới có quyền chia sẻ: Hiến pháp, Bộ Luật Dân Sự, Bộ Luật Hình sự… cũng đã có những quy định khá rõ về bí mật đời tư (Điều 21 Hiến pháp năm 2013 có quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn…”.
Điều 38 Bộ Luật Dân sự quy định“Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý…”) Vì vậy, nếu chỉ đề cập đến thông tin thẻ tín dụng, thông tin tài khoản ngân hàng thì tôi cho rằng còn có những loại thông tin khác cũng cần được bổ sung và nghiêm cấm trao đổi trên không gian mạng đó là thông tin tài khoản chứng khoán.
Để bao quát các nội dung liên quan đến cá nhân và hạn chế việc lộ, lọt trên không gian mạng, tôi đề nghị sửa đổi nội dung tại điểm e Khoản 1 Điều 17 thành: Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép. Bỏ cụm từ “Thông tin thẻ tín dụng hoặc thông tin tài khoản ngân hàng”.
Theo dự luật, tổ chức nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Cá nhân tôi cho rằng, quy định trên sẽ hữu ích nếu thực hiện được nhằm kiểm soát dữ liệu người dùng phục vụ điều tra, ngăn chặn, phòng, chống tội phạm, chống xuyên tạc, phản động…
Theo Báo cáo của Ủy ban Quốc phòng An ninh, việc đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện sẽ gắn nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong việc phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ điều tra, xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; bảo đảm tính khả thi khi phối hợp ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin chống Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật của Việt Nam; ngăn chặn có hiệu quả hoạt động chống phá của các đối tượng phản động, gián điệp trong và ngoài nước sử dụng không gian mạng. Do đó, tôi thống nhất cao quy định doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu khi đã đưa ra quy định này rồi mà phía các doanh nghiệp nước ngoài (Google, Facebook) họ không thực hiện thì giải pháp của chúng ta ở đây là gì? Liệu có cho ngừng cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam hay không? Đề nghị Ban soạn thảo cũng cân nhắc vấn đề này. Bên cạnh đó, đề nghị bỏ cụm từ “quan trọng khác”. Điểm d Khoản 2 sửa thành: Lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu liên quan đến an ninh quốc gia; đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam
Để đảm bảo an ninh mạng trên lãnh thổ Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm hết sức nặng nề và được đề cập khá nhiều nội dung cụ thể tại các điều khoản. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo rà soát, phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, trách nhiệm trong việc phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yêu Chính phủ để không chồng chéo, dễ dàng trong việc thực thi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công đoàn quận Long Biên: Cán đích sớm nhiều nhóm chỉ tiêu quan trọng
Cuối năm lại “nóng” chuyện pháo lậu
Gia tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì kháng thuốc
Sông Đáy thuở xưa
Khói bếp chiều đông
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Công an thành phố Hà Nội: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ số hóa hồ sơ
Tin khác
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri
Tin mới 25/11/2024 17:55
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 25/11/2024 16:38
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 25/11/2024 12:39
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28