7 sai lầm khiến một đứa trẻ nói dối
5 tác hại không tưởng khi trẻ bị cha mẹ trừng phạt thân thể | |
Các nguyên tắc dạy con căn bản bố mẹ cần nắm vững | |
Những việc làm cha mẹ cần dạy con từ khi còn bé đến năm 18 tuổi |
7 sai lầm thường gặp sau đây sẽ giúp cha mẹ biết được liệu mình có đang vô tình đẩy con trở thành người nói dối không.
Trẻ nói dối vì sợ bị phạt
Thông thường, trẻ nói dối vì chúng biết khi nói ra sự thật sẽ phải nhận một hình phạt nào đó. Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Trẻ nhỏ thuộc Đại học California, Santa Barbara, tình trạng này thường bắt đầu xảy ra khi trẻ lên 5-6 tuổi. Đó là giai đoạn trẻ bắt đầu học cách phân biệt giữa tưởng tượng và thực tế.
Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng khuyến khích trẻ nói ra sự thật và bớt đi những hình phạt nghiêm khắc để trẻ không quá sợ. Dần dần, chúng sẽ học được sự trung thực.
Trẻ nói dối vì không muốn cha mẹ thất vọng
Thấy cha mẹ buồn phiền khi nói ra sự thật, trẻ sẽ chọn cách nói dối. Nếu phản ứng của cha mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn, không quá gay gắt, chúng sẽ bớt sợ làm cha mẹ buồn hơn, từ đó sẵn sàng mở lòng.
Cha mẹ có thể giải thích với trẻ rằng: “Mẹ sẽ không buồn vì điều đó, ngược lại mẹ thấy vui vì con nói ra sự thật”. Và dù sự thật trẻ nói ra có nghiêm trọng đến đâu, cha mẹ cũng cần kiềm chế cơn giận trước mặt trẻ.
Trẻ không nói dối mà tự tưởng tượng ra câu chuyện
Trẻ kể cho cha mẹ nghe về những thứ chúng tưởng tượng. Đây là kiểu “nói dối” thường thấy ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, khi chúng chưa có khả năng phân biệt được giữa tưởng tượng và thực tế.
Cha mẹ cần lắng nghe và chọn biện pháp mềm mỏng hơn những lời “nói dối” như vậy sẽ biến mất theo thời gian khi trẻ lớn lên.
Trẻ nói dối vì không nhớ
Trẻ có thể nói sai sự thật khi chúng vô tình quên một số việc đã làm. Ví dụ, nếu một đứa trẻ 2 tuổi bị bắt phải thừa nhận đã thả cuộn giấy vệ sinh vào bồn cầu và đứa trẻ đó khẳng định không làm, đơn giản có thể do chúng không còn nhớ đã làm việc đó và chúng tin rằng mình đang nói thật.
Kiểu nói dối này hoàn toàn không đáng lo ngại. Các bậc phụ huynh chỉ cần cố gắng giải thích cho trẻ một cách kiên nhẫn về hành động của mình.
Trẻ nói dối vì được “lập trình” để trả lời đúng
Người lớn thường đặt câu hỏi và chờ đợi một câu trả lời duy nhất từ trẻ. Ví dụ, mẹ hỏi con “Món này có ngon không con?” và hy vọng trẻ trả lời là “Ngon ạ”. Nếu liên tục hỏi cùng một câu, trẻ dường như bị “lập trình” sẵn để đưa ra câu trả lời thỏa mãn ý muốn của cha mẹ mặc dù đó không phải cảm nhận thật của trẻ.
Trong trường hợp này, cha mẹ cần khuyến khích trẻ nói ra cảm nhận bằng cách đặt câu hỏi “Vậy con muốn ăn gì nào, con yêu?” và giải thích để trẻ hiểu rằng, trẻ hoàn toàn không cần nói dối chỉ để làm hài lòng người khác.
Trẻ sợ bị mọi người chê cười
Trong suy nghĩ của trẻ, chỉ có người xấu mới có những hành động không tốt và bị mọi người ghét bỏ khi biết được sự thật. Vì thế, khi trẻ lỡ làm việc gì chưa đúng, việc đầu tiên chúng nghĩ đến là nói dối để không ai biết chuyện đó. Trẻ rất sợ nếu nói ra sự thật sẽ bị chê cười.
Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rằng ai cũng từng mắc phải sai lầm, kể cả đó là người tốt. Quan trọng nhất là cần phải biết chịu trách nhiệm trước những hành động bản thân gây ra.
Trẻ nói dối vì cha mẹ cũng nói dối
Trẻ con là bản sao của cha mẹ. Khi sống trong một môi trường cha mẹ thường xuyên nói dối lẫn nhau hoặc với người khác mà trẻ biết được, chúng cũng sẽ học cách nói dối.
Cách hiệu quả nhất để giáo dục trẻ không nói dối trong trường hợp này là cha mẹ phải là tấm gương tốt của trẻ, không nên nói dối và dám nhận lỗi nếu mắc khuyết điểm.
Theo Trường Giang/ vietnamnet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40