5 tác hại không tưởng khi trẻ bị cha mẹ trừng phạt thân thể
Những việc làm cha mẹ cần dạy con từ khi còn bé đến năm 18 tuổi | |
Trẻ có 5 biểu hiện này chứng tỏ cha mẹ đang dạy con đúng cách |
1. Dùng đòn roi dạy trẻ không giải quyết được vấn đề, đôi khi còn trở nên tồi tệ
Mặc dù sự kiên nhẫn của cha mẹ có giới hạn, tuy nhiên, nếu dạy trẻ bằng đòn roi hay la mắng không đạt được hiệu quả thực sự.
Bạo lực không phải là phương pháp lâu dài để tạo kỷ luật cho một đứa trẻ. Chúng cần được hiểu những nguyên nhân đằng sau hành vi chưa phù hợp. Thay vì sử dụng bạo lực để giải quyết nhất thời, cha mẹ nên giải thích cặn kẽ lý do tại sao điều chúng làm là sai.
2. Đứa trẻ có nguy cơ bị lạm dụng bạo lực gia đình
Nghiên cứu cho thấy rằng, phần lớn các trường hợp lạm dụng trẻ em bắt đầu từ những trận đòn roi. Sau khi các hình phạt về thể xác không có tác dụng, cha mẹ thường tăng tần suất và lực sử dụng vào lần tới, khi con của họ không cư xử đúng mực. Mỗi lần, họ đều mong đợi biện pháp đó có hiệu quả, nhưng điều đó đã không xảy ra. Kết quả là, họ tăng cường sử dụng vũ lực để rồi cuối cùng, những đứa trẻ của họ bị lạm dụng theo cách mà họ không bao giờ tưởng tượng được.
3. Bạo lực gia đình tạo nên một đứa trẻ nổi loạn trong tương lai
Trẻ em bị trừng phạt về thể xác trong suốt thời thơ ấu có xu hướng sử dụng bạo lực đối với những đứa trẻ khác, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Và không có gì lạ, lời nói của cha mẹ có thể thuyết phục trẻ em, nhưng những gì chúng nhìn thấy sẽ có tác động lớn hơn nhiều đối với chúng. Nếu một người mẹ hoặc người cha sử dụng cái tát để giải quyết mâu thuẫn, đó là những gì đứa trẻ sẽ học và làm theo.
4. Những đứa trẻ bị la mắng, đánh đòn thường xuyên có nguy cơ bị trầm cảm
Nếu người chồng của bạn đánh bạn, bạn vẫn sẽ nghĩ anh ấy yêu mình chứ? Thật khó tin! Và điều tương tự cũng xảy ra với đứa trẻ. Những đứa trẻ bắt đầu nghi ngờ về tình yêu của cha mẹ đối với chúng, sau khi phải chịu những hình phạt về thể xác. Cuộc sống của mỗi một đứa trẻ hoàn toàn xoay quanh cha mẹ chúng. Chúng có thể cảm thấy không được yêu thương, thậm chí có thể bị trầm cảm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự hòa nhập của đứa trẻ đối với cộng đồng.
5. Khiến trẻ bị suy giảm hệ thống miễn dịch
Khi phải liên tục chứng kiến bạo lực, lên người chúng hay người thân thiết bên cạnh, đứa trẻ có thể bị căng thẳng đến mức làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Những đứa trẻ phải đối mặt với hình phạt thân thể thường xuyên sẽ dễ mắc bệnh hơn so với những đứa trẻ khác.
Bởi vậy, các bậc cha mẹ, dù có đang tức giận đến mấy, hãy cố gắng kiềm chế cơn nóng, hoặc để cho con cái không gian một mình suy ngẫm lại lỗi lầm, thay vì dùng đến đòn roi.
Theo Khánh Hòa/vietnamnet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21