70 năm lời kêu gọi của Bác vẫn còn nguyên giá trị

Đó là một kỹ sư có nhiều sáng kiến, sáng chế giúp tăng năng suất lao động, làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đó là một nông dân sản xuất giỏi, góp phần giúp cả một vùng quê thoát nghèo. Đó là một doanh nhân đưa thương hiệu Việt đi ra thế giới. Đó là một chiến sĩ ngày đêm vững tay súng canh giữ bầu trời Tổ quốc, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân…
70 nam loi keu goi cua bac van con nguyen gia tri Hà Nội sẽ tổ chức chương trình “khơi nguồn và sức mạnh”
70 nam loi keu goi cua bac van con nguyen gia tri Ý nghĩa Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Còn rất rất nhiều tấm gương sáng nữa, và họ đều là những người đi đầu trong phong trào “thi đua ái quốc”, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh 70 năm trước.

Bảy thập kỷ đã trôi qua, nhưng lời kêu gọi thi đua yêu nước của Bác vẫn còn vang vọng mãi. Thời điểm ấy, cuộc kháng chiến chống Pháp đang bước vào giai đoạn quyết liệt, đầy cam go và thử thách. Sau Chiến thắng Việt Bắc (Thu Đông năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáng kiến tổ chức, lãnh đạo phong trào thi đua ái quốc để giành thắng lợi to lớn hơn. Chấp thuận đề nghị của Người, ngày 27/3/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc. Chỉ thị xác định: "… mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công."

Sau khi Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị, nhân kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến (Ngày Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 23/9/1945), ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc".

70 nam loi keu goi cua bac van con nguyen gia tri
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua lần thứ IV tháng 12/1966 (Ảnh: Tư liệu TTXVN).

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác dụng hiệu triệu, lôi cuốn, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Đặc biệt, trong những thời khắc khó khăn nhất, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, biến thành sức mạnh đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vẻ vang.

Lời kêu gọi thi đua ái quốc cùng với nhiều bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những quan điểm, chỉ đạo, định hướng phong trào thi đua yêu nước trong nhiều thập kỷ qua; là cơ sở để Đảng, Nhà nước bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương về thi đua yêu nước, về công tác thi đua - khen thưởng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng.

70 nam loi keu goi cua bac van con nguyen gia tri
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua công nông binh toàn quốc lần thứ II tại Hà Nội (07/07/1958). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Để tiếp tục phát huy ý nghĩa, giá trị của Lời kêu gọi thi đua ái quốc và sức mạnh của các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ngày 04/3/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11/6 hàng năm là Ngày truyền thống thi đua yêu nước.

Với ý nghĩa ấy, để phong trào thi đua yêu nước trở nên thiết thực, việc tôn vinh những tấm gương điển hình chính là nhằm lan tỏa, gieo những hạt giống tốt đẹp ra toàn xã hội như mong muốn của Hồ Chủ tịch. Thời thế có thể đã có nhiều đổi thay, nhiệm vụ cụ thể cũng khác xưa, nhưng ý nghĩa thì vẫn vẹn nguyên và có giá trị trường tồn.

70 nam loi keu goi cua bac van con nguyen gia tri
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác Khối các Cơ quan Trung ương năm 2018. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN

“Mục đích thi đua ái quốc là gì?

Diệt giặc đói khổ,

Diệt giặc dốt nát,

Diệt giặc ngoại xâm.

Cách làm là dựa vào:

Lực lượng của dân

Tinh thần của dân, để gây:

Hạnh phúc cho dân.

Vì vậy bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua.

Làm cho mau

Làm cho tốt

Làm cho nhiều.

Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mọi mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Thực hiện khẩu hiệu:

Toàn dân kháng chiến

Toàn diện kháng chiến

Trong cuộc thi đua ái quốc, chúng ta

Vừa kháng chiến

Vừa kiến quốc.

Kết quả đầu tiên của thi đua ái quốc là:

Toàn dân đủ ăn đủ mặc.

Toàn dân sẽ biết đọc biết viết

Toàn bộ đội sẽ đầy đủ lương thực, khí giới, để giết giặc ngoại xâm.

Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn.

Thế là chúng ta thực hiện:

Dân tộc độc lập.

Dân quyền tự do.

Dân sinh hạnh phúc.

Ba chủ nghĩa mà nhà đại cách mạng Tôn Văn đã nêu ra.

Để đi đến kết quả tốt đẹp đó, tôi xin:

Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc;

Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn;

Đồng bào công thương thi đua mở mang doanh nghiệp;

Đồng bào công nông thi đua sản xuất;

Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh;

Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc phụng sự nhân dân;

Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng.

Nói tóm lại, ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Phong trào sôi nổi, thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng.

Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi trong thi đua ái quốc.

Hỡi toàn thể đồng bào!

Hỡi toàn thể chiến sĩ!

Tiến lên!”

Ngày 11 tháng 6 năm 1948

Hồ Chí Minh

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định pháp luật, người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vẫn sẽ bị phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Chăm lo đời sống đoàn viên

Chăm lo đời sống đoàn viên

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Đức (Hà Nội) đã có nhiều cách làm hay trong việc quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

(LĐTĐ) Sau thành công khi đăng cai Miss Grand International, Sen Vàng tiếp tục là đơn vị đăng cai tổ chức Mr World 2024 - Nam vương Thế giới 2024 vào tháng 9/2024.
Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất côn đồ, manh động… gây nhiều nỗi lo, bức xúc trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm trước hết cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.
LĐLĐ huyện Thường Tín: Chú trọng đổi mới phương thức hoạt động

LĐLĐ huyện Thường Tín: Chú trọng đổi mới phương thức hoạt động

(LĐTĐ) Những năm qua, các cấp Công đoàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thường xuyên đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, tích cực chăm lo xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Xuân rơi trên đóa xoan mềm

Xuân rơi trên đóa xoan mềm

(LĐTĐ) Một ngõ vắng quanh co trầm thấp. Dải rêu xanh mọc dọc ngang hai bên bờ tường bằng gạch mun đã cũ. Tôi bước thật nhẹ trên con đường rơi đầy hoa xoan tím. Chùm hoa nhỏ, cánh li ti, mỏng manh nghiêng phai giữa lối. Một làn gió qua, muôn cánh hoa bay, rơi rơi giữa không trung một khoảng trời mơ tím. Chợt thấy lòng mềm đi, bình yên như cây cỏ.

Tin khác

Hai nhóm vấn đề Tài chính và Ngoại giao sẽ được chất vấn sáng nay

Hai nhóm vấn đề Tài chính và Ngoại giao sẽ được chất vấn sáng nay

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ trả lời về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; quản lý giá và việc quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá...
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2024: Ấn tượng, lan toả, thành công

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2024: Ấn tượng, lan toả, thành công

(LĐTĐ) Ngày 17/3, Hội Báo toàn quốc 2024 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã khép lại sau 3 ngày diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi, đầy ắp các sự kiện, chương trình; đã để lại ấn tượng tốt đẹp không chỉ đối với đội ngũ những người làm báo, mà còn với cả công chúng trong nước và khách quốc tế.
Nỗ lực xây dựng Thủ đô phát triển toàn diện

Nỗ lực xây dựng Thủ đô phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Từ dấu mốc thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2024), nhìn lại những trang sử vẻ vang 94 năm qua, có thể khẳng định, Thành phố đã phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, luôn gương mẫu đi đầu trên các lĩnh vực, từ đó góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Tự hào 94 năm Đảng bộ thành phố Hà Nội

Tự hào 94 năm Đảng bộ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Để kịp thời cụ thể hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ 45 ngày sau khi Đảng ra đời, ngày 17/3/1930, Đảng bộ Hà Nội được thành lập. 94 năm qua, bằng việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân Thủ đô giành được nhiều thành tựu to lớn, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại và giàu đẹp.
Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Muốn tăng kinh tế, phải đầu tư tốt nội dung

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Muốn tăng kinh tế, phải đầu tư tốt nội dung

(LĐTĐ) Nguồn thu báo chí đang là một trong số những thách thức đối với các cơ quan báo chí, người đứng đầu của các cơ quan báo đài nhận định, để thích ứng với những thách thức, phải đầu tư tốt nội dung.
Thủ tướng yêu cầu làm việc có trọng tâm, trọng điểm trong phát triển nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu làm việc có trọng tâm, trọng điểm trong phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vừa là một trong những trụ cột của các chính sách an sinh xã hội, vừa là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển nhà ở xã hội là phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, với truyền thống văn hóa - lịch sử, đạo đức xã hội của dân tộc.
Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Văn hóa báo chí, quan trọng nhất ở người đứng đầu

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Văn hóa báo chí, quan trọng nhất ở người đứng đầu

(LĐTĐ) Để xây dựng văn hóa báo chí bền vững, tính gương mẫu của người đứng đầu rất quan trọng.
Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Không gian mạng sẽ là trận địa chính của báo chí

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Không gian mạng sẽ là trận địa chính của báo chí

(LĐTĐ) Không gian mạng là trận địa chính, trận chiến chính và nguồn thu của báo chí sẽ từ không gian mạng là chính.
Hơn 600 cơ quan báo chí tham gia Hội Báo toàn quốc năm 2024

Hơn 600 cơ quan báo chí tham gia Hội Báo toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Hội Báo toàn quốc năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã chính thức khai mạc sáng nay (15/3) tại tuyến đường Lê Lợi, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Thực hiện lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội: Chuẩn bị kỹ lưỡng để không gây xáo trộn

Thực hiện lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội: Chuẩn bị kỹ lưỡng để không gây xáo trộn

(LĐTĐ) Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025, thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai các công việc cần thiết theo lộ trình để từ ngày 27/3 đến 5/4 tiến hành lấy ý kiến cử tri về việc chia tách, sáp nhập tại các phường, xã, thị trấn chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp. Theo ghi nhận của phóng viên, đến nay các địa phương đã sẵn sàng cho sự kiện quan trọng này, trong đó tập trung ưu tiên vào công tác dân vận để tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đặc biệt, Thành phố chỉ đạo các cấp, ngành, thị xã, quận, huyện đề ra kế hoạch, chuẩn bị chu đáo để không gây xáo trộn về thủ tục hành chính khi tiến hành sắp xếp.
Xem thêm
Phiên bản di động