5 điều tuyệt đối không nên quên trước khi nấu ăn
Xây dựng phố Duy Tân thành điểm sáng an toàn thực phẩm có kiểm soát | |
Tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung thu 2018 |
Theo Cục An toàn thực phẩm (VFA), muốn tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, người nội trợ nên thực hiện các điều sau:
Rửa tay
Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm giúp bạn giảm thiểu tình trạng lây nhiễm vi khuẩn có hại vào thức ăn. Ảnh: Internet |
Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước (ấm hoặc lạnh) và lau khô trước khi xử lý thực phẩm, sau khi xử lý thức ăn sống - bao gồm thịt, cá, trứng và rau - và sau khi chạm vào thùng, đi vệ sinh, thổi mũi hoặc chạm vào động vật (kể cả thú nuôi)... Nhất là sau khi chế biến thực phẩm sống nên rửa tay trong vòng ít nhất 20 giây.
Sử dụng thớt riêng biệt
Dùng riêng thớt cho thực phẩm sống và chín. Điều này là để tránh gây ô nhiễm thức ăn chín với vi khuẩn có hại có thể có trong thức ăn sống trước khi nó được nấu chín. Các bà nội trợ cũng nên chú ý rửa sạch thớt sau khi chế biến thịt. Chỉ nên dùng thớt sạch để chế biến các loại rau củ.
Để riêng thực phẩm sống và chín, thực phẩm cũ và mới
Trước khi bảo quản thức ăn thừa, nên nấu lại ở nhiệt độ cao, ít nhất là trên 75 độ để loại bỏ hết vi khuẩn. Chú ý nên để riêng từng loại thực phẩm và bảo quản bằng hộp đựng có nắp hay dùng màng bọc thực phẩm để tách riêng từng loại trước khi cho vào tủ lạnh.
Nấu và chế biến thực phẩm đúng cách
Nhiều người có thói quen thái rau trước khi rửa. Thói quen này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có cơ hội hoạt động và lây nhiễm trực tiếp vào rau. Và hãy chắc chắn rằng các thực phẩm của bạn đều được nấu chín trước khi ăn.
Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
Khi bảo quản thực phẩm với thực phẩm thông thường để ở nhiệt độ 8 độ C, sữa 4 độ C, thịt tươi 3 độ C, thịt, cá đông lạnh để ở -18 độ C.
Bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Internet |
Ngoài ra theo trang web NHS (Dịch vụ y tế quốc gia Anh) thì việc giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 5C và sử dụng nhiệt kế tủ lạnh để kiểm tra cũng giúp ngăn ngừa vi trùng có hại phát triển.
Tránh lấp đầy tủ lạnh của bạn - nếu nó quá đầy, không khí không thể lưu thông đúng cách, có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ tổng thể.
Sử dụng nước sạch và nguyên liệu an toàn
Đây cũng là cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng ngộ độc thực phẩm khi sơ chế và chế biến món ăn.
Theo N. Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38