10 cách để ăn bất cứ thứ gì bạn muốn mà không sợ tăng cân
Ngừng ăn kiêng
Khoa học đã nói rằng: Các kiểu ăn kiêng đều vô ích. Chúng vô ích vì chúng không bền vững. Chúng không bền vững vì từ chối những điều thú vị là một công thức của sự bất hạnh. Vì vậy, hãy tận hưởng những gì bạn thích và gạt bỏ tất cả các kiểu ăn kiêng ra khỏi đầu.
Nếu mục tiêu của bạn là giảm cân và giữ cân nặng giảm, hay chỉ muốn trở thanh một phiên bản khỏe mạnh hơn của chính bạn hôm nay, hãy hình thành những thay đổi lâu dài về lối sống. Những bí quyết tiếp theo sẽ cho phép bạn từ bỏ việc ăn kiêng mà không gây hại gì cho sức khoẻ và thể lực.
Ăn khi đói
Liệu có hấp dẫn không nếu có một ứng dụng nào đó mách cho bạn biết khi nào thì năng lượng nạp vào từ thực phẩm đã gần tương đương với năng lượng tiêu hao? Có đấy! Và ứng dụng đó đã được cài đặt sẵn trong cơ thể bạn, tên của nó là cơn đói.
Cơn đói sẽ mách bảo bạn cần ăn. Đơn giản là chỉ cần nuôi dưỡng cơ thể bằng cách ăn khi cảm thấy đói, trước khi trở nên đói cồn cào. Việc chờ cho đến khi đói cồn cào có thể khiến bạn ăn quá nhiều.
Ăn chậm hơn
Ứng dụng mà chúng ta vừa đề cập ở trên có một lỗi nhỏ. Cụ thể, nó không hoạt động tốt khi thức ăn được ăn vào quá nhanh. Não sẽ không nhận được các tín hiệu một cách kịp thời, và rút cục bạn sẽ nạp vào cơ thể nhiều năng lượng hơn mức cần thiết.
Cho đến khi “phần mềm” này được cập nhật – điều chưa diễn ra trong hàng thiên niên kỷ - thì có một giải pháp thay thế: Ăn chậm hơn. Một cách là chia những gì trên đĩa ra làm đôi. Đầu tiên ăn một nửa. Nếu 20 phút sau bạn vẫn còn đói, hãy quay lại và ăn nốt nửa còn lại. Tuy nhiên, đến lúc đó bạn có thể thấy rằng mình đã no.
Ngừng ăn khi no
Một khi đã cam kết chỉ ăn khi đói - và ăn chậm hơn để cho mình cơ hội biết khi nào mình đói – thì hãy liên hệ với cảm giác báo cho bạn biết lúc nào nên dừng lại. Bạn có thường tiếp tụcc ăn cho dù đã phải nới khuy quần?
Bỏ nhãn thực phẩm qua một bên
Thực phẩm siêu tốt, protein hoàn hảo, calo rỗng, đồ ăn nhanh. Bạn đã quyết định loại thực phẩm nào là tốt và xấu, phải không? Giờ thì hãy đừng suy nghĩ theo cả hai cách này. Và cũng đừng suy nghĩ về hành vi của mình là tốt hay xấu.
Dê ăn mọi thứ đến khi no. Chúng không quyết định thứ gì là xấu và thứ gì là tốt, và bạn cũng nên làm như vậy. (Có bao giờ bạn nhìn thấy một con dê béo phì không?).
Biến việc ăn uống thành một sự kiện
Ăn uống phải là một trải nghiệm để tận hưởng. Bạn cần để toàn tâm toàn ý vào đó, chứ không phải khi sự chú ý của bạn còn đang dành cho việc khác. Vì vậy, hãy biến bữa ăn thành một sự kiện thật đặc biệt.
Sắp xếp bàn ăn, thắp nến, suy nghĩ về cuộc hành trình mà món ăn mang đến cho bạn, đánh giá chất lượng hơn là số lượng, thưởng thức mọi hương vị và kết cấu. Bạn sẽ thưởng thức món ăn nhiều hơn, và sẽ thích thưởng thức món ăn bạn yêu thay vì tưởng tượng ra trông mình sẽ thế nào khi ăn món ăn đó.
Đừng ăn theo cảm xúc
Đồ ăn khiến chúng ta vui vẻ. Nghĩa vụ của chúng là vậy. Đó là cách để tổ tiên của chúng ta không bị chết đói trên sa mạc, và đó là phần lớn lý do tại sao chúng ta có vị giác. Tuy nhiên, ăn uống không phải là cách duy nhất để vui vẻ.
Nếu bạn nghĩ rằng đó là lý do tại sao bạn ăn nhiều hơn mức cần thiết, thì hãy làm gì đó để có thêm niềm vui. Hãy tắm nước nóng, xem TV, có một buổi tối lãng mạn với nửa kia của bạn...
Tôn trọng cơ thể
Đừng xẩu hổ vì thân hình có phần “phì nhiêu” của mình hoặc dằn vặt không không thôi trước sở thích ăn pizza. Hãy xem những phần cơ thể mũm mĩm của bạn như một kho năng lượng vốn được gửi vào nhiều hơn rút ra.
Hãy chấp nhận và tôn trọng cơ thể của bạn như nó đang có, đồng thời hãy thay đổi mối quan hệ của bạn với thực phẩm và quan sát xem nó thay đổi như thế nào.
Tập thể dục vì sức khoẻ
Tin xấu là lượng thức ăn đưa vào có thể đóng vai trò lớn trong cân nặng cũng như trong luyện tập. Nhưng đừng hiểu sai: biến tập thể dục trở thành một phần nếp sống hàng ngày sẽ giúp bạn có nhiều sự tự do hơn trong việc ăn bất kì thứ gì mình thích.
Một lời khuyên là: Đừng tập thể dục chỉ để đốt cháy calo; nó sẽ trở nên nhàm chán. Hãy tập thể dục vì sức khỏe và năng lượng, chứ không phải để được quyền ăn "thực phẩm xấu".
Học từ đồ ăn
Một khi bạn bắt đầu nhận ra hương vị của thực phẩm thực sự và cảm giác của cơ thể khi ăn, bạn cũng sẽ bắt đầu nhận thấy rằng một số thực phẩm khiến bạn cảm thấy tốt hơn so với những thực phẩm khác. Hãy ghi nhật ký thực phẩm để giúp kết nối giữa những gì bạn ăn và cảm giác của bạn.
Bài học nhân-và-quả này có thể là mấu chốt để thay đổi những thói quen cũ. Giờ đây bạn có thể đảm bảo rằng mình đang tận hưởng cuộc sống một cách tuyệt đối.
Theo Cẩn Tú/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38