Xứng đáng với niềm tin của Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Nhân dịp năm mới, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã dành cho Lao động Thủ đô cuộc trao đổi về những kết quả đã đạt được trong năm 2020 và những nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong năm 2021 để tổ chức Công đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, xứng đáng với niềm tin của Đảng, xứng đáng là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị chăm lo cuộc sống tốt hơn cho giai cấp công nhân Việt Nam Công đoàn Việt Nam tiếp tục xứng đáng là đội tiên phong Tất cả vì quyền lợi người lao động
Xứng đáng với niềm tin của Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

PV: Thưa đồng chí, năm 2020 ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến tình hình kinh tế gặp muôn vàn khó khăn đi kèm đó là đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng. Vậy xin đồng chí đánh giá những nét cơ bản của tổ chức Công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong năm qua?

Đồng chí Nguyễn Đình Khang: Năm 2020 được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chọn chủ đề hoạt động là “Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở”. Cụ thể hóa chủ đề trên, các cấp công đoàn đã có những chuyển biến quan trọng trong chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở, chú trọng đến chất lượng hoạt động. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tổ chức Công đoàn đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong việc chuyển hướng nội dung hoạt động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đạt một số kết quả quan trọng.

Cụ thể, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn đã kịp thời hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai các hoạt động theo từng giai đoạn của cuộc chiến phòng chống dịch bệnh Covid-19; kịp thời chỉ đạo các cấp công đoàn điều chỉnh chủ đề “Tháng Công nhân”, tích cực triển khai thực hiện các hoạt động “Duy trì việc làm - An toàn lao động - Thu nhập ổn định” gắn với Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động về “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động gắn với phòng chống Covid-19 tại nơi làm việc”, góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động, vừa đảm bảo ổn định sản xuất.

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã sớm có chủ trương cho phép các cấp công đoàn sử dụng kinh phí trang bị các phương tiện, thiết bị phòng chống chống dịch bệnh lây lan tại nơi làm việc. Triển khai chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch, các cấp công đoàn đã chủ động hoặc phối hợp với người sử dụng lao động triển khai các giải pháp để đảm bảo sức khỏe, an toàn, phòng chống dịch bệnh đối với người lao động tại nơi làm việc như: Cấp phát khẩu trang, trang bị nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, xà phòng, nước muối sinh lý, vitamin C, tấm chắn, kính chống giọt bắn...; bố trí sắp xếp các ca làm việc.

Đồng hành với doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã sớm có chủ trương về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, miễn đóng đoàn phí công đoàn đối với đối tượng đoàn viên công đoàn có thu nhập thấp hơn mức lương cơ sở; vận động cán bộ công đoàn chuyên trách ủng hộ mỗi tháng một ngày lương trong thời gian 3 tháng (từ tháng 6-8/2020).

Đồng thời ban hành quyết định chi hỗ trợ trực tiếp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ nguồn tài chính công đoàn. Kết quả, các cấp công đoàn đã chi tổng số tiền hơn 656,937 tỷ đồng đễ hỗ trợ, chăm lo cho 658.989 người lao động, trong đó nguồn chính công đoàn là chủ yếu (chiếm hơn 65%).

Các cấp công đoàn đã vận động, phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhiều hình thức đồng hành với người lao động như: Lắp đặt cây ATM gạo, bán hàng giảm giá, phiên chợ 0 đồng; vận động chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê trọ, điện, nước sinh hoạt cho đoàn viên, người lao động với số tiền hàng chục tỷ đồng.

Đối với người lao động phải cách ly, công đoàn cơ sở đã tham gia để doanh nghiệp thực hiện chi trả 70% lương, hoặc áp dụng tính ngày nghỉ phép năm để đảm bảo thu nhập của người lao động không thấp hơn lương tối thiểu vùng theo quy định; giới thiệu hoạt động của các quỹ tài chính vi mô của tổ chức Công đoàn để người lao động vay ưu đãi, giải quyết phần nào khó khăn trong thời điểm dịch bệnh, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động “tín dụng đen” trong công nhân, lao động…

Trước tình hình thiên tai liên tiếp xảy ra tại các tỉnh miền Trung, với tinh thần “tương thân, tương ái”, các cấp công đoàn cả nước đã có nhiều hành động thiết thực, ý nghĩa, góp phần chung tay cùng nhân dân, công nhân, viên chức, lao động các tỉnh bị thiệt hại khắc phục hậu quả lũ lụt. Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã trực tiếp đi thăm, hỗ trợ, tặng quà nhân dân và đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi mưa lũ với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng từ nguồn tài chính công đoàn.

Trong công tác tham gia xây dựng chính sách, Tổng Liên đoàn chủ trì xây dựng, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn năm 2012; tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia; tham gia góp ý vào dự thảo các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động năm 2019… Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của Tổng Liên đoàn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1729/QĐ-TLĐ ngày 04/11/2020 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 655/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại khu công nghiệp, khu chế xuất", tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tiến độ triển khai dự án xây dựng các thiết chế công đoàn…

Xứng đáng với niềm tin của Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Đình Khang nắm bắt tình hình việc làm, đời sống của công nhân tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Ảnh: B.D

PV: Năm 2020 đi qua, bước vào năm 2021 với dự báo không ít khó khăn, thách thức, xin đồng chí cho biết, trong năm 2021, tổ chức Công đoàn sẽ tập trung vào những nội dung nào để tiếp tục giữ vững vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động?

Đồng chí Nguyễn Đình Khang: Năm 2021 là năm thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Với chủ đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tập trung đào tạo nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt công đoàn cơ sở, nhất là năng lực đối thoại và thương lượng tập thể, ưu tiên nội dung về tiền lương tại khu vực doanh nghiệp, việc thực hiện quy chế dân chủ tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Các cấp công đoàn cần ưu tiên nhiệm vụ số 1 là làm tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, hàng đầu, thường xuyên của Công đoàn, để thu hút, gắn bó người lao động với tổ chức, qua đó xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.

Công đoàn sẽ tích cực, chủ động trong công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; tổ chức triển khai các quy định mới của pháp luật liên quan đến đoàn viên, người lao động, nhất là Bộ luật Lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực từ 1/1/2021. Đẩy mạnh tham gia thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động đối với người lao động; giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động về bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng bữa ăn ca và chính sách nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động.

Tiếp tục nâng cao số lượng, chất lượng thỏa ước lao động tập thể, phấn đấu các thỏa ước lao động tập thể sửa đổi, bổ sung, ký mới có nhiều lợi ích cao hơn quy định của pháp luật. Phối hợp thực hiện tốt quy chế dân chủ ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; chú trọng tăng cường công tác đối thoại tại cơ sở nhất là đối thoại đột xuất.

Tập trung tuyên truyền, triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong các cấp công đoàn; Tham gia công tác tổ chức bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đẩy mạnh công tác vận động, tập hợp công nhân trong các thành phần kinh tế tự giác gia nhập và tham gia hoạt động công đoàn.

Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở, để Công đoàn thật sự hấp dẫn đối với người lao động và tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người sử dụng lao động, tăng tỷ lệ công nhân, lao động gia nhập vào tổ chức Công đoàn Việt Nam.

PV: Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ngoài việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho đoàn viên, người lao động, với tư cách là Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng chí có suy nghĩ gì trong việc nâng cao vai trò và vị thế của giai cấp công nhân trong tình hình mới? Công đoàn Việt Nam sẽ có những định hướng gì để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng ngay từ năm đầu tiên?

Đồng chí Nguyễn Đình Khang: Bối cảnh mới hiện nay đòi hỏi giai cấp công nhân luôn phải có sự vận động, phát triển và tích cực phát huy vai trò nòng cốt trong khối liên minh công nông trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để đưa đất nước ngày càng phát triển trên con đường hội nhập.

Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định: “Phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng cho giai cấp công nhân. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở và phúc lợi xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, người lao động.”

Xứng đáng với niềm tin của Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam
Đảm bảo việc làm, đời sống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn. Ảnh: B.D

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang và sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với giai cấp công nhân Việt Nam. Trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật, cải thiện năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, do đó, việc đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân là vấn đề được tổ chức Công đoàn đặc biệt quan tâm, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ công nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao, có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân Việt Nam.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, cần tiếp tục quán triệt quan điểm trong Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vuơn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, Công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách của công nhân như nhà ở, nhà trẻ, thiết chế văn hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho giai cấp công nhân.

Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, đặc biệt là công nhân trẻ, công nhân từ nông dân, công nhân nữ, nhằm phát triển về số lượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Quan tâm các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân tự học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ… đáp ứng và thích ứng với yêu cầu của tình hình mới.

Về phía tổ chức Công đoàn, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động, lấy chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội làm mục tiêu hoạt động.

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của công đoàn tại các doanh nghiệp theo hướng sát đoàn viên, sát cơ sở, trọng tâm là thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện, chăm lo, đảm bảo quyền, lợi ích của công nhân, lao động. Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động, quyền của tổ chức công đoàn, bảo đảm cho người lao động có việc làm ổn định, thu nhập ngày càng nâng cao, đời sống tốt hơn cả khi làm việc và khi nghỉ chế độ hưởng lương hưu.

Phát triển, đa dạng hóa các lợi ích cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động và các chính sách xã hội khác, tương xứng với những thành quả của công cuộc đổi mới và đóng góp của giai cấp công nhân. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động cách mạng, các nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền xây dựng, triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách chăm lo, phát triển giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí.

Lan Ngọc (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động