Xuân kẻ Chợ

Để chỉ và gọi tên miền đất bây giờ là trung tâm Thủ đô Hà Nội, bắt đầu từ các thế kỷ XVI, XVII, người ta thấy các giáo sĩ, thương nhân, nhà du lịch phương Tây lúc bấy giờ thường dùng và viết các chữ như: Tonkin (Tong Quin), Cacho (Kechu)... Tonkin (Tong Quin) thì đã rõ nghĩa rồi. Đó là từ phiên âm của Đông Kinh – tên mới của Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan do vua Lê Thái Tổ đặt vào từ tháng 7/1430.
xuan ke cho Ấm lòng phiên chợ Bưởi

Thế còn Cacho (Kechu)? Những chữ này lần đầu xuất hiện ở trong sách “Nói về châu Á” (Da Asia) của giáo sĩ Barros, người Bồ Đào Nha. Sách được in vào năm 1550. Đó là thời điểm mà triều đại nhà Mạc, tuy đã làm chính biến, lật đổ và thay thế nhà Lê, nhưng vẫn tiếp tục lựa chọn Đông Kinh làm đất đóng đô.

Có nghĩa là sự phồn thịnh của một đô thị kinh kỳ đứng đầu cả nước Đại Việt được vun đắp từ thời nhà Lê ở thế kỷ XV, đến lúc này, không những vẫn được duy trì mà còn có phần phát triển hơn.

xuan ke cho

Một hình ảnh, diện mạo và đặc trưng của sự phồn thịnh và phát triển ấy là những cái chợ. Lời khen ngợi những phụ nữ đảm đang của Hà Nội xưa có câu: “Bán mít chợ Đông/ Bán hồng chợ Tây” Đấy là hai khu chợ trong bốn tụ điểm mua bán nổi tiếng, hình thành và được bố trí rất đắc địa, ở ngay trước bốn cổng Đông, Tây, Nam, Bắc của Thành cổ Hà Nội – Hoàng thành Thăng Long, nhộn nhịp hoạt động từ rất lâu đời.

Chợ Đông còn để lại hình ảnh và dấu tích trong câu ca dao trào phúng – được rất nhiều người thích thú: “Bà già đi chợ Cầu Đông...”, và trên thực địa, ở địa chỉ số 38 phố Hàng Đằng của những ngôi đền chùa Đông Kiều, và ở con phố Cầu Đông, ngay cạnh chợ Đồng Xuân.

xuan ke cho
Chợ Bưởi xưa

Còn chợ Tây thì chính là khu Hoàng Hoa thị (chợ hoa (cúc) vàng) nổi tiếng giữa các trang biên niên cổ sử nói về mấy trận đánh lớn thời Lê – Mạc và Lê – Trịnh, ở ngay trước cổng Tây của Cấm Thành Thăng Long. Và hậu thân của nó, bây giờ, chính là khu chợ Ngọc Hà, ở phố Ngọc Hà...

Chợ Cửa Bắc ngày xưa, giờ thì đã hóa thân thành Khu chợ Châu Long ở phố Châu Long, cách phố Cửa Bắc và chợ Cửa Nam, thì bây giờ vẫn có tên gọi và vị trí được bảo lưu nguyên vẹn ở tòa nhà đồ sộ với các văn phòng, trụ sở, ngân hàng... đang có chữ “Chợ Cửa Nam” đắp nổi ở bên ngoài, tọa lạc ngay cạnh “Nút giao thông Cửa Nam”.

Giữa các địa danh - tên gọi của nhiều kiến trúc cổ Thăng Long - Hà Nội, người ta thấy lưu lại trong nhiều cổ thư và văn bản cổ, những chữ như: “Tú Thị Đình”, tức: đình Chợ Thêu (ngôi đình ở khu chợ mua bán và làm các mặt hàng thêu) tọa lạc trong ngõ Yên Thái, trông ra khu chợ Hàng Da, mới được hoành tráng và hoa mỹ xây dựng lại thành một tòa nhà cao tầng đồ sộ, có đến 2 tầng hầm để chứa xe ô tô, xe máy và họp chợ ở bên dưới.

Còn “Đình Quyến yếm Thị” gọi tắt là “Quyến Thị Đình”, tức ngôi đình ở khu chợ bán yếm (và trang phục phụ nữ) bằng lụa thì chính là tên ngày xưa của di tích tham quan du lịch và trụ sở Ban quản lý Khu phố cổ, ở giữa phố Hàng Đào.

Đấy là những ngôi chợ nhỏ, ngày xưa vô vàn ở trong và làm nên một mạng lưới chợ đặc trưng và điển hình của Thăng Long – Hà Nội cổ. Trong các tài liệu sách vở, và trong ký ức của nhiều người Hà Nội, vẫn hiện diện những ngôi chợ ấy, với các tên gọi thân thương: Chợ Ông Nước (ở gần Ngọc Hà), Chợ Đông Thành (ở gần Cửa Đông), chợ Yên Thọ (ở Ô Cầu Dền), chợ Dịch Vọng (ở Ô Cầu Giấy), chợ Đình Ngang (ở mé ngoài cửa Đại Hưng, tức: Cửa Nam), chợ gạo (ở phố chợ gạo bây giờ), chợ Dừa (ở ô chợ Dừa, tức chợ Thịnh Quang), chợ Bưởi (ở vùng Kẻ Bưởi, tức: Chợ Yên Thái), chợ Huyện (ở Ngõ Huyện, nơi đặt trụ sở của huyện Thọ Xương), Chợ Mơ (ở vùng Kẻ Mơ – đất của cây và hoa Mơ – Mai), chợ Hôm (chỉ họp vào lúc chiều hôm ở phố Huế bây giờ), chợ Đuổi (ở phố chợ Đuổi, bây giờ là phố Tuệ Tĩnh)...

Trong “Thăng Long bát cảnh” (8 cảnh đẹp tiêu biểu của Thăng Long – Hà Nội xưa), có “Bạch mã sấn thị”, tức: Chợ chiều Bạch Mã”, gần chỗ có ngôi đền Bạch Mã cổ nhất Hà Nội (xây từ năm 866), ở phố Hàng Buồm. Chợ Yên Quang – ngôi chợ hoa của làng Yên Quang (bây giờ là vùng các phố Đăng Tất, Đặng Quang) nổi tiếng với câu ca dao tình tứ: “Ngày rằm phiên chợ Yên Quang / Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua”.

Ở câu ca dao về ngôi chợ hoa Yên Quang này, thấy còn có chữ và hình ảnh của “chợ Phiên”. Đấy cũng là một thực thể tiêu biểu và điển hình của cả mạng lưới chợ, lẫn đô thị Thăng Long – Hà Nội xưa. Tác giải Ch.Labarthe, đến năm 1883, vẫn còn viết trong tài liệu “Hà Nội thủ phủ xứ Bắc Kỳ” (Hanoi, capitale du Tonking) rằng: “Vào ngày phiên chợ, đàn bà trẻ con từ những làng quê lân cận đến bày bán ra giữa đường phố, những gánh chuối, ổi, táo, vải, bưởi, quýt, dừa tùy theo mùa.

Những dân chài thì từ sáng sớm đã đến bán cá tươi, tôm, cua. Những người khác, bán vôi, trầu, cau. Người bán tạp hóa thì bày ra cá khô, và những lu đầy nước mắm, tất cả xông lên mũi và họng một mùi nồng nặc. Người bán thịt pha xẻ từng miếng thịt quay, thậm chí nguyên cả con lợn.

Và để làm đỏm, đã cắm thêm vào đó một bông hoa. Người bán thuốc bày ra các loại thảo dược. Thợ gốm bán các bình vại đủ mọi kích cỡ, và những ấm pha trà nhỏ tí xíu... Người ta để lẫn lộn cả ớt với vòng đeo cổ hổ phách, hạt tiêu với quạt giấy, muối ăn với vàng mã cúng tổ tiên...”.

Thăng Long – Hà Nội xưa, trong những ngày phiên chợ như thế đã thực sự hóa thân thành một cái chợ khổng lồ. Để chỉ một vùng, miền, ngày xưa có chữa “Kẻ”, như: Kẻ Mơ là vùng quận Hoàng Mai ngày nay, Kẻ Mọc là vùng quận Thanh Xuân bây giờ.

Vùng trung tâm Thăng Long – Hà Nội xưa, cũng là một “Kẻ” như thế. Và trong trường hợp có rất nhiều chợ, thậm chí hóa thân thành một cái chợ khổng lồ, thì đấy là một “Kẻ Chợ”. Đến lượt mình, “Kẻ Chợ”, khi được phiên âm sang tiếng phương Tây, thì đó là “Cacho”, là “Kechu”.

Nhà sử học Lê Văn Lan

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người lao động được hưởng những khoản trợ cấp nào khi bị tai nạn lao động?

Người lao động được hưởng những khoản trợ cấp nào khi bị tai nạn lao động?

(LĐTĐ) Khi bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định; được hưởng trợ cấp tai nạn lao động theo mức độ suy giảm khả năng lao động.
Huyện Thanh Oai: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Huyện Thanh Oai: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hòa trong không khí và âm vang hào hùng của những ngày tháng 5 lịch sử, chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hơn 2.000 học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Oai đã tham gia “Ngày hội Giao lưu học sinh Tiểu học năm học 2023 - 2024” và “Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (5/5), chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hơn 30 nghìn hội viên, phụ nữ Thủ đô đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường, thị trấn. Đây là những màn đồng diễn được thực hiện trên nền nhạc 3 ca khúc "Qua miền Tây Bắc", "Chiến thắng Điện Biên" và "Inh lả ơi".
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Thay mặt Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng có Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Báo Lao động Thủ đô trân trọng đăng toàn văn nội dung Thư.
Tạo cơ hội cho người lao động huyện Ứng Hòa sớm có việc làm, ổn định đời sống

Tạo cơ hội cho người lao động huyện Ứng Hòa sớm có việc làm, ổn định đời sống

(LĐTĐ) Với 2.410 chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng về ngành nghề, thu nhập, Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ứng Hòa năm 2024 thực sự là cơ hội tốt cho người lao động chưa tìm kiếm được việc làm tại huyện Ứng Hòa lựa chọn được công việc thích hợp với khả năng, có thể gắn bó lâu dài, ổn định đời sống ngay tại địa phương.
Đặc sắc Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ quận Ba Đình năm 2024

Đặc sắc Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Tối 4/5, tại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 với chủ đề “CNVCLĐ quận Ba Đình tự hào tiến bước theo Đảng”.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động