18 nhịp cầu nối liền Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có định hướng lấy sông Hồng làm trục chính, phía Đông được mở rộng thêm những chuỗi đô thị hiện đại với nhiều tiềm năng phát triển to lớn. Tuy nhiên, mấu chốt của việc làm này đó là Thành phố cần sớm hoàn thành các cây cầu nối liền hai bờ sông Hồng như theo quy hoạch.
Gấp rút hoàn thiện 2 quy hoạch rất quan trọng với Thủ đô Hà Nội Quy hoạch sông Hồng đặt nền móng phát triển Hà Nội theo hướng “nhìn sông, tựa núi”

Những nhịp cầu nối bờ vui

Trong suốt hơn 1.000 năm xây dựng, phát triển, Hà Nội luôn được đánh giá là mảnh đất địa linh nhân kiệt nằm bên sông Hồng. Trong tâm thức người Hà Nội, sông Hồng không chỉ là dòng sông mẹ nuôi dưỡng con người, mà theo dòng chảy thời gian, sông Hồng đã tạo ra cả không gian văn hóa, bề dày lịch sử của đất nước, sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Tuy nhiên, những lợi ích này cũng đi kèm theo với những giới hạn về không gian, địa lý khi bờ Nam có mật độ dân cư cao, sản xuất, thương mại sầm uất, kéo theo áp lực giao thông, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề thì bờ Bắc lại còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.

18 nhịp cầu nối liền Thăng Long - Hà Nội
Hệ thống hạ tầng giao thông khung của Hà Nội sẽ được xây dựng trên cơ sở chính là 7 tuyến vành đai lớn; quá nửa trong số đó cần các cây cầu vượt sông Hồng để đồng bộ toàn tuyến.

Cho đến thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang có 8 cầu qua sông Hồng gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy giai đoạn 1, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Văn Lang. Trong số này có 6 cây cầu ở các quận nội thành Hà Nội. Nhiều chuyên gia cho rằng, giữa hai bờ Nam - Bắc sông Hồng hiện còn thiếu những chiếc “bản lề định tuyến”, kết nối giao thông. Đó là những cây cầu vượt sông quy mô lớn, có năng lực đáp ứng cho sự phát triển hàng trăm năm tới

Từ thực tế này, trên cơ sở Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ đô Hà Nội sẽ được xây dựng thêm 10 cây cầu bắc qua sông Hồng. Mục tiêu, đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 18 cây cầu đáp ứng nhu cầu giao thông của Thủ đô cũng như kết nối giao thông liên vùng.

Cụ thể, 10 cây cầu sẽ được xây dựng thêm là: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (Vành đai 4), cầu Thăng Long mới (Vành đai 3), cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2, đang xây dựng), cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu Phú Xuyên trên đường cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5, cầu Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ giao thông liên tỉnh). Mỗi cây cầu đều mang đậm dấu ấn về khoa học, kĩ thuật, văn hóa, lịch sử của một thời đại nhất định, là biểu tượng kiến trúc đậm tính nghệ thuật.

Theo các chuyên gia đánh giá, trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội cần nhất là 6 cây cầu vượt sông Hồng gồm: Tứ Liên, Thượng Cát, Vĩnh Tuy - giai đoạn 2; Trần Hưng Đạo, Hồng Hà, Mễ Sở. Trong đó, hiện mới chỉ có cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang được gấp rút xây dựng, nâng cao năng lực thông hành cho cửa ngõ phía Đông Bắc Thủ đô, kết nối Vành đai 2 với Vành đai 3 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 5.

Định hình Hà Nội của tương lai

Hệ thống hạ tầng giao thông khung của Hà Nội sẽ được xây dựng trên cơ sở chính là 7 tuyến vành đai lớn; quá nửa trong số đó cần các cây cầu vượt sông Hồng để đồng bộ toàn tuyến. Hiện Hà Nội mới chỉ có Vành đai 3 được đầu tư khép kín, áp lực giao thông trên tuyến đã cao gấp 8 lần thiết kế. Tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra phổ biến trong khu vực nội đô và các cửa ngõ.

Cho đến thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang có 8 cây cầu qua sông Hồng gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy giai đoạn 1, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Văn Lang. Trong số này có 6 cây cầu ở các quận nội thành Hà Nội. Nhiều chuyên gia cho rằng, giữa hai bờ Nam - Bắc sông Hồng hiện còn thiếu những chiếc “bản lề định tuyến”, kết nối giao thông. Đó là những cây cầu vượt sông quy mô lớn, có năng lực đáp ứng cho sự phát triển hàng trăm năm tới. Từ thực tế này, trên cơ sở Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ đô Hà Nội sẽ được xây dựng thêm 10 cây cầu bắc qua sông Hồng. Mục tiêu, đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 18 cây cầu đáp ứng nhu cầu giao thông của Thủ đô cũng như kết nối giao thông liên vùng.

Đơn cử như cầu Thượng Cát có vai trò quan trọng là lắp thêm một mảnh ghép liên kết Vành đai 3,5, góp phần giảm tải lưu lượng giao thông cho tuyến đường Vành đai 3 trong tương lai; tạo trục lõi để phát triển đô thị phía Tây Thanh phố. Khi hoàn thành, cầu Thượng Cát sẽ đảm bảo các điều kiện về hạ tầng giao thông vận tải phục vụ chuỗi đô thị dọc tuyến đường.

Còn cầu Tứ Liên sẽ tạo nên một mối liên kết từ các điểm du lịch khu vực Hồ Tây đến Cổ Loa (Đông Anh), hình thành một trục không gian cảnh quan văn hóa đô thị đặc sắc. Có thể nói, sự hiện diện của cầu Thượng Cát sẽ rút ngắn khoảng cách từ khu vực Bắc Từ Liêm, Hoài Đức đến Khu công nghiệp Bắc Thăng Long và Quốc lộ 5 kéo dài.

Còn hướng kết nối khu vực trung tâm Thành phố, từ Tây Hồ đến Đông Anh và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên sẽ có cây cầu Tứ Liên với tổng chiều dài 3km, mặt cắt 29,5m; đường nối từ cầu đến cao tốc dài 9km đảm nhiệm. Bên cạnh đó, để sớm kết nối vành đai 4, Hà Nội đang có quyết tâm rất lớn để có thể khởi công trong năm nay, và để hoàn thành được tuyến vành đai này, cây cầu Hồng Hà giữ vai trò rất quan trọng, là mảnh ghép thiết yếu trên “trục lõi” từ cửa ngõ Tây - Bắc sang phía Nam Thủ đô. Đặc biệt, riêng cầu Trần Hưng Đạo còn được kỳ vọng sẽ góp thêm một lời giải cho bài toán giãn dân khu vực phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm khi nó kéo gần khoảng cách giữa khu vực trung tâm với các đô thị phía Bắc thuộc quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Nhiều chuyên gia còn cho rằng, áp lực đô thị hóa trong khu trung tâm Hà Nội đang căng cứng như một dòng nước lũ bị ngăn vây bởi “dải đập” sông Hồng. Do đó, Thành phố đang rất cần những cây cầu để khép kín các vành đai giao thông lớn, mở hướng phát triển về phía những vùng đất giàu tiềm năng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên… Để hoàn thành kế hoạch này, từ nay đến năm 2030, Thành phố sẽ tập trung vào việc khép kín các Vành đai, bổ sung kết nối các tuyến hướng tâm và đặc biệt là xây dựng thêm một số cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống. Những cây cầu này là động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa của bờ Nam sông Hồng.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng kết Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ - 2024

Tổng kết Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ - 2024

(LĐTĐ) Sau 5 ngày diễn ra kịch tính, sôi nổi, Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân” đã hoàn thành các chặng và tổng kết, trao giải vào chiều ngày 5/5.
“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 ngôn ngữ.
Hình ảnh ấn tượng tại chặng 5 Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024”

Hình ảnh ấn tượng tại chặng 5 Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024”

(LĐTĐ) Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã diễn ra Cuộc đua xe đạp chặng thứ 5 - chặng cuối cùng của cuộc đua xe “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”. Trong chặng đua này diễn ra nhiều pha ganh đua bứt tốc nghẹt thở giữa các cua-rơ.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

(LĐTĐ) Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 lung linh trong sắc nến, khi thế hệ trẻ Điện Biên đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với nhiều hình ảnh ấn tượng, sẵn sàng cho ngày chính thức 7/5.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đang đón lượng lớn du khách và người dân tới tham quan. Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành ngày hội lớn của nhân dân Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.

Tin khác

Phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm

Phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm

(LĐTĐ) Năm 2024, thành phố Hà Nội đặt kế hoạch phấn đấu doanh thu bình quân của hợp tác xã đạt 2.700 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm...
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), các cơ sở Đoàn khối địa bàn dân cư thuộc Thành đoàn Hà Nội đã đồng loạt tổ chức lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên tại Nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.
Huyện Thanh Oai: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Huyện Thanh Oai: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hòa trong không khí và âm vang hào hùng của những ngày tháng 5 lịch sử, chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hơn 2.000 học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Oai đã tham gia “Ngày hội Giao lưu học sinh Tiểu học năm học 2023 - 2024” và “Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (5/5), chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hơn 30 nghìn hội viên, phụ nữ Thủ đô đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường, thị trấn. Đây là những màn đồng diễn được thực hiện trên nền nhạc 3 ca khúc "Qua miền Tây Bắc", "Chiến thắng Điện Biên" và "Inh lả ơi".
Khối thi đua số 9 tổ chức hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Khối thi đua số 9 tổ chức hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

(LĐTĐ) Khối thi đua số 9 thành phố Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2024.
Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch

Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch

(LĐTĐ) Đại tá Nguyễn Thụ cho hay, ông rất vinh dự và tự hào vì đã đóng góp một phần công sức của mình vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và càng xúc động hơn khi được trực tiếp đánh vào cứ điểm A1 - nơi trận chiến ác liệt nhất của chiến dịch.
Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên tại 30 quận, huyện, thị xã

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên tại 30 quận, huyện, thị xã

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà tại gia đình các thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hoả tuyến của 30 quận, huyện, thị xã.
Chủ tịch Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Chủ tịch Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 3/5, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn thị xã Sơn Tây và quận Tây Hồ.
Sơn Tây: Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III

Sơn Tây: Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III

(LĐTĐ) Tối 3/5, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Liên đoàn Vật Việt Nam và thị xã Sơn Tây tổ chức Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III, năm 2024.
Quận Thanh Xuân gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Quận Thanh Xuân gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Hội Cựu chiến binh - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận Thanh Xuân tổ chức hội nghị gặp mặt nhân chứng lịch sử kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ kết hợp giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên, học sinh quận Thanh Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động