Xoay đủ nghề để trang trải cuộc sống

(LĐTĐ) Tết đang đến gần trong khi dịch bệnh còn phức tạp, công việc vẫn bấp bênh, thu nhập giảm sút mà tiền thưởng Tết chưa được công bố, nhiều công nhân, người lao động ở Hà Nội gồng mình, xoay xở làm thêm từ trông trẻ, bán hàng online, đến phụ bán tạp hóa, hàng ăn uống… để có thêm thu nhập với mong muốn có được cái Tết đủ đầy.
Doanh nghiệp mời chào… tìm công nhân Mong có một cái Tết sum vầy Nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân

Tranh thủ làm thêm

Thời gian gần đây, ngoài công việc chính là công nhân may ở Công ty TNHH May Mặc Việt Pacific, chị Khuất Thị Hà (quận Hà Đông, Hà Nội) còn buôn bán online các loại quần áo, mỹ phẩm để có thêm thu nhập.

Chồng đã nghỉ hưu, lại mắc bệnh nặng cần thuốc thang, điều trị; con trai còn nhỏ nên gánh nặng kinh tế gia đình dồn cả lên vai chị Khuất Thị Hà. Đồng lương công nhân may của chị Hà bình thường vốn đã thấp, năm nay, do dịch bệnh, Công ty phải cho giãn việc, có thời gian phải nghỉ việc hoàn toàn để phòng, chống dịch nên thu nhập của chị càng giảm sút hơn.

Xoay đủ nghề để trang trải cuộc sống
Chị Khuất Thị Hà Công ty TNHH May Mặc Việt Pacific có chồng mắc bệnh nặng, con nhỏ, nên phải xoay xở làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống và chuẩn bị lo Tết.

“Trước đây, chúng tôi còn tăng ca, làm thêm nhưng giờ thì không,vì thế ngoài mức lương chính thức được khoảng 5,6 triệu đồng/tháng tôi không có khoản thu nhập nào khác. Về tiền Tết, mọi năm Công ty đều chi tháng lương thứ 13 và có thưởng chuyên cần, năm nay, đến giờ này chưa thấy Công ty công bố, nhưng tôi nghĩ thời gian làm việc ít vậy chắc không được thưởng chuyên cần, còn tháng lương thứ 13 nếu có cũng chẳng thấm vào đâu so với chi tiêu ngày Tết, thế nên tôi và nhiều công nhân khác buộc phải làm thêm để lo cuộc sống” - chị Hà cho biết.

Công việc bán hàng online tuy không nặng nhọc nhưng cũng đòi hỏi chị Hà phải tập trung nhiều thời gian. “Tôi phải học cách chụp ảnh sao cho đẹp, viết lời sao cho cuốn hút rồi tranh thủ giờ nghỉ trưa và các buổi tối, ngày nghỉ đăng lên zalo, facebook. Vì bán hàng thời trang nên tôi còn phải chịu khó tìm hiểu, cập nhật xu hướng thời trang, nâng cao gu thẩm mĩ để có thể tư vấn cho khách hàng, tăng số lượng khách đặt hàng, chốt đơn và khi có người đặt hàng thì phải trực tiếp đi giao để đỡ tốn công vận chuyển…” - chị Hà kể.

Cũng theo chị Hà, thu nhập tăng thêm từ công việc bán quần áo online không đáng bao nhiêu nhưng với chị, thêm được đồng nào quý đồng đó, từ đó chịcó thêm một khoản để chi tiêu trong gia đình và tới đây có thể sắm sửa một cái Tết đủ đầy cho chồng con được vui.

Cũng như chị Hà, để có thêm thu nhập trong thời buổi khó khăn, những ngày này, chị Nguyễn Hằng, công nhân Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy Lợi sông Đáy (quận Hà Đông, Hà Nội) ngoài làm công việc chính ở Công ty còn nhận sửa chữa đồ điện gia dụng tại nhà. Chồng chị Hằng là thợ cơ khí, khi chưa có dịch bệnh Covid-19, công việc của anh ổn định với mức lương 9-10 triệu đồng/tháng.

Từ khi dịch bệnh bùng phát, công việc của anh lúc có, lúc không, lương giảm xuống chỉ còn trên 4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lương chính của chị Hằng ở Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy Lợi sông Đáy cũng ít ỏi mà hai con còn nhỏ đang tuổi ăn học nên cuộc sống vô cùng khó khăn. “Tôi đã phải tự đi học thêm nghề sửa chữa đồ điện gia dụng để làm thêm buổi tối tại nhà, công việc này giúp tôi có thêm khoảng 3 triệu đồng/tháng.Nhiều đồng nghiệp khác của tôi cũng phải đi làm thêm các công việc như lau dọn nhà, phụ bán hàng ăn, hàng tạp hóa để có thêm thu nhập, mong Tết này được đủ đầy” - chị Hằng cho biết.

Tận dụng ngày nghỉ

Sau 5 ngày làm việc toàn thời gian ở Công ty cổ phần dược phẩm công nghệ cao Navita (đặt tại đường Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chị Nguyễn Thị Hải, nhân viên văn phòng của Công ty này, lại dành hai ngày cuối tuần để đi phụ bán hàng cho một cửa hàng tạp hóa cũng gần đó. Quê ở Hà Nam, vợ chồng chị Hải phải thuê nhà trọ ở Hà Nội để lập nghiệp.

“Bình thường, lương của em được hơn 5 triệu, năm nay, do dịch bệnh, Công ty cho nghỉ việc giãn cách nên thu nhập giảm sút. Chồng em cũng vậy, thu nhập ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh trong khi đó con em còn nhỏ, mẹ già ốm đau phải chữa bệnh thường xuyên, nhà cửa phải thuê mướn nên ngoài công việc chính, cả hai vợ chồng đều cố gắng làm thêm” - chị Hải cho biết. Theo chị Hải, việc bán hàng tạp hóa khá vất vả đối với một phụ nữ chân yếu tay mềm chủ yếu quen việc văn phòng.

Đặc biệt, trong thời gian cận Tết, hàng phục vụ ngày Tết dồi dào, người bán hàng nhiều khi phải nhập hàng, cất hàng, đòi hỏi trèo cao, bê vác nặng như bê thùng bia, nước ngọt, bánh kẹo…, chân tay phải hoạt động thường xuyên. “Nhiều hôm đi làm về là người mỏi nhừ, chân tay đau nhức, thế nhưng em vẫn cố gắng, vì mỗi ngày đi làm được thêm 500 ngàn đồng, hai ngày được 1 triệu, cũng là khoản thu nhập tăng thêm đáng kể, nhất là trong dịp năm hết, Tết đến chi tiêu đắt đỏ thế này” - chị Hải nói.

Trong khi đó, cô giáo Nguyễn Thị Hiền - giáo viên một trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội lại chọn chính công việc thuộc chuyên môn của mình để làm thêm trong những ngày này, đó là việc trông trẻ. Cô Hiền kể, từ tháng 5/2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, học sinh không thể đến trường, cô và các đồng nghiệp lâm cảnh thất nghiệp.

“Ban đầu em chỉ nghĩ tạm thời nghỉ việc trong một hai tháng, mà từ đó đến nay, đã hơn 7 tháng, chúng em chưa thể đi làm trở lại, đồng nghĩa với việc từng đấy thời gian cuộc sống khó khăn vì không có thu nhập” - cô Hiền tâm sự. Theo cô Hiền, để trang trải cuộc sống, bản thân cô và các đồng nghiệp đã xoay đủ nghề: Người bán hàng online, người đi lau dọn, giúp việc gia đình.

“Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể biết thời gian nào học sinh mà nhất là học sinh mầm non có thể đi học trở lại, trong khi đó, các phụ huynh vẫn phải đi làm, vì thế việc gửi trẻ là nhu cầu cấp thiết của nhiều gia đình. Em đã nhận tới gia đình trông giúp một cháu bé để có thêm thu nhập” - cô Hiền cho biết. “Công việc gần gũi với chuyên môn, lại có thêm thu nhập nên em rất vui, tạm quên đi khó khăn trước mắt. Hy vọng dịch bệnh mau qua để cuộc sống ổn định trở lại”- cô Hiền bày tỏ. Cô cũng cho biết, thời gian tới, khi gần Tết hơn nữa, ngoài việc đi trông trẻ, cô sẽ bán thêm bưởi và một số loại hoa quả ngày Tết để có thêm thu nhập./.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Xem thêm
Phiên bản di động