Doanh nghiệp mời chào… tìm công nhân

(LĐTĐ) Làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 quét qua nhiều tỉnh, thành trên cả nước, nặng nề nhất là các tỉnh phía Nam. Các biện pháp về giãn cách xã hội được thực hiện và kéo dài nhiều tháng, khiến nhiều người lao động ồ ạt về quê, gây ra tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng tại các khu công nghiệp.
Nhà tuyển dụng đánh giá cao nhân sự trẻ Đảm bảo an sinh xã hội cho lái xe công nghệ "Đón sóng" tuyển dụng sau mùa dịch Covid-19

Thiếu lao động trầm trọng

Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê về đánh giá tác động của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc cho thấy, trong số 22.764 doanh nghiệp có 17,8% doanh nghiệp bị thiếu lao động. Tỷ lệ doanh nghiệp thiếu hụt lao động cao nhất được ghi nhận ở vùng Đông Nam Bộ, với 30,6%. Trong đó, những tỉnh thiếu hụt cao là Bình Dương (36,9%), Bình Phước (34,4%) và thành phố Hồ Chí Minh là 31,8%.

Doanh nghiệp mời chào… tìm công nhân
Công ty Tấn Phát đang nhận cung ứng lao động cho 3 công ty lớn với số lượng 10.000 người, nhưng đến nay chỉ mới đáp ứng được 5%.

Thời điểm cuối năm, các đơn đặt hàng nhiều hơn, nhưng lại thiếu lao động sản xuất, khiến các công ty rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Vì vậy, hiện nay rất nhiều công ty đã dùng rất nhiều biện pháp để tuyển dụng người lao động, kể cả ra tận lề đường để mời chào…

Ngồi bên lề đường sát khu công nghiệp Nam Tân Uyên (thị xã Tân Uyên, Bình Dương), anh Võ Thanh Được (36 tuổi, quê Cần Thơ) – nhân viên tuyển dụng của Công ty sản xuất gỗ Tân Nhật, cho biết, công ty của anh hiện đang cần tuyển dụng khoảng 500 công nhân, nhưng từ hơn 1 tháng nay chỉ có hơn 50 công nhân tới ứng tuyển làm việc.

“Đợt dịch vừa rồi công nhân về quê tránh dịch hết, bây giờ đâu có được bao nhiêu người quay trở lại đâu. Thi thoảng cũng có người tới đăng ký làm việc, nhưng làm thử được vài ngày họ không thích lại nghỉ qua công ty khác làm”, anh Được chia sẻ.

Anh Được cũng cho biết thêm, tình trạng thiếu lao động tại công ty của anh trầm trọng đến mức, anh là một công nhân sản xuất trong xưởng nhưng vì bộ phận nhân sự nghỉ việc hết, nên phải bất đắc dĩ làm công tác tuyển dụng, dù anh chưa từng làm việc này bao giờ.

“Dịch này thiếu người làm quá, công ty bữa nay khi tuyển mới cũng cho nhiều ưu đãi lắm, mà lương lại cao hơn trước nữa. Nhưng mà không có người thì chịu thôi chứ biết làm sao. Mong là sang năm tình hình khá hơn, chứ cứ như vậy thì không biết công ty có trụ nổi không”, anh Được cho hay.

Ngồi cách đó không xa, anh Ngôn Luân (36 tuổi, quê Tây Ninh) – nhân viên tuyển dụng của Công ty cung ứng lao động Human Power, cho biết, tình trạng thiếu lao động của công ty kéo dài được vài tháng nay. Khi làn sóng người dân từ miền Nam đổ về quê bắt đầu xuất hiện thì đó cũng là lúc nguồn lao động ở các khu công nghiệp bị thất thoát.

“Công ty hiện tại đang cần tuyển dụng rất nhiều lao động để làm việc tại các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: May mặc, thực phẩm, sản xuất gỗ, bốc vác, điện tử… Nhưng đến nay chỉ mới tuyển được vài chục người, không thấm vào đâu cả”, anh Luân cho biết.

Anh Luân cũng chia sẻ thêm, đây là lần đầu tiên anh phải ra tận lề đường để “săn tìm” người lao động. Trước đây, khi đại dịch chưa bùng phát ở Việt Nam, nguồn lao động ở các vùng như miền Trung, miền Tây đổ về khu công nghiệp rất nhiều, việc tuyển dụng hết sức dễ dàng, kèm theo đó là những yêu cầu khắt khe về hồ sơ, giấy tờ.

Nhưng ở thời điểm hiện tại, các công ty lại đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Vì vậy, các thủ tục giấy tờ hay các tiêu chí về độ tuổi, sức khoẻ cũng được giảm xuống mức thấp nhất có thể. Miễn làm đáp ứng đủ các yêu cầu để làm việc và không vi phạm pháp luật.

“Người lao động chỉ cần có căn cước công dân là bắt đầu vào làm việc được rồi, còn những giấy tờ khác thì sau này bổ sung cũng được”, anh Luân cho biết.

Còn thiếu khoảng 50.000 lao động

Đại diện Công ty TNHH cung ứng lao động Tấn Phát (thị xã Tân Uyên, Bình Dương) cho biết, hiện tại công ty đang nhận tuyển dụng lao động cho 3 công ty lớn tại Bình Dương, với tổng số lượng lao động lên đến 10.000 người. Tuy nhiên, suốt hơn 1 tháng qua, số lượng lao động mà công ty tuyển dụng được chỉ mới được vài trăm người.

Ông Phạm Văn Việt – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jean, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong 4 tháng dịch Covid-19 bùng phát tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, công ty đã thực hiện tốt phương án “3 tại chỗ”, vì vậy có rất ít lao động về quê tránh dịch.

“Có ngày thì được 2, 3 người tới đăng ký tìm việc làm, nhưng cũng có khi cả tuần trời không có một bóng người tới để tìm việc. Dù hiện tại nhu cầu tuyển dụng lao động cao, nhưng lượng công nhân về quê trong đợt dịch thứ 4 là quá nhiều, dẫn đến việc thiếu hụt lao động như hôm nay”, đại diện Công ty Tấn Phát cho biết.

Ngoài ra, đơn vị này cho cho biết thêm, để thu hút người lao động quay trở lại làm việc, không ít công ty tại các khu công nghiệp ở Bình Dương sẵn sàng cung cấp nhiều ưu đãi đặc biệt mà những năm trước không có, ví dụ như: Thuê sẵn trọ, tặng tiền ăn tết, ứng trước tiền ăn, 2 tuần trả lương 1 lần, thuê xe đưa đón tận nhà…

“Khi công nhân ở quê gặp khó khăn trong việc thuê xe, các doanh nghiệp sẵn sàng tặng tiền xe cho công nhân để trở lại làm việc. Ngoài ra, lương của các công nhân hiện tại đang được trả cao hơn từ 1 – 2 triệu/tháng. Bây giờ công nhân tới chỉ cần làm việc thôi, không cần phải lo bất kỳ điều gì về ăn ở hay chi phí cả”, đại diện Công ty Tấn Phát chia sẻ thêm.

Với một số công ty có sự chuẩn bị từ trước và lên phương án ứng phó với dịch Covid-19, những vấn đề phát sinh sau đó như tình trạng thiếu lao động nhanh chóng được giải quyết.

Ông Phạm Văn Việt – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jean, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, trong 4 tháng dịch Covid-19 bùng phát tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, công ty đã thực hiện tốt phương án “3 tại chỗ”, vì vậy có rất ít lao động về quê tránh dịch.

“Số lao động về quê trong đợt dịch vừa rồi cũng đã quay lại công ty từ đầu tháng 10, nên việc sản xuất vẫn diễn ra bình thường từ khi dịch bắt đầu tới bây giờ. Tuy nhiên, một số công ty khác vẫn còn gặp khó khăn do không thực hiện được 3 tại chỗ, nên vẫn còn tình trạng thiếu lao động như hiện nay”, ông Việt cho biết.

Trước đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Dương cho biết, các khu công nghiệp ở địa phương này có thể đang thiếu hụt từ 40.000 – 50.000 lao động.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trên địa bàn đã bắt đầu hoạt động lại, vì thế trong thời gian tới để thực hiện tốt vấn đề cung ứng lao động cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tỉnh Bình Dương sẽ thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Đến nay, Bình Dương đã chi hỗ trợ nhà trọ, nhu yếu phẩm cho người dân và công nhân lao động với số tiền hơn 1.000 tỷ đồng, chi hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với số tiền khoảng 900 tỷ đồng.

Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, Bình Dương sẽ triển khai Nghị quyết 68 về hỗ trợ và đào tạo lại tay nghề cho người lao động, đồng thời chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp để kết nối người lao động nhanh chóng tìm được việc làm và giải quyết vấn đề nguồn nhân lực cho doanh nghiệp./.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động