Xây dựng sân bay nhỏ: Tiềm năng lớn nhưng cần có chọn lọc
Vào cuối tháng 3/2021 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 470 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng, mở rộng Cảng hàng không Điện Biên với tổng vốn đầu tư trên 1.547 tỉ đồng, thời hạn hoạt động 50 năm. Theo đó, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ đầu tư mới công trình khu bay đáp ứng khai thác máy bay A320, A321 và tương đương; cải tạo nhà ga hiện hữu đáp ứng công suất 500.000 hành khách/năm; cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ.
Tiềm năng phát triển sân bày ở Việt Nam là rất lớn, nhưng để xây dựng và mở rộng cần có chọn lọc |
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô, đây là dự án trọng điểm, có sức lan tỏa lớn thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh Điện Biên. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 2021-2025 thêm khoảng 15.000 tỉ đồng. Thu ngân sách địa phương năm 2025 sẽ tăng thêm ít nhất 170 tỉ đồng, thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 189 USD năm 2025, tỉ lệ hộ nghèo giảm thêm khoảng 2% so với phương án hoàn thành sân bay sau năm 2025.
Cũng theo ông Lê Thành Đô, Điện Biên có vai trò vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và quốc tế với địa danh mang tầm vóc toàn cầu “Chiến thắng Điện Biên Phủ”; có tiềm năng về du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử khu vực Trung du miền núi và được xác định là một trong các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của Vùng trung du miền núi Bắc bộ.
Cùng đó, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, một trong những điểm nghẽn khiến du lịch Lý Sơn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng là do bất tiện về phương tiện đi lại, hạ tầng giao thông, còn thiếu vắng sân bay để du khách có thể di chuyển tới Lý Sơn bằng đường hàng không… Hạ tầng hạn chế cũng khiến Lý Sơn nói riêng, Quảng Ngãi nói chung khó thu hút được các nhà đầu tư lớn. Nếu Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn được chấp thuận bổ sung vào quy hoạch, Quảng Ngãi sẽ tìm nhà đầu tư xây sân bay này theo hình thức BOT mà không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Theo các chuyên gia, nhiều nước trên thế giới sân bay quốc tế được xây dựng trên các hòn đảo diện tích nhỏ và đã sớm trở thành cây cầu nối cho các đảo này vươn ra thế giới, đem lại lợi ích kinh tế cho cả khu vực. Trao đổi với báo chí, Tiến sĩ Trần Quang Châu - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam cho rằng, việc khai thác tài nguyên vùng trời của chúng ta chưa hết tiềm năng, thậm chí là rất yếu. Nếu cứ kéo dài tình trạng này sẽ khó khăn trong việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, vì hiện nhiều tỉnh có 5 đến 6 khu công nghiệp mà không có sân bay nên việc mở sân bay là hoàn toàn hợp lý. Ngoài việc chở khách còn vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, do đó, cần giao Bộ Giao thông vận tải hoạch định chính sách để phát triển mạng lưới cảng hàng không.
Tiến sĩ Trần Quang Châu cũng cho rằng, tiềm năng hàng không của Việt Nam rất lớn với địa hình đẹp, nhiều biển, đảo mà chưa khai thác hết. Do đó cần mở rộng mạng lưới sân bay để phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo mô hình xã hội hoá một cách rộng rãi nhưng có chọn lọc, cái nào làm trước cái nào làm sau. Hàng không không chỉ mang lại lợi ích của bản thân nó mà mang lại lợi ích cho nhiều ngành kinh tế khác, do đó việc mở sân bay cần phải có tính toán kỹ lưỡng, không thể mở theo trào lưu, sân bay mở ra sẽ mang lại nhiều lợi ích cho địa phương như: Thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch, phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp…
“Cần phải xã hội hoá các cảng hàng không với tính toán cụ thể về địa điểm đầu tư sân bay, dân số, GDP, đất đai, độ gió, kết nối kinh tế vùng… đặc biệt là cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật để công khai, minh bạch đảm bảo lợi ích hài hoà giữa Nhà nước – nhà đầu tư – người dân”, Tiến sĩ Trần Quang Châu cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15