Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch - Bài 1: Bộ mặt nông thôn nhiều khởi sắc
Phát huy các thế mạnh để xây dựng nông thôn mới Công đoàn cơ quan Dân Đảng huyện Mê Linh tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới Gương sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới |
Từ những mô hình hiệu quả
Những ngày này, đến xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội), mọi người không còn ngạc nhiên khi bắt gặp các đoàn xe ô tô khách nối đuôi nhau chở các em học sinh ở các trường nội thành dã ngoại, thăm Nông trại giáo dục Vietvillage (Làng quê Việt) của anh Phạm Văn Quỳnh, một nông dân trên địa bàn xã.
Theo chân các em học sinh đến Làng quê Việt, chúng tôi thực sự ấn tượng trước mô hình làm kinh tế thú vị của anh nông dân vốn có hàng chục năm gắn bó với nghề trồng, bán cây cảnh. Nông trại có quy mô 7ha được phân thành các khu vườn cây, ao cá, đồng ruộng hợp lý.
Nông trại giáo dục Vietvillage thu hút nhiều học sinh tham gia trải nghiệm. |
Anh Quỳnh cho biết, từ năm 2010, kinh tế khó khăn, cây cảnh tiêu thụ chậm, anh đã đi học tập kinh nghiệm để xây dựng mô hình này. Hiện khu nông trại giáo dục có nhiều chương trình vui chơi cho các em nhỏ gồm trồng cây, bắt cá, cấy lúa, thăm đồng, chăm sóc vật nuôi… Bắt đầu đón khách từ cuối năm 2012 đến nay, mỗi năm nông trại đón hàng vạn khách, chủ yếu là các em học sinh đi dã ngoại để trải nghiệm thực tế về đời sống ở làng quê.
Không chỉ ở nông trại giáo dục Làng quê Việt mà tại xã Hồng Vân cũng đã có thêm rất nhiều mô hình du lịch tương tự. Đi một vòng quanh xã Hồng Vân vẫn là những vườn cây cảnh bề thế, nhưng những con đường, ngõ xóm ở các thôn sạch và đẹp hơn trước rất nhiều. Người dân trong xã giờ chuyển sang làm du lịch. Những ngày cuối tuần có đến hàng chục ô tô chở du khách về xã tham quan.
Giám đốc Hợp tác xã hoa, cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân Nguyễn Văn Tứ chia sẻ, hiện trên địa bàn xã có hơn 20 mô hình tham quan, trải nghiệm du lịch nông nghiệp. Du khách tới đây được tham quan, trải nghiệm mô hình trồng trọt, thu hái nông sản theo mùa; tham quan khu sản xuất, chế biến, đóng gói các loại trà thảo dược, khu ngâm ủ hơn 100 loại rượu quê với các loại thảo mộc…
“Từ khi phát triển theo định hướng là xây dựng xã du lịch sinh thái làng nghề thì bộ mặt làng quê đã có nhiều thay đổi. Theo đó, quá trình phát triển đã tạo công ăn việc làm, giá trị kinh tế từ du lịch cũng cao hơn. Đặc biệt, từ khi phát triển chợ đêm cũng đã thu được lợi nhuận”, Giám đốc Hợp tác xã hoa, cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân cho biết.
Trong những năm qua, để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ, làng nghề, xã Hồng Vân (Thường Tín) đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất gắn với xây dựng nông thôn mới. |
Sự chuyển biến trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong nếp nghĩ, cách làm ở Hồng Vân, ngoài sự năng động của người dân còn khởi nguồn từ định hướng phát triển xã thành làng nghề du lịch sinh thái.
Theo Bí thư - Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Hồng Vân Nguyễn Hải Đăng, sau thành công dồn điền, đổi thửa, xã đã thành lập 3 Hợp tác xã dịch vụ chuyên hỗ trợ các hộ xã viên làm cây cảnh. Đặc biệt là tạo điều kiện cho các mô hình nông trại giáo dục, mô hình du lịch sinh thái, cộng đồng được triển khai, từ đó giúp các hộ xã viên có thêm hướng phát triển kinh tế mới.
Bước chuyển mạnh trong đời sống nông dân
Trong những năm qua, để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ, làng nghề, xã đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch.
Năm 2018, xã Hồng Vân đã được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố công nhận là một Điểm du lịch của Thành phố. Cuối năm 2019, xã được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Những năm qua, thương mại, du lịch, dịch vụ của xã tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong các ngành kinh tế. Năm 2021, tổng thu toàn xã đạt 371,6 tỷ đồng (tăng 10% so với năm 2019), trong đó: thu từ sản xuất thương mại, dịch vụ, du lịch là 330,4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 82%, tăng 22% so với năm 2019)...
Nói về phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản cho biết, ngoài xã Hồng Vân, trên địa bàn huyện Thường Tín còn rất nhiều nguồn lực để phát triển. Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với nông thôn mới không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nông dân mà còn góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Với diện tích đất nông nghiệp và khu vực nông thôn ngoại thành rộng lớn, Hà Nội hội tụ đủ các yếu tố để phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. |
Tương tự, tại xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất), Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân Nguyễn Văn Nghĩa cho biết, từ một xã miền núi khó khăn của huyện, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thu nhập và mức sống của người dân còn thấp, đến nay, sau khi hoàn thành nông thôn mới, cơ sở hạ tầng của xã Tiến Xuân đã được đầu tư nâng cấp.
“Đường giao thông nông thôn, trạm y tế được xây dựng khang trang. Bà con nhân dân ai nấy đều rất phấn khởi. Trong đó, ngày càng nhiều người dân làm việc tại các khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, thu nhập bình quân đầu người tại xã năm 2021 là 70 triệu đồng/người.
Bên cạnh đó, Tiến Xuân có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng bởi nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng. Nhờ việc xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch mà hiện nay, đời sống người dân được nâng cao hơn”, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân cho biết.
Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, không chỉ ở Thường Tín mà với diện tích đất nông nghiệp và khu vực nông thôn ngoại thành rộng lớn, Hà Nội hội tụ đủ các yếu tố để phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Đặc biệt, ở các địa phương như: Sơn Tây, Phú Xuyên, Thường Tín, Mỹ Đức, Ba Vì... có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với núi non xanh thẳm cùng các thôn quê trù phú, rất thuận lợi cho việc tổ chức hình thức du lịch nông nghiệp với nhiều làng nghề truyền thống, nhiều loại sản vật gắn liền với truyền thống canh tác và văn hóa bản địa.
Thực tế cho thấy, những địa phương có kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp bài bản, thu nhập của nông dân mới cao và đảm bảo ổn định. Điển hình như xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên), xã Hồng Vân (huyện Thường Tín), xã Tản Hồng, (huyện Ba Vì)… đã vận dụng tốt vai trò của các Hợp tác xã trong phát triển các mô hình nông sản sạch đem lại hiệu quả cao.
Trước đó, Hà Nội cũng đã xây dựng và ban hành kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 04/3/2022, giai đoạn 2022-2025 về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nhằm tạo động lực để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững. Đây cũng là một trong những nội dung nhằm thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU, ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03