Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Đến thời điểm này có thể khẳng định nông thôn mới như một cuộc cách mạng, giúp người dân bứt phá, làng quê thay da đổi thịt vươn lên cuộc sống mới. Ở Sơn Tây cũng vậy, diện mạo nông thôn nơi đây thay đổi rõ rệt, đời sống sinh hoạt của nhân dân được nâng cao, kinh tế dần được phát triển, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được tăng cường bổ sung xây dựng mới, phát triển đồng bộ. Hiện công tác bảo vệ môi trường, hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, bền vững và an toàn cũng đang được người dân nơi đây chú trọng.
Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 Làm giàu từ nghề trồng hoa, cây cảnh

Nâng cao thu nhập

Nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, đến thị xã Sơn Tây không ít lần song mỗi dịp ghé thăm cảm xúc của tôi với vùng đất này lại mỗi lần mỗi khác. Bởi ngoài nét chân chất, hồn hậu của người dân, hiện đời sống vùng xứ Đoài mây trắng cũng dần được nâng cao, nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Thực tế cho thấy, xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới của thị xã Sơn Tây không cao, trong quá trình triển khai cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Và để được sự khang trang, đời sống người dân được nâng cao như hiện tại là cả quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của các cấp chính quyền cũng như sự đồng lòng của người dân Sơn Tây.

Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường
Đời sống người nông dân trên địa bàn thị xã Sơn Tây được nâng cao nhờ xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Đinh Luyện

Minh chứng dễ thấy, có thời điểm thu nhập bình quân theo đầu người của Sơn Tây tương đối thấp, chỉ đạt 16,7 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cao (8,86%), lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp cao nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thấp. Kinh tế tập thể tuy đã được quan tâm nhưng phát triển chậm và hiệu quả chưa cao, kinh tế trang trại, gia trại ở quy mô nhỏ, công nghiệp - dịch vụ chưa phát triển đồng bộ. Bên cạnh đó, địa hình chủ yếu của các xã trên địa bàn là đất đồi gò, bán sơn địa, ruộng đồng manh mún, khó canh tác...

Nhiều khó khăn song với sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Thành ủy và các Sở, ban, ngành Thành phố, sự cố gắng phát huy thế mạnh nội tại, sáng tạo trong cách làm của chính quyền, sau quãng thời gian hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây đã cùng chung sức đồng lòng, tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, tăng tỷ trọng các ngành thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Bức tranh nông thôn mới hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của làng quê Việt Nam, phát triển bền vững và có môi trường xanh sạch đẹp đã góp phần thu hẹp khoảng cách nông thôn thành thị, diện mạo khu vực nông thôn ngày càng khởi sắc.

Xã Thanh Mỹ là ví dụ. Theo tìm hiểu, Thanh Mỹ từng có xuất phát điểm là xã thuộc “top” khó khăn nhất của thị xã Sơn Tây. Với địa hình trung du, đồi gò, đất khô cằn sỏi đá, kinh tế phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trong khi nông dân chủ yếu trồng sắn, ngô, lạc nên thu nhập thấp. Có thời điểm, mỗi hộ nông dân ở Thanh Mỹ có từ 7 - 18 mảnh ruộng nhỏ, rải rác ở các khu đồng, trên đồi, giao thông nội đồng là đường đất, kênh mương thủy lợi chưa được kiên cố...

Khó khăn chồng chất song đến nay, Thanh Mỹ hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Xã đã thực hiện dồn điền, đổi thửa thành công, mỗi hộ dân chỉ còn từ 1 đến 3 thửa ruộng và điều này tạo điều kiện để nhiều hộ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh. Tiếp đà, cho đến nay Thanh Mỹ đang tập trung phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới nâng cao...

Được biết, hiện thị xã Sơn Tây đang quyết tâm đầu tư mọi nguồn lực để xã Thanh Mỹ hoàn thành mục tiêu được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2022. Theo tìm hiểu, năm 2021, Thành phố và thị xã đã bố trí 25,6 tỷ đồng đầu tư các công trình: Cải tạo nâng cấp đường liên xã Thanh Mỹ - Xuân Sơn và Đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trên địa bàn xã Thanh Mỹ (giai đoạn 2); Nhà văn hóa thôn Thanh Vị, Trụ sở Ban chỉ huy quân sự xã Thanh Mỹ… Đến tháng 6/2021, xã Thanh Mỹ không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Hướng đến bảo vệ môi trường

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát”, bên cạnh việc tuyên truyền vận động về quan điểm, chủ trương, chính sách, thị xã Sơn Tây đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân xã hội hóa sức người, sức của, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Hiểu được giá trị của chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại, đó là dân làm, dân thụ hưởng, nhân dân các xã tự nguyện đóng góp tiền của, ngày công lao động, hiến đất làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa và các công trình xây dựng công cộng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII nêu rõ 1 trong các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 là: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 40% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 cũng xác định phát triển nông nghiệp, nâng cao chất lượng chương trình xây dựng nông thôn mới, chăm lo đời sống của nông dân; tập trung phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ…

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây Nguyễn Huy Khánh cho biết, thị xã có 6 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là: Cổ Đông, Xuân Sơn, Sơn Đông, Đường Lâm, Thanh Mỹ và Kim Sơn. Đến năm 2019, thị xã Sơn Tây được Thủ tướng Chính phủ công nhận thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Đáng chú ý, trong sản xuất nông nghiệp, thị xã đặc biệt coi trọng phát triển theo hướng chuyên canh và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, mang lại giá trị kinh tế cao. Thị xã đã hình thành được mô hình liên kết chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ gà Mía của Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây; mô hình nuôi ong lấy mật của Tổ hợp tác nuôi ong lấy mật Kim Sơn. Ngoài ra, thị xã còn một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao như: Trồng hoa, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại phường Viên Sơn; chăn nuôi bò sữa tại xã Kim Sơn; nuôi cá trắm đen tại xã Thanh Mỹ...

Đáng chú ý, không chỉ xây dựng các mô hình sản xuất sạch, hữu cơ, Sơn Tây đang có nhiều mô hình bảo vệ môi trường mang lại hiệu quả thiết thực. Dễ thấy, những năm gần đây, Hội nông dân thị xã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, ngăn chặn tình trạng vứt bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật ngay tại cánh đồng. Cụ thể, nhằm chung tay bảo vệ môi trường đồng ruộng, Hội nông dân thị xã đã lắp đặt 40 thùng nhựa có nắp đậy đặt tại các cánh đồng của 8 thôn trên địa bàn xã Thanh Mỹ để bà con thu gom vỏ bao, lọ đựng, lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nuôi trồng, sản xuất nông nghiệp.

Qua đánh giá, việc lắp đặt các thùng thu gom rác thải bảo vệ thực vật vừa góp phần làm đẹp cảnh quan, vừa hạn chế được nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng ô nhiễm môi trường và an toàn cho người dân khi sản xuất trên đồng ruộng. Đây chính là cơ sở quan trọng giúp bà con nông dân hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, bền vững và an toàn, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Xem thêm
Phiên bản di động