Xây dựng Nông thôn mới cần thực chất, hiệu quả, không chạy theo phong trào

(LĐTĐ) Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, kết quả xây dựng nông thôn mới đã khẳng định tính đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Hiện, diện mạo nông thôn đã có sự thay đổi toàn diện cả về cơ sở hạ tầng và hạ tầng xã hội, phục vụ đời sống nông dân theo hướng hiện đại, gắn với phát triển đô thị.
Giúp nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất Những con đường hoa kiểu mẫu Huyện Mê Linh phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2021

Ngày 5/11, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội về Dự thảo tiêu chí Quốc gia và quy trình xét, công nhận nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới (NTM) đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm; trong đó ưu tiên xây dựng nhân lực, vật lực của các cấp.

Xây dựng Nông thôn mới cần thực chất, hiệu quả, không chạy theo phong trào
Hội nghị phản biện xã hội về Dự thảo tiêu chí Quốc gia và quy trình xét, công nhận nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức.

Tuy nhiên, qua quá trình vận hành đã xuất hiện những nội dung chưa phù hợp cần phải chỉnh sửa. Để tiếp tục đưa ra các nội dung trọng tâm để xây dựng NTM, Nghị quyết 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, giai đoạn 2021-2025 đã xác định mục tiêu đến năm 2025 cả nước ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Phấn đấu ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó ít nhất 20% số huyện được công nhận NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Mỗi tỉnh có ít nhất hai huyện đạt chuẩn NTM.

Phấn đấu cả nước có ít nhất 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và 60% số thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận.

Theo dự thảo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tiêu chí quốc gia và quy trình xét công nhận NTM giai đoạn 2021-2025 chỉ áp dụng cho xã, huyện. Còn đối với cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với ý kiến của các Bộ, ngành đề nghị trong giai đoạn 2021-2025, Trung ương chưa xây dựng bộ tiêu chí tỉnh đạt chuẩn NTM mà chỉ quy định điều kiện xét, công nhận “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM”.

Thảo luận về Dự thảo bộ tiêu chí, các ý kiến đều cho rằng, trong quá trình xây dựng NTM, người dân luôn yêu cầu phải công khai, minh bạch các khoản đóng góp để xây dựng NTM, phải nói rõ Nhà nước chi bao nhiêu, dân góp bao nhiêu. Đặc biệt, cần hạn chế tối đa tình trạng đua nhau xây dựng hạ tầng NTM sau đó nợ đọng xây dựng cơ bản rất lớn. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng, tiêu chí nào lạc hậu thì phải loại bỏ, đồng thời bổ sung các tiêu chí mới, phù hợp với xây dựng NTM giai đoạn mới. Bộ tiêu chí cần quan tâm đến tính đặc thù của từng vùng miền vì mỗi địa phương đều có bản sắc riêng, nên nếu áp dụng đồng bộ thì sẽ không phù hợp vì quy hoạch của từng xã, từng khu vực, từng vùng miền.

Ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, xây dựng NTM là Cuộc vận động được người dân hồ hởi tham gia, vì quyền lợi của người dân. Tuy nhiên, ông Túc đề nghị cần tính toán việc xây dựng để không lãng phí; đồng thời cần được chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Còn ông Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Kinh tế, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị, tiêu chuẩn NTM phải có doanh nghiệp, vì không có lực lượng này thì không thể đưa nông thôn phát triển. Bên cạnh đó, cần có tiêu chí về các câu lạc bộ liên quan đến sáng kiến, cải tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển điện tử thương mại… Hoặc cần có tổ hòa giải để giúp giải quyết những mâu thuẫn trong nhân dân.

Góp ý vào Dự thảo, ông Đỗ Duy Thường - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, tiêu chí NTM phải xuất phát từ địa bàn dân cư nông thôn thì mới bảo đảm thực chất, không hình thức.

Phát biểu tại hội nghị, bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, trong quá trình thực hiện các mục tiêu Quốc gia, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên đã có những đóng góp quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, cổ vũ, động viên và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng NTM; thực hiện hiệu quả công tác giám sát trong xây dựng NTM, cũng như lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng NTM, qua đó đạt được nhiều kết quả tích cực, được hệ thống chính trị các cấp và mọi tầng lớp nhân dân ghi nhận.

Cụ thể, trong 5 năm qua, MTTQ Việt Nam các cấp đã thực hiện lấy ý kiến của nhân dân đối với kết quả xây dựng NTM ở 2 tỉnh; 223 cuộc cấp huyện, 5.634 cấp xã.

Đánh giá cao sự chủ động trong công tác tổng hợp, tham mưu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về Dự thảo các Bộ tiêu chí Quốc gia và quy trình xét, công nhận NTM, giai đoạn 2021-2025 với nhiều nội dung mới, có tính thiết thực, phù hợp với thực tiễn, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh, việc này thể hiện sự kết hợp định hướng của Trung ương với tính chủ động của mỗi địa phương trong việc xác định từng nội dung trong mỗi chỉ tiêu để thực hiện.

Với trách nhiệm của cơ quan chủ trì phản biện xã hội, bà Trương Thị Ngọc Ánh cho biết: Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ tổng hợp và phản ánh đầy đủ các ý kiến của các đại biểu đến Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, góp phần đưa Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đi vào cuộc sống, đảm bảo chất lượng, bền vững, để nông thôn thực sự là nơi đáng sống, là niềm tự hào của nông dân Việt Nam.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 4/11, Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và một số nội dung khác.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

(LĐTĐ) Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana; thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba.
Xem thêm
Phiên bản di động