Vững tin xây dựng Thủ đô giàu đẹp
Khát vọng của thanh niên gắn với tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học hướng tới xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Vươn tầm cao mới |
Nhiều tín hiệu lạc quan
Hà Nội đã đi qua những ngày tháng khó khăn nhất trong năm qua với diễn biến hết sức phức tạp và khó lường của dịch Covid-19. Cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp đều căng sức, gồng mình chống chọi với đại dịch. Dịch Covid-19 không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý người dân mà còn gây ra những hệ lụy lớn về kinh tế - xã hội, làm gián đoạn, đứt gãy các chuỗi cung ứng và giảm sút cả tổng cầu, tổng cung xã hội, làm chậm nhịp độ tăng trưởng, gia tăng áp lực lạm phát, thất nghiệp…
Trong bối cảnh đó, với mục tiêu trên hết, trước hết là sức khỏe, an toàn của nhân dân, đồng thời luôn duy trì, không để đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng, ngay từ đầu năm, Hà Nội đã chủ động áp dụng biện pháp mạnh và có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.
Thông điệp về 5K, vắc xin, thuốc, công nghệ cùng bốn sớm (phát hiện sớm, xét nghiệm sớm, cách ly sớm và điều trị sớm) và nhiều giải pháp phòng, chống dịch khác đã thực thi hiệu quả trong cuộc sống. Với chiến dịch thần tốc tiêm vắc xin thành công đã tạo tiền đề quan trọng để Thành phố thực hiện chiến lược chuyển trạng thái từ “không Covid-19” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch”, kích hoạt các hoạt động kinh tế - xã hội dần trở lại trạng thái “bình thường mới”.
Năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đoàn kết một lòng vượt thách thức quyết tâm xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển. |
Dù thực tế trong những ngày qua, Hà Nội vẫn ghi nhận nhiều ca nhiễm, có những ngày lên đến cả nghìn ca ngoài cộng đồng với nhiều chùm ca bệnh phức tạp, nhưng người dân và chính quyền Thành phố không quá hoang mang, luôn căn cứ vào Nghị quyết số 128-NQ/CP của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế để triển khai các bước theo tình hình thực tế.
Tính đến ngày 31/12, Hà Nội đã có 5.301.732 người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 (đạt 98,2 %). Đã có 373.558 trẻ từ 12 - 14 tuổi tiêm mũi 1 (đạt 99,6 %); có 244.260 trẻ được tiêm 2 mũi. Với đối tượng độ tuổi từ 15- 17 tuổi, đã có 302.926 trẻ tiêm mũi 1 (đạt 99,9 %); 297.793 trẻ được tiêm 2 mũi (đạt 89,1 %). Hà Nội cũng triển khai cách ly F1, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Sở Y tế theo quy trình chặt chẽ.
Như nhiều ý kiến nhận định, việc lớn nhất mà Hà Nội đã làm được trong năm 2021 đó là cơ bản kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và duy trì được mức tăng trưởng dương. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, kinh tế của Thủ đô đang dần phục hồi, duy trì đà tăng trưởng sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cụ thể, GRDP quý III/2021 tăng trưởng âm 6,89%, nhưng quý IV đã tăng 6,69%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,55%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,04%; khu vực dịch vụ tăng 6,84%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,92%.
Năm cũ khép lại, năm mới mở ra, dù khó khăn vẫn còn nhiều bởi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khó lường song những mảng sáng trong bức tranh kinh tế- xã hội của Thủ đô vẫn sẽ được tô thắm thêm, lan rộng hơn, bởi sự quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Tin tưởng rằng, với những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy, Thủ đô Hà Nội sớm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo. |
Theo Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Hà Nội Đậu Ngọc Hùng, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV cho thấy, có 34,9% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý IV tốt hơn quý III; 30,5% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 34,6% số doanh nghiệp cho rằng, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Dự báo, nếu những tháng tiếp theo tình hình dịch Covid-19 được khống chế thì 33,8% số doanh nghiệp dự kiến quý I/2022 sẽ tốt lên so với quý IV/2021; 21% doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 45,2% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.
Số liệu thống kê từ Cục Thống kê Hà Nội cho thấy, tính chung cả năm 2021, GRDP của Hà Nội tăng 2,92%. Khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2021 tăng 3,85% so với năm 2020, đóng góp 0,87% vào mức tăng GRDP, trong đó ngành công nghiệp tăng 5,37%, đóng góp 0,75%. Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, song chỉ số sản xuất công nghiệp của Thủ đô tăng 4,8% so với năm 2020; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,7%, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng chung của ngành công nghiệp. Đáng chú ý, năm 2021, tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài thành lập mới, dự án bổ sung tăng vốn và mua cổ phần trên địa bàn Hà Nội đạt 1,5 tỷ USD.
Trong đó, đăng ký mới có 364 dự án với số vốn 238 triệu USD; 146 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 813 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 465 lượt, đạt 448 triệu USD. Cộng dồn cả năm 2021, thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho trên 24,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng số vốn đăng ký mới đạt 345,7 nghìn tỷ đồng. Thành phố cũng thực hiện thủ tục giải thể cho 3,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 22%; Có 13,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 29%; 10,9 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 80%.
Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, bảo đảm chất lượng và đúng hạn. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 16 tỷ USD, tăng 0,9% so với năm 2020. Một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu tăng so với năm 2020 gồm hàng dệt may, tăng 18,3%; máy móc thiết bị, phụ tùng tăng 19,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 40,2%; xăng dầu tăng 17,3%; gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 39,3%; giày dép tăng 55%.
Công tác cải cách hành chính ngày càng phát huy hiệu quả. |
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị tiếp tục tạo chuyển biến mới khi Hà Nội đã hoàn thành phê duyệt 6 đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử (với tổng diện tích 2.710ha) và 1 đồ án điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung, 2 đồ án Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị, 19 đồ án đang thẩm định... Thành phố đã nhận bàn giao và vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông; triển khai 97 dự án cải tạo, sửa chữa hạ tầng giao thông; mở mới 14 tuyến xe buýt; bổ sung 17 điểm, di chuyển 9 điểm dừng xe buýt...
Đã hoàn thành 6 dự án nhà ở thương mại, 2 dự án nhà ở xã hội, 5 dự án tái định cư. Tiếp tục triển khai, hưởng ứng chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh với gần 300.000 cây xanh các loại, trong đó có trên 100.000 cây đô thị;... Đặc biệt Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về chủ trương triển khai dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như tuyên truyền phòng, chống Covid-19... Nhờ đó đã đảm bảo tiến độ công việc trong bối cảnh giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh. Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Thành phố đã kịp thời hỗ trợ 12 nhóm đối tượng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời ban hành thêm chính sách đặc thù hỗ trợ cho 12 nhóm đối tượng khó khăn khác. Đặc biệt, Hà Nội đã hỗ trợ cho trên 5,1 triệu lượt người dân, hộ kinh doanh với số tiền hỗ trợ là trên 6.000 tỷ đồng.
Trong đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp của Thành phố đã hỗ trợ trên 966 tỷ đồng. Ngân sách Thành phố tiếp tục bổ sung 500 tỷ đồng vào nguồn vốn ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố để hỗ trợ cho vay giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi… Đồng thời hỗ trợ, giải quyết việc làm cho trên 160.000 lao động; hỗ trợ học nghề cho trên 1.200 người; tổ chức 160 phiên giao dịch việc làm, tuyển dụng được trên 10.000 lao động; trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho gần 57.000 người.
Quyết tâm vượt khó, tạo bứt phá
Những thành quả đó, ngoài thực hiện nghiêm sự chỉ đạo kịp thời, sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Trung ương, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã chủ động, tích cực làm việc với các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách. Đồng thời, chỉ đạo sâu sát các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp thực hiện hiệu quả các giải pháp khắc phục khó khăn, kiểm soát dịch, phục hồi tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội.
Những thành quả đạt được trong năm 2021 là điều kiện thuận lợi để thủ đô Hà Nội thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022. Thực tế, UBND Thành phố đã và đang triển khai kế hoạch tăng tốc phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng 3 nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt là tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; điều hành, thu - chi ngân sách hiệu quả, đúng hướng; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Từ đó, làm cơ sở để Hà Nội phát triển kinh tế, thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. |
Đặc biệt, với tinh thần hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt bão Covid-19, thành phố Hà Nội đã chủ động tổ chức 2 hội nghị đối thoại với doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài để tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Qua đó đã thể hiện ý chí, bản lĩnh của lãnh đạo Thành phố và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc phục hồi và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
Như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã nói, với phương châm “sức khỏe của doanh nghiệp là sức khỏe của nền kinh tế”, chính quyền Thành phố đã và đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh sớm nhất và nhanh nhất; tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn để duy trì và phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Hà Nội cam kết tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển bền vững; bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Những thành quả đạt được trong năm 2021 điều kiện thuận lợi để thủ đô Hà Nội thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022. Thực tế, UBND Thành phố đã và đang triển khai kế hoạch tăng tốc phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng 3 nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt là tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; điều hành, thu - chi ngân sách hiệu quả, đúng hướng; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Từ đó, làm cơ sở để Hà Nội phát triển kinh tế, thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 246/KH-UBND về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong các năm 2022, 2023. Theo đó, Hà Nội cũng sẽ tập trung đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trở lại trạng thái hoạt động bình thường trong thời gian ngắn nhất. Thúc đẩy các ngành, lĩnh vực còn dư địa phát triển; đẩy nhanh khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số nhằm thiết lập nền tảng phát triển bền vững; phấn đấu hoàn thành mức cao nhất mục tiêu tăng trưởng 7,5-8%.
Ảnh minh họa. |
Để thực hiện kế hoạch này, thành phố đã và đang kiểm soát dịch Covid-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế. Chủ động xây dựng, triển khai các kịch bản phòng, chống tương ứng với các cấp độ dịch… Duy trì sự ổn định kinh tế, đảm bảo cân đối ngân sách bằng việc thực hiện các giải pháp thu ngân sách, chống thất thu và phấn đấu hoàn thành dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm.
Bên cạnh đó, Thành phố sẽ phát triển văn hóa, xã hội; thông tin và truyền thông; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; bảo đảm sức khỏe cộng đồng và an sinh, phúc lợi xã hội... Thành phố tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; tích cực thông tin tuyên truyền, nâng cao công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội...
Bước sang năm 2022 với ý nghĩa là năm thứ hai thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); năm có các ngày kỷ niệm lớn của Thủ đô và đất nước, với quyết tâm cao nhất, tại hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, biên chế hành chính, sự nghiệp và phát động phong trào thi đua năm 2022, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn Thành phố phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương, sáng tạo, tích cực thi đua, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu và chủ đề công tác năm 2022.
“Tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đẩy mạnh các phong trào thi đua do Trung ương, Thành phố phát động triển khai hiệu quả Kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng của Thành phố năm 2022. Quan tâm biểu dương, khen thưởng kịp thời thành tích thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trong đó chú trọng khen thưởng đối với tập thể nhỏ và người lao động trực tiếp“, Chủ tịch Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Năm cũ khép lại, năm mới mở ra, dù khó khăn vẫn còn nhiều bởi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khó lường song những mảng sáng trong bức tranh kinh tế- xã hội của Thủ đô vẫn sẽ được tô thắm thêm, lan rộng hơn, bởi sự quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Tin tưởng rằng, với những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy, Thủ đô Hà Nội sớm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô
Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp
Tin khác
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 19/09/2024 19:01
Hà Nội: Đồng loạt tổ chức thu mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở nhiều địa phương
Nhịp sống Thủ đô 19/09/2024 15:12
Lãnh đạo quận Đống Đa đối thoại với các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện nhân dân trên địa bàn
Nhịp sống Thủ đô 19/09/2024 15:03
Thanh Oai: Hỗ trợ 42 hộ nghèo, cận nghèo xây, sửa nhà
Nhịp sống Thủ đô 19/09/2024 12:34
Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/09/2024 09:28
Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng
Nhịp sống Thủ đô 17/09/2024 09:04
Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt
Nhịp sống Thủ đô 16/09/2024 18:38
Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch
Nhịp sống Thủ đô 16/09/2024 06:58
Xây mới nhiều trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 16/09/2024 06:37
Cán bộ, nhân dân quận Hai Bà Trưng “tổng lực” vệ sinh môi trường sau bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 14/09/2024 17:56