Việt Nam đang thiếu nguồn lao động có kỹ năng nghề cao

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thị trường lao động trong nước chỉ có khoảng 11% lao động có kỹ năng nghề cao và hơn 26% người lao động đã qua đào tạo...
Nâng cao chất lượng nguồn lao động đưa đi làm việc tại nước ngoài Chuyển sản xuất sang phi tập trung sẽ đảm bảo nguồn cung lao động Ngành da giày cạn nguồn lao động

Chỉ 5% lao động có trình độ tiếng Anh

Theo đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, sau những năm đổi mới, hiện lực lượng lao động đã tăng gấp đôi, từ 27 triệu năm 1986 lên 51,4 triệu. Dân số Việt Nam đang ở thời kỳ vàng, nhưng chất lượng lao động "chưa vàng", khi tỷ lệ qua đào tạo thấp, chỉ trên 26%.

Chú thích ảnh
Các chương trình đào tạo nghề gắn với thực hành.

Từ bất cập trong cơ cấu đào tạo dẫn đến thị trường lao động Việt Nam dư thừa người có kỹ năng thấp và thiếu lao động kỹ thuật cao. Đại dịch COVID-19 vừa qua đã bộc lộ những hạn chế trình độ kỹ năng khiến lao động Việt gặp nhiều khó khăn khi dịch chuyển việc làm, trong khi lưới an sinh chưa đủ sức đảm đương chống đỡ rủi ro cho người lao động. Nếu không sớm thay đổi đào tạo, bù đắp các kỹ năng cho người lao động, có thể dẫn tới nguy cơ mất tính cạnh tranh.

Một khảo sát độc lập từ đơn vị tuyển dụng nước ngoài cũng cho thấy những chỉ số tương tự. Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc vận hành Manpower Group Việt Nam, cho biết: Chỉ 8,96% lao động Việt Nam có khả năng làm việc từ xa trong bối cảnh doanh nghiệp tăng cường loại hình này sau đại dịch. Lao động có kỹ năng tay nghề cao chỉ đạt 11,6% và cần cải thiện nhiều kỹ năng mềm lẫn chuyên môn. Đáng chú ý, chỉ 5% lao động có trình độ tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập sẽ là nhiều hạn chế, chưa đủ cạnh tranh với lao động khu vực. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam khoảng 300 USD, tương đương 7 triệu đồng, thấp hơn khá nhiều so với lao động trong khu vực (1.992 USD) và thế giới (2.114 USD).

Ông Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, nhân công "giá rẻ" vừa điểm thu hút nhưng cũng là điểm yếu về thích nghi của lao động Việt Nam khi doanh nghiệp nước ngoài đưa công nghệ mới vào sản xuất. Theo khảo sát, khoảng 57% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân lực chất lượng cao. Trước kia, lương là yếu tố hàng đầu, nhưng giờ là chế độ phúc lợi, chính sách như làm việc linh hoạt thời gian... Doanh nghiệp vì thế cần cải thiện linh hoạt chế độ, môi trường làm việc, cơ hội phát triển kỹ năng để giữ chân người lao động.

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2021 do Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cũng phản ánh công nhân lao động phổ thông là nhóm dễ tuyển dụng nhất khi doanh nghiệp tuyển thay thế hoặc mở rộng sản xuất, khoảng 62%. Tiếp đến là nhóm kế toán 42%, cán bộ kỹ thuật 25% và quản lý, giám sát 20%. Giám đốc điều hành là nhóm khó tuyển dụng nhất, khoảng 5%.

Đại diện nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo ngại tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao, trong khi đang cần tuyển dụng hàng nghìn vị trí nhân sự khi mở rộng sản xuất. Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng giám đốc Vingroup cho hay: Hai năm tới, doanh nghiệp này cần khoảng 100.000 người, trong đó 20% là nhân sự cao cấp đã qua đào tạo tối thiểu đại học. Nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyển dụng, đào tạo nhân sự chất lượng cao. Về lâu dài, doanh nghiệp thông qua hệ thống giáo dục sẵn có lẫn hoạt động sản xuất kinh doanh trải dài khắp nước sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân sự.

Còn PouYuen, doanh nghiệp sản xuất giày thể thao xuất khẩu đông công nhân nhất TP Hồ Chí Minh đang khó khăn tuyển dụng khi thâm hụt khoảng 5% lao động sau dịch. Ông Thái Văn Tông, Tổng giám đốc PouYuen cho biết, thời gian tới sẽ đẩy mạnh tự động hóa sản xuất và số hóa dữ liệu, doanh nghiệp và quá trình này sẽ cần tuyển dụng số lượng lớn lao động bản địa có kỹ năng, tay nghề cao trong các lĩnh vực kỹ thuật khuôn mẫu, tự động hóa, công nghệ thông tin...

Trong bối cảnh khan hiếm lao động, ông Thái Văn Tống đề nghị Chính phủ tạo điều kiện kết nối với các trường đào tạo nghề, đầu tư thêm nguồn lực vào các tỉnh phía Nam để tạo ra nguồn lao động có kỹ năng, tay nghề cao.

Nâng cao chất lượng đào tạo lao động kỹ năng

Từ góc độ địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết: Giáo dục phổ thông trong thời gia qua được đầu tư và đạt nhiều kết quả, thành tích, nhưng giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm nên xảy ra tình trạng thiếu lao động có tay nghề. Do đó, tỉnh Bắc Giang xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động hội nhập là một trong các khâu đột phá.

“Chúng tôi chú trọng cả 5 khâu: Ban hành cơ chế chính sách về đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp; phân luồng đào tạo; dạy nghề; dự báo kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tuyển dụng lao động; bảo đảm các chính sách an sinh xã hội để sẵn sàng cho làn sóng lao động nhập cư. Trong số hơn 300.000 lao động làm việc tại các khu công nghiệp (KCN), có tới 1/3 là lao động nhập cư nên tỉnh rất chú trọng các giải pháp để phát triển thị trường lao động hài hòa, bền vững”, ông Lê Ánh Dương nhận định.

Chú thích ảnh
Thực tập kỹ năng nghề.

Ông Lê Ánh Dương kiến nghị phát triển hài hòa giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, phải có sự liên thông giữa hai lĩnh vực này. Giáo dục phổ thông đã đi vào chiều sâu nhưng giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm phát triển đúng mức. Cơ chế chính sách cho đội ngũ giáo viên cũng cần tương đương nhau. Cùng với đó, cần có chính sách đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu làm được sẽ đạt mục tiêu kép vì vừa nâng cao dân trí của đồng bào, tạo việc làm cho lao động nông thôn vừa xóa đói giảm nghèo bền vững.

Đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), TS Juergen Hartwig cho rằng: Việt Nam có cơ hội phát triển phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của người lao động. Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt cho năng suất lao động của Việt Nam. Cơ cấu thị trường đang thay đổi mạnh mẽ với tốc độ nhanh, ngày càng yêu cầu nhiều loại kỹ năng hơn. Do đó, Việt Nam phải có những chính sách linh hoạt.

Để phát triển thị trường lao động bền vững, Thủ tướng giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sớm soạn thảo một nghị quyết của Chính phủ về phát triển thị trường lao động đúng hướng, hiệu quả, linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập. Trong đó, tập trung vào các giải pháp nâng cao nhận thức về thị trường; coi lao động là hàng hóa đặc biệt để có cơ chế, chính sách phù hợp; có những thay đổi trong chính sách tiền lương để người lao động gắn bó, cống hiến cho doanh nghiệp; quan tâm tới dịch chuyển lao động, việc làm theo địa lý, đảm bảo phân bổ hợp lý và cuối cùng đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

Trong 9 giải pháp Thủ tướng chỉ đạo phát triển thị trường lao động bền vững, có tới 4 giải pháp liên quan đến giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng thời cơ dân số vàng, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Chú trọng đào tạo những kỹ năng ngoại ngữ, tính kỷ luật, kỷ cương… để hội nhập với thị trường lao động thế giới.

Thực hiện các văn bản, quy định liên quan tới thị trường lao động, Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để đẩy mạnh phân luồng và bảo đảm quyền lợi của học sinh vừa được học nghề, vừa được học văn hóa ngay tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là đối với con em công nhân lao động, chú trọng đào tạo cả kỹ năng nghề và kỹ năng sống. Trong nhiệm kỳ này, đang dành khoảng 2.000 tỷ đồng cho việc đào tạo, dạy nghề và dự kiến sẽ bố trí thêm.

Rà soát, đánh giá sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, đề xuất mô hình liên kết vùng, xây dựng các trung tâm đào tạo vùng, trung tâm đào tạo quốc gia theo vùng kinh tế trọng điểm.

Tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong kết nối giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; xây dựng chính sách ưu đãi cho học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đánh giá công nhận trình độ kỹ năng cho người lao động.; Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo tại doanh nghiệp để thu hút hiệu quả lao động tại chỗ nhằm giải quyết triệt để vấn đề thiếu hụt nhân lực cục bộ, vấn đề đứt gãy lao động phục vụ phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế xã hội.

Theo XM/Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/thoi-su/viet-nam-dang-thieu-nguon-lao-dong-co-ky-nang-nghe-cao-20220821102428111.htm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

(LĐTĐ) Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng chừng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Sáng nay, 14/12, tại Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023.
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Một trong những điểm nghẽn của nền kinh tế đất nước hiện nay nói chung, Hà Nội nói riêng chính là năng suất lao động vẫn khá thấp. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu từ khâu tuyển chọn, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức, tay nghề là vấn đề quan trọng.
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

(LĐTĐ) Các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức năm 2023, căn cứ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự  nỗ lực thực chất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất

(LĐTĐ) Để giảm thiểu tình trạng tai nạn lao động (TNLĐ), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp Bộ LĐTBXH thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ.
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang phản ánh việc thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động có kỹ năng nghề để phục hồi sản xuất kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất, công nghiệp… Để khắc phục tình trạng này rất cần sự gắn kết chặt chẽ giữa trường nghề với doanh nghiệp để đào tạo được lực lượng lao động có kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Một trong những chủ đề thúc đẩy sự gắn kết hơn nữa giữa doanh nghiệp, các bên liên quan với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình hội đồng kỹ năng ngành
Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu

Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu

(LĐTĐ) Trước những mặt còn hạn chế về trình độ tay nghề của lao động Việt Nam, trong khi yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng trở lên cấp thiết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã đặt mục tiêu đến năm 2030 chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề cho khoảng 50% lực lượng lao động, qua đó giúp hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bắt kịp, tiến cùng trình độ tiên tiến của thế giới.
Tuyên dương 42 “cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” tiêu biểu cả nước

Tuyên dương 42 “cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” tiêu biểu cả nước

Tối 15/10, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao Giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ 9, năm 2022.
Phát triển kỹ năng nghề động lực tăng năng suất lao động

Phát triển kỹ năng nghề động lực tăng năng suất lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) với 4 nhóm chính sách, trong đó có nhóm chính sách về phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Xem thêm
Phiên bản di động