Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế
Góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Bộ Bộ KH&CN đứng thứ 2/19 Bộ, ngành về phát triển Chính phủ điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ: Đẩy mạnh triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia |
Theo thông tin từ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), trừ những quốc gia lớn có nền tảng KH&CN tốt như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… số lượng đơn đăng ký sáng chế, sở hữu trí tuệ của người trong nước nhiều hơn nước ngoài.
Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, trong những năm gần đây, số lượng đơn đăng ký sáng chế nộp vào Cục và số lượng bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích do Cục cấp ra đều có xu hướng tăng.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang cho biết, vừa qua các đơn vị liên quan đã tổ chức nhiều giải thưởng liên quan đến sáng chế trong nước. Dễ thấy nhất là các giải thưởng khích lệ các nhà sáng chế không chuyên được tổ chức định kỳ hằng năm.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang thông tin các nội dung liên quan đến cơ chế khuyến khích sáng chế, sở hữu trí tuệ. |
“Việt Nam ta có rất nhiều người giỏi. Có những bác nông dân sản xuất được máy cấy mạ khay, máy phun thuốc trừ sâu…, đây là chủ đề chúng tôi luôn khuyến khích. Chúng tôi khuyến khích các sáng chế chuyên và không chuyên. Và chính những nhà sáng chế không chuyên đã đóng góp lớn trong sự phát triển chung của KH&CN” - Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh.
Được biết, hiện tại Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ trong năm 2022 (Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022) là lần sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ toàn diện nhất từ trước đến nay, nội dung sửa đổi, bổ sung rất rộng từ đăng ký xác lập quyền, khai thác, thương mại hoá đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đặc biệt, để khuyến khích hoạt động đổi mới, sáng tạo và thương mại hoá kết quả nghiên cứu KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã có quy định trao quyền đăng ký tự động và không bồi hoàn cho tổ chức chủ trì đối với kết quả được tạo ra từ nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách Nhà nước đối với các đối tượng: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng và quy định cụ thể về quyền của Nhà nước, nghĩa vụ của tổ chức chủ trì đối với các đối tượng này.
Các quy định này không chỉ khắc phục các bất cập hiện nay về việc đăng ký và khai thác sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và giống cây trồng là kết quả từ các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước, mà còn là cú hích để khuyến khích các chủ thể nghiên cứu nhiệm vụ KH&CN chủ động đăng ký, khai thác thương mại các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra; thúc đẩy quan hệ hợp tác với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ, thương mại hóa và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển, nghiên cứu sản phẩm, qua đó thu về nhiều lợi ích kinh tế cũng như đạt được các mục tiêu về an sinh xã hội.
Theo tìm hiểu, trong quý III/2024, Bộ KH&CN tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các cơ quan của Quốc hội hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm tiến độ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; Hoàn thiện, trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Báo cáo Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật KH&CN (sửa đổi) tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2024.
Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ 2 dự thảo văn bản, gồm: Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổ chức KH&CN công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tập trung triển khai hiệu quả, đồng bộ các chương trình/nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia trung hạn đến năm 2025 và dài hạn đến năm 2030. Đổi mới cơ chế quản lý và triển khai các nhiệm vụ KH&CN phục vụ các sản phẩm quốc gia, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm chủ lực của địa phương...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”
Quản trị lao động 09/08/2024 16:04
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ
Quản trị lao động 05/02/2024 16:03
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023
Quản trị lao động 14/12/2023 17:38
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Quản trị lao động 12/10/2023 11:43
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức
Infographic 02/06/2023 15:09
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất
Quản trị lao động 25/05/2023 10:25
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp
Quản trị lao động 27/12/2022 08:02
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng
Quản trị lao động 13/11/2022 10:50
Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu
Quản trị lao động 01/11/2022 06:54
Tuyên dương 42 “cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” tiêu biểu cả nước
Quản trị lao động 16/10/2022 07:57