Ngành da giày cạn nguồn lao động

Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu da giày đạt những con số khả quan, nhưng những bất ổn về nguồn nhân sự, nguồn cung nguyên liệu, sự chững lại của các đơn hàng,… khiến xuất khẩu da giày sẽ phải đối mặt với những rủi ro trong những tháng cuối năm.
Chuyển sản xuất sang phi tập trung sẽ đảm bảo nguồn cung lao động Nhà tuyển dụng đánh giá cao chất lượng nguồn lao động

Thiếu nguồn cung lao động

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2022 của Hiệp hội da giày - túi xách Việt Nam (Lefaso) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 13,81 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó xuất khẩu giày dép đạt 11,79 tỷ USD (tăng 13,3%) và valy, túi, cặp đạt 2,02 tỷ USD, tăng 20,0% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 10,99 tỷ USD, chiếm 79,56% toàn ngành da giày- túi xách Việt Nam.

Ngành da giày cạn nguồn lao động
Ảnh minh họa: Mai Quý

Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước của Bộ Công Thương mới đây, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lefaso đánh giá, 6 tháng đầu năm, dù đạt kết quả xuất khẩu khá tốt nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn lớn khi nguồn cung nguyên phụ liệu bị thiếu, gián đoạn do nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc cũng như một số nước xung quanh hạn chế. Bên cạnh đó, thiếu nguồn lao động cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của ngành.

Dệt may, da giày là hai ngành hàng sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam. Trong đó, ngành da giày cần hơn 1,4 triệu lao động, chiếm tỷ lệ trên 18%.

Thiếu lao động, khó tuyển mới cũng là tình trạng của nhà máy Pou Yuen Việt Nam - doanh nghiệp gia công giày đông công nhân nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau dịch Covid-19, công ty cần tuyển mới 8.800 lao động, nhưng đến nay chỉ lấp đầy được 65%. Chưa kể, mỗi tháng lại phát sinh 500 - 650 trường hợp xin nghỉ việc. Phía doanh nghiệp cho hay không còn đặt nặng mục tiêu tuyển đủ người vì biết rõ không thể nào đạt được.

Tương tự, Công ty TNHHMTV giày dép Vĩnh Phong, với cơ ngơi nhà xưởng rộng 10.000 m2, cần khoảng hơn 1.000 lao động. Thế nhưng, hiện chỉ có gần 300 công nhân đang làm việc. Bà Phan Thị Minh Thu - Phó giám đốc công ty cho hay: “Không thể tìm ra người! Nếu trước đây, một tuần nhà máy có thể tuyển 50 công nhân có tay nghề, giờ đây cả tháng, sử dụng đủ các kênh chỉ tuyển được 10 người, đa phần là lao động lớn tuổi".

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Khánh - Phó chủ tịch Hội Da giày thành phố Hồ Chí Minh cho rằng các doanh nghiệp cần chủ động tăng cường lực lượng lao động đã qua đào tạo. “Hiện chỉ cần 300 lao động giày da được đào tạo nhưng khi hỏi các trường đều không đáp ứng đủ. Do đó doanh nghiệp đang phải đẩy mạnh liên kết với trường nghề để đào tạo cấp tốc, đồng thời hỗ trợ chỗ ở để kêu gọi lao động”, ông Nguyễn Văn Khánh cho biết.

Ngoài ra, theo ông Khánh, các doanh nghiệp cần tăng cường cơ giới hóa để tăng năng suất, tiết giảm nhân công. Thậm chí, trước khi xây dựng nhà máy, doanh nghiệp cần khảo sát trước nguồn lao động tại chỗ, liên kết với chính quyền để đặt hàng, đào tạo trước lao động.

Cần nâng cao năng lực sản xuất

Không chỉ vậy, theo đại diện Lefaso, 6 tháng cuối năm, ngành còn đối mặt với rất nhiều rủi ro như lượng tồn kho đang rất lớn, từ giờ đến quý 1/2023, tình hình đơn hàng sẽ có phần chững lại.

Bộ Công Thương nhận định, ngành da giày trong nước đã tận dụng tốt các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (nhất là hiệp định CPTPP và EVFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu. Điển hình, giày dép có tỷ lệ sử dụng C/O (chứng nhận xuất xứ) ưu đãi theo FTA trong năm 2021 khá cao, chiếm 95,92% với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA với Việt Nam. Do đó, mục tiêu năm 2022 tăng trưởng toàn ngành sẽ từ 10-15% so với năm 2021, đạt khoảng 23-25 tỷ USD là con số khả thi.

Mặt hàng xuất khẩu da giày Việt Nam dù đang ở mức trung bình của thế giới cả về chất lượng và giá cả, nhưng để cạnh tranh được trên thị trường, thời gian sắp tới, ngành cần nâng cao năng lực sản xuất các mặt hàng có giá trị cao hơn. Muốn vậy, nguồn nguyên liệu có giá trị cao cần nhập khẩu từ các nước.

Ngoài ra, với các thị trường có FTA với Việt Nam, Phó Chủ tịch Lefaso Phan Thị Thanh Xuân cho rằng, các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng tốt cơ hội nhập khẩu nguồn cung thiếu hụt từ các thị trường này. Đơn cử, EU là thị trường có nguồn nguyên phụ liệu có giá trị cao phục vụ nhu cầu sản xuất giày dép ở mức độ cao hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp da giày cũng chưa tận dụng tốt cơ hội để nhập khẩu công nghệ, thiết bị mới trong bối cảnh hướng đến sản xuất bền vững, sử dụng công nghệ xanh và sạch.

“Với việc tận dụng tốt thế mạnh từ Hiệp định FTA trong xuất khẩu, ngành da giày cũng mong muốn được tạo điều kiện để tận dụng các cơ hội trong nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các quốc gia tham gia Hiệp định, đặc biệt thị trường EU có những nguồn nguyên liệu có giá trị cao để sản xuất các mặt hàng giày dép ở mức độ cao hơn cũng như có thể nhập khẩu được những công nghệ, thiết bị mới. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đều hướng tới sản xuất bền vững và sử dụng công nghệ xanh, sạch nên rất cần khai thác tiềm năng của các thị trường mới, phục vụ cho đổi mới công nghệ tại các nhà máy sản xuất”, bà Phan Thị Thanh Xuân nhấn mạnh.

Đặc biệt, bà Phan Thị Thanh Xuân thông tin, sắp tới, Đức ra đạo luật về nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, được áp dụng từ 1/1/2023. Đạo luật này sẽ tác động rất mạnh đến chuỗi sản xuất của ngành da giày khi xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp mới chỉ nhận được thông tin sẽ áp dụng trong thời gian gần nhất, còn kế hoạch cụ thể triển khai như thế nào, doanh nghiệp phải đáp ứng những thủ tục gì thì đến thời điểm này thông tin còn rất thiếu.

Do đó, Phó Chủ tịch Lefaso mong muốn hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cung cấp thông tin thị trường một cách nhanh, chính xác nhất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành da giày kịp thời chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất kinh doanh sắp tới. Cùng với đó, thương vụ đẩy mạnh quảng bá sản phẩm da giày, lợi thế của Việt Nam khi tham gia Hiệp định FTA để bạn hàng tiếp tục đặt niềm tin và đặt hàng của Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập là một yêu cầu cấp bách đặt ra. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp da giầy có rất nhiều điều cần làm và phải được tiến hành đồng bộ. Để ngành da giầy phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngành da giầy Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, đa dạng nguồn cung nguyên liệu nhằm tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại, đồng thời cần có chiến lược nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng trên thế giới để cung cấp các sản phẩm mà thị trường cần. /.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Sáng 4/4, Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa trao trả lại tài sản thất lạc cho người dân.
Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Để phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” có được những kết quả đáng ghi nhận trong năm vừa qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã liên tục đổi mới trong công tác chỉ đạo triển khai tới các Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất đã và đang triển khai hiệu quả phong trào văn hóa, thể thao trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”. Qua đó, nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường đoàn kết, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và phát triển toàn diện cho người lao động.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Xe điện 7 chỗ đầu tiên của VinFast: Lựa chọn hoàn hảo cho gia đình đa thế hệ

Xe điện 7 chỗ đầu tiên của VinFast: Lựa chọn hoàn hảo cho gia đình đa thế hệ

Di chuyển tới 450 km/lần sạc, động cơ mạnh mẽ nhất trong các dòng MPV 7 chỗ, mẫu xe điện Limo Green không chỉ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu di chuyển hàng ngày mà còn là “chiến mã” lý tưởng cho những chuyến du lịch xa của những gia đình đa thế hệ.

Tin khác

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính CTCP Tập đoàn DEKKO

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính CTCP Tập đoàn DEKKO

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Tập đoàn DEKKO, mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do hành vi không báo cáo tình hình tài chính, thông tin liên quan trái phiếu của công ty.
Công ty Phát Đạt lên tiếng về việc 2 cá nhân thao túng cổ phiếu PDR

Công ty Phát Đạt lên tiếng về việc 2 cá nhân thao túng cổ phiếu PDR

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) khẳng định không liên quan đến các hoạt động thao túng giá chứng khoán.
Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp tư nhân gặp phải hiện nay chính là nguồn vốn để đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào ngân hàng thì sẽ không đủ và chắc chắn với tính chất vốn của ngân hàng cũng không thể đảm đương được tất cả nhu cầu vốn.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút vốn FDI

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút vốn FDI

Nhận định vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, thành phố Hà Nội đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để có thể thu hút được các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI, theo các chuyên gia, Hà Nội cần tiếp tục chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp...
Chính thức giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Chính thức giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sau hơn 6 năm hoạt động, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức được giải thể theo Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ. Chức năng quản lý vốn nhà nước được chuyển giao về Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.
Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nhằm tăng năng lực cạnh tranh và tận dụng cơ hội trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm
Phiên bản di động