Vị trí đau ở bụng, lưng tiết lộ căn bệnh ẩn giấu
![]()
| 9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm Có một số căn bệnh mà những cơn đau thường không xảy ra ngay tại bộ phận đó, mà thay vào đó, chúng lại xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể. |
Bạn có thường xuyên cảm thấy khó chịu và đau nhức trên cơ thể? Nếu bỗng dưng đau ở bộ phận nào, chúng ta chỉ biết rằng có điều gì đó không ổn nhưng không chắc vấn đề là gì.
Trên thực tế, một số cơn đau liên quan tới nội tạng của bạn. Bạn có thể tham khảo một số chẩn đoán lâm sàng sau:
Tim
Những người bị bệnh tim thường trải qua cơn đau đột ngột ở ngực sau đó lan qua tay trái, bả vai và cổ.
![]() |
Cơn đau quặn ở sườn có thể là dấu hiệu bệnh thận. Ảnh minh họa: Pennmedicine |
Thận
Nhiều người thường nhầm lẫn đau lưng với vấn đề ở thận. Khi bị bệnh liên quan tới thận, bạn sẽ cảm thấy cơn đau quặn ở dưới sườn, thắt lưng và lan tỏa xuống chân. Nếu chỉ là nhức cơ, nỗi đau sẽ không dữ dội tới vậy.
Ruột non
Nếu bạn thấy đau quanh rốn, ruột non của bạn đang không ổn. Khi bạn hay đột ngột đau ở khu vực này khi đi bộ hoặc cúi gập người, hãy đi khám ngay.
Phổi
Biểu hiện của bệnh phổi khá rõ rệt như tức ngực, ho và thở khó khăn.
Dạ dày
Người bị bệnh dạ dày thường thấy khó chịu ở phần thượng vị, lưng cũng có cảm giác đau. Cơn đau dạ dày và thực quản hay bị nhầm với đau tim. Tốt nhất, bạn nên tới viện để kiểm tra.
Mật và gan
Vấn đề ở các cơ quan này có thể gây ra phần đau đớn ở phía trên bên phải bụng và phần tương ứng ở lưng. Người bị gan còn có các dấu hiệu như vàng da, miệng có cảm giác chua.
![]() |
Nếu đau bụng dưới bên phải kèm sốt, buồn nôn... có khả năng bạn bị vấn đề ở ruột thừa. Ảnh: Healthline |
Ruột thừa
Bệnh nhân cần cắt ruột thừa thường bị đau âm ỉ, tăng dần mức độ ở khu vực quanh rốn tới phần bụng dưới bên phải. Cơn đau sẽ lan sang dạ dày và chân phải.
Nếu có các triệu chứng trên kèm theo sốt, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, bạn cần đi cấp cứu ngay.
Tụy
Cơn đau ở phần bụng trên có thể liên quan tới tụy, gây ra đau dạ dày. Nếu khi ăn hoặc nằm xuống, bạn thấy đau hơn, tụy của bạn nhiều khả năng bị tổn thương.
Những chẩn đoán sơ bộ ở trên sẽ giúp bạn bước đầu nhận định tình trạng thể chất của bạn nhưng không thể đánh giá được toàn bộ tình hình.
Nếu có các biểu hiện đau ruột thừa, bạn phải đi cấp cứu ngay. Với các biểu hiện đau khác, bạn có thể theo dõi thêm, nếu tình trạng kéo dài, bạn nên đi khám.
Theo An Yên/vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/vi-tri-dau-o-bung-lung-tiet-lo-cac-benh-an-giau-659326.html
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”
Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31