Vì Thủ đô văn minh, người Hà Nội thanh lịch
Phát huy giá trị di sản xây dựng Thủ đô văn minh Sử dụng xe buýt góp phần xây dựng Thủ đô văn minh |
Hà Nội - trung tâm chính trị, hành chính của quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế, là động lực phát triển của vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.Nghị quyết số 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045, theo đó, đến năm 2030, Hà Nội đi đầu cả nước hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năng động, hiệu quả; có sức cạnh tranh khu vực và thế giới, sánh vai thủ đô các nước phát triển cao trong khu vực.
Ảnh minh họa. |
Đến năm 2045, Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, văn hóa, văn minh, hiện đại; có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa, ngang tầm Thủ đô và thành phố hàng đầu trong khu vực. Về phát triển con người Thủ đô, Nghị quyết nhấn mạnh: “Xây dựng con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, tiêu biểu cho lương tri, phẩm giá con người Việt Nam”.
Để thực hiện mục tiêu và phương hướng này, một trong những nhiệm vụ trọng yếu đặt ra là xây dựng và triển khai hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực con người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thực hiện ý kiến phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Với phương châm kiên trì, bền bỉ, hiệu quả lâu dài, thành phố Hà Nội đã không ngừng đổi mới, tạo bước đột phá, điểm nhấn trọng tâm khơi thông dòng mạch cho nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người. Trong nhiều nhiệm kỳ, Thành phố đều ban hành Chương trình lớn riêng về phát triển văn hóa, con người Thủ đô, trọng tâm nhiệm kỳ này là Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, Chương trình xác định rõ: phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trong đó, nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh được coi là một trong những giá trị cốt lõi của phát triển văn hóa Thủ đô thời kỳ mới.
Đặc biệt, Hội nghị tọa đàm “Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh - Thực trạng và giải pháp” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức vừa qua, là giải pháp quan trọng, nhằm huy động sự tham gia của các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa trao đổi, nghiên cứu, hướng đến xác định hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.Hội nghị đã tập trung nhận diện hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế để đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô Văn hiến, văn minh, thanh lịch, hiện đại, hội nhập. Trên cơ sở đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp để phát huy vai trò của các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn Thủ đô, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Tại Hội nghị, GS.TS Hoàng Chí Bảo khẳng định, hệ giá trị văn hóa Thủ đô là hệ giá trị văn hóa đặc trưng, điển hình cho Hà Nội và người Hà Nội từ truyền thống đến hiện đại, vừa phản ánh vừa kết tinh những đặc trưng của văn hóa dân tộc “Dân tộc - Nhân văn - Dân chủ và Khoa học” như Đảng ta đã xác định trong Nghị quyết xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc trong thời Đổi mới và Hội nhập quốc tế.
“Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô phải xuất phát từ vai trò, vị thế của Thủ đô - trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. “Cả nước vì Hà Nội” và “Hà Nội vì cả nước” đủ nói lên sự hội tụ tinh hoa của mọi miền tổ quốc vào xây dựng Hà Nội, cùng góp sức vào việc tạo nên một Hà Nội tiêu biểu cho cả nước. Đồng thời, văn hóa của Thủ đô Hà Nội, văn hóa của người Hà Nội một mặt đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của cả nước như một trọng trách lớn lao mà còn nỗ lực sáng tạo những giá trị mới đủ sức làm cho cả nước tin cậy và tự hào”, GS.TS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.
Cũng theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, trong bối cảnh đổi mới, Hà Nội phải đi tiên phong thúc đẩy sự phát triển của cả nước. Trong xu thế và bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế, Hà Nội phải là gương mặt, diện mạo tinh thần tiêu biểu cho cả nước để giới thiệu với bạn bè quốc tế về Việt Nam, làm cho thế giới hiểu Việt Nam và Việt Nam đến với thế giới, hiểu biết về thế giới. Hà Nội và người Hà Nội biểu hiện không chỉ giá trị truyền thống, “ngàn năm văn hiến” mà còn mang tầm vóc lịch sử của hiện đại. Đó là Hà Nội, “Thủ đô của phẩm giá con người”, là “Thành phố vì hòa bình”, là “Thành phố xanh - sạch - đẹp” về môi trường, cảnh quan, là điểm đến bình yên, ổn định, phát triển đủ sức thu hút các bạn bè, đối tác đến tham quan, du lịch, đầu tư. Hà Nội phải tỏ ra xứng đáng với niềm tin cậy, thiện cảm của bạn bè quốc tế, một “thành phố đáng sống”, “thành phố hạnh phúc”.
“Những đòi hỏi ấy về sự phát triển của Hà Nội phải thể hiện thành Hệ giá trị văn hóa Thủ đô và đặt ra yêu cầu rất cao về văn hóa của người Hà Nội. Mỗi người Hà Nội, mỗi công dân Thủ đô, từ lao động sản xuất, công tác, học tập, đời sống đến ứng xử, đặc biệt là ứng xử với cộng đồng người dân trong nước, với bạn bè, đối tác đến từ mọi quốc gia - dân tộc trên thế giới tới Hà Nội sao cho họ cảm nhận và chứng thực được văn hóa Hà Nội, giá trị văn hóa Thủ đô”, GS.TS Hoàng Chí Bảo nêu.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40