Vì sao bất động sản phía Tây Thủ đô trở thành “cửa sáng” của giới đầu tư?

(LĐTĐ) Dòng vốn đầu tư lớn chưa từng có đang đổ về phía Tây Hà Nội giúp cơ sở hạ tầng giao thông khu vực này “thay da đổi thịt” từng ngày. Chính nhân tố này sẽ tạo cú hích tăng giá cho thị trường bất động sản khu vực này, trong đó các dự án hàng hiệu như Vinhomes Smart City sẽ nhận lực đẩy mạnh mẽ hơn khi có sự cộng hưởng của nhiều ưu thế đắt giá khác.
Cơ hội sở hữu nhà Hà Nội trong tầm tay cho các cặp vợ chồng trẻ Dân Thủ đô “bỏ phố ra biển” tận hưởng cuộc sống Điều gì thu hút cư dân Vinhomes Smart City?

Phía Tây Hà Nội “lột xác” nhờ hạ tầng giao thông

Trong khoảng 10 năm nay, phía Tây Hà Nội nhận được “làn sóng” đầu tư mạnh mẽ để hoàn thiện hạ tầng. Nhờ đó, hàng loạt dự án giao thông lớn đã hình thành, như: Đại lộ Thăng Long, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, trục đường hướng tâm Tố Hữu – Lê Văn Lương... Các trục đường lớn cũng được mở rộng, nâng cấp như Nguyễn Xiển - Đại lộ Chu Văn An - Xa La; tuyến đường Vành đai 2,5 chạy qua các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ...

Trong năm nay, TP Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án trọng điểm khác có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thủ đô. Theo dự kiến, chậm nhất vào cuối năm, đường sắt đô thị tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 8,5 km có thể đưa vào sử dụng ngay. Dự án hầm chui Lê Văn Lương có tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng cũng có thể hoạt động từ quý IV.

Vì sao bất động sản phía Tây Thủ đô trở thành “cửa sáng” của giới đầu tư?

Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm hoàn thành ở phía Tây Hà Nội góp phần tạo mặt bằng giá mới cho thị trường bất động sản

Trong giai đoạn 2021-2025, hơn 332 nghìn tỉ đồng sẽ được rót vào 460 dự án giao thông trên toàn thành phố Hà Nội, trong đó, 443 dự án đặt mục tiêu hoàn thành tiến độ. Đáng chú ý là cả 7 tuyến vành đai bao quanh thủ đô đều có hợp phần chạy qua khu vực phía Tây. Ngay từ lúc này đã có thể hình dung về mạng lưới giao thông dày đặc trong tương lai. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để kết nối trung tâm Hà Nội với các khu vực mới phát triển, nhất là lưu thông huyết mạch tới các 5 “thành phố trong thành phố” mà 3 trong số này nằm ở khu vực phía Tây, gồm các đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sơn Tây và Xuân Mai.

Theo KTS Trần Ngọc Chính (Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam), trên thế giới, các trung tâm mới thường cách nội đô cũ khoảng 1 - 2 giờ lái xe. Tại Hà Nội, trung tâm mới phía Tây cách khu phố cổ chỉ 30 - 40 phút đi đường tạo ra dòng chuyển cư tới các khu vực được quy hoạch mới. Thêm thỏi nam châm hút dòng dịch chuyển này là dự án Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đã sẵn sàng tiếp nhận hơn 4.000 sinh viên; khi hoàn thành giai đoạn 1 thì con số này có thể tăng lên gấp gần 4 lần. Bên cạnh đó, khu công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút gần 95 nghìn tỉ đồng vốn đầu tư với trên 24.000 người đang học tập và làm việc.

Nằm ở vị trí “tam giác vàng”, Vinhomes Smart City sở hữu ngàn cơ hội đầu tư

Báo cáo quý III/2021 của Savills Việt Nam cho thấy, 5 năm qua, khu vực phía Tây luôn duy trì nguồn cung sơ cấp lớn nhất thị trường Hà Nội. Sự bứt phá về hạ tầng, với việc hoàn thành hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đã tạo “đòn bẩy” kích thích đà tăng giá. Chung cư ở khu vực này đã có chu kỳ tăng giá liên tục 5 năm với mức tăng bình quân 10%/ năm.

Vì sao bất động sản phía Tây Thủ đô trở thành “cửa sáng” của giới đầu tư?

Vinhomes Smart City sở hữu vị trí vàng ở phía Tây Hà Nội với khả năng kết nối dễ dàng với các tuyến đường trọng điểm

Sở hữu vị trí cầu nối giữa trung tâm Hà Nội với các đô thị vệ tinh trong tương lai, Vinhomes Smart City vừa là “cú hích” tạo mặt bằng giá mới cho thị trường, vừa nhận xung lực mạnh mẽ của đà tăng giá. Nằm tại tọa độ có tính chất đầu mối giao thông, việc kết nối từ khu đô thị với các tuyến đường xương sống hoàn toàn dễ dàng qua cả 5 lối ra vào. Cụ thể, lối số 1, 2, 3 giúp di chuyển về khu vực trung tâm từ Đại lộ Thăng Long; lối số 4, 5 qua Lê Trọng Tấn để lưu thông nhanh chóng tới các khu vực trọng yếu phía Nam. Đây là nhân tố giúp dự án nhận được “điểm cộng” tuyệt đối của khách hàng.

Đặc biệt, khu đô thị là nơi giao cắt của 3 tuyến metro trọng điểm: tuyến số 5 - 6 - 7 theo Quy hoạch phát triển Hà Nội có tầm nhìn tới năm 2030 – 2050. Khi đi vào vận hành, loại hình phương tiện giao thông công cộng hiện đại sẽ giúp đô thị sánh ngang với các thành phố hàng đầu thế giới, đồng thời xóa đi mọi khoảng cách tới các khu vực nội đô. Cụ thể, tuyến số 5 sẽ kết nối tới các quận trung tâm Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình; Tuyến số 6 nối liền sân bay Nội Bài tới dự án và đi xuống phía Nam Thủ đô; Tuyến số 7 kết nối từ huyện Mê Linh tới dự án đi xuống Hà Đông và ngoại thành phía Tây Hà Nội. Có 2 nhà chờ được bố trí ngay cạnh Vinhomes Smart City.

Vì sao bất động sản phía Tây Thủ đô trở thành “cửa sáng” của giới đầu tư?

Vinhomes Smart City nằm ngay sát “tam giác metro” gồm 3 tuyến số 5 – 6 – 7, cùng 2 nhà ga được bố trí bên cạnh giúp cư dân dễ dàng sử dụng phương tiện giao thông công cộng hiện đại

Tiến độ các tuyến metro nói chung đang được đẩy mạnh, tạo “sức nén lò xo” cho triển vọng tăng giá bất động sản trong tương lai. Một ví dụ có thể dẫn chứng là tác động của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã vận hành, đã giúp giá nhà, đất, căn hộ tại nhiều khu vực dọc trục tăng từ 10 – 20%. Còn ở TP.HCM, theo CBRE, giai đoạn 2012 – 2016 giá mở bán các dự án bất động sản tại những khu vực có tuyến Metro đi qua đã tăng từ 150 - 200% so với khu vực khác. Đến nay, những dự án hiện hữu nằm dọc theo tuyến cũng tăng từ 15 - 50% so với giá bán ban đầu. Còn ở Nhật Bản, tuyến đường sắt nối Tokyo tới Tsukoba đã làm tăng giá đất từ 1 USD/m2 lên gấp 5.000 lần trước và sau khi có đường sắt chạy qua.

Không chỉ thừa hưởng ưu thế vàng từ vị trí, tiềm năng tăng giá của khu đô thị còn được đảm bảo bởi hệ thống tiện ích All-in-one đẳng cấp như Vinschool, Vincom, Vinmec, Vinbus,…, cùng chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chí này cộng hưởng cùng nhau tạo nên khu đô thị Vinhomes Smart City sở hữu cơ hội đầu tư đáng được quan tâm nhất trên thị trường bất động sản trong năm 2022.

VB

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

(LĐTĐ) Nguồn cung sơ cấp vẫn hạn chế nhưng đang có nhiều tín hiệu tích cực. Việc sửa đổi chính sách, quy hoạch và triển khai các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành nhà ở xã hội. Điểm nổi bật trong các đề xuất này là việc cho phép dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.
Hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietbuild lần 2 năm 2024

Hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietbuild lần 2 năm 2024

(LĐTĐ) Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng, nhưng triển lãm quốc tế Vietbuild Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) năm 2024 vẫn quy tụ hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng, bất động sản.
Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Xem thêm
Phiên bản di động