Hỗ trợ giáo viên mầm non bị ảnh hưởng dịch Covid-19

Vì mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”!

(LĐTĐ) Thất nghiệp, không có thu nhập và buộc phải tìm kiếm những công việc khác để mưu sinh đang là tình cảnh chung của không ít giáo viên mầm non tư thục sau khi các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện đóng cửa để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Việc sớm tìm ra những giải pháp “cứu cánh” thiết thực trong bối cảnh này sẽ trực tiếp góp phần giúp các giáo viên ổn định cuộc sống, gắn bó lâu dài với nghề.
Kiến nghị giáo viên bậc học mầm non được nghỉ hưu sớm Hỗ trợ giáo viên mầm non bị bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn Giáo viên mầm non ngoài công lập gồng mình “vượt bão”

Mưu sinh giữa mùa dịch

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Hà Nội đã cho học sinh các cấp nghỉ học để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, đây cũng là lúc khó khăn ập đến nhiều hơn với các cơ sở mầm non tư thục và đội ngũ giáo viên, nhân viên thuộc các cơ sở giáo dục này.

Dù không phải là nhóm đối tượng yếu thế nhất trong xã hội nhưng trong 2 năm qua, những đợt nghỉ cứ kéo dài vì dịch đã khiến nhiều giáo viên mầm non tư thục phải vật lộn để tìm kiếm việc làm và mưu sinh bởi mức thu nhập trong công việc họ có được trước đó vốn không quá dư dả để tạo tích lũy.

Vì mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”!
Một tiết học trong trường mầm non tư thục tại quận Bắc Từ Liêm. (Ảnh chụp thời điểm trước khi dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát).

Từ nhiều tháng nay, chị Phạm Thanh Tú (giáo viên một trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm) chỉ quanh quẩn trong căn phòng trọ rộng khoảng chừng 10m2. Chị Tú cho biết, cảnh ở nhà dài ngày đã quen hơn so với đợt nghỉ dịch năm ngoái nhưng nỗi thấp thỏm về công việc, thu nhập lại nhiều hơn.

“Tôi làm giáo viên mầm non ở trường tư thục. Trước đây đi làm tôi có để ra được một ít nhưng bây giờ không làm ra được nên tôi phải thắt chặt chi tiêu hơn. Sau khi trường học tạm thời đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, tôi có nhận kèm 1-1 cho trẻ viết chữ đẹp và dạy toán thông minh. Nhưng giờ cũng không có học sinh.

Đôi khi tôi cũng thấy buồn, cảm thấy kinh tế không được đảm bảo. Có những lúc nghĩ muốn đổi nghề nhưng lại cảm thấy rất yêu thích công việc này. Hiện tại, tôi mong tình hình dịch bệnh sớm được kiểm soát để có thể trở lại trường tiếp tục công việc”, chị Tú chia sẻ.

Chung tình cảnh, chị Nguyễn Thị Huyền Ninh (giáo viên một trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Hà Đông) mới xin được việc và đứng lớp chưa được bao lâu thì đã phải tạm nghỉ dạy. “Biết tin học sinh ở Hà Nội tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều lần bố mẹ khuyên tôi về nhà nhưng ở quê rất khó tìm việc đúng chuyên môn nên tôi cố gắng ở lại Thành phố để làm cộng tác viên bán hàng online cho một cửa hàng thời trang, chờ ngày trường học mở cửa trở lại.

Tuy thu nhập không nhiều nhưng nếu tôi biết cách chi tiêu tiết kiệm thì cũng sẽ ổn và không trở thành gánh nặng cho bố mẹ, nhất là khi kinh tế gia đình cũng đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh”, chị Ninh bày tỏ.

Gắn bó với nghề gần 10 năm nhưng sau chuỗi ngày phải tạm nghỉ dạy vì dịch bệnh, chị Nguyễn Thị Duyên (giáo viên một trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội) đã xin nghỉ việc để cùng chồng về quê buôn bán. Trước đó, vợ chồng chị Duyên cùng 2 con thuê trọ tại quận Hà Đông. Với đồng lương khoảng 5-7 triệu đồng/tháng, cộng khoản thu nhập từ nghề lái xe dịch vụ của chồng cũng tạm đủ chi tiêu cho gia đình.

Tuy nhiên, dịch liên tục bùng phát, thu nhập của vợ chồng chị không còn đều đặn như trước. Đợt dịch này, gia đình chị đã quyết định về quê tìm công việc khác vì không thể trụ ở Thành phố. Trở về quê, hàng ngày, chị Duyên cùng chồng dậy từ 2-3 giờ sáng để ra chợ đầu mối mua rau, sau đó bán lại cho một số tiểu thương lấy lời. “Công việc mới chưa quen, vợ chồng tôi gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, về quê không phải thuê nhà nên giảm bớt được chi phí, từ đó có thể lo cho các con được tốt hơn”, chị Duyên cho biết.

Chị Lê Huyền Trang (giáo viên một trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai) đã không có thu nhập kể từ khi nhà trường tạm dừng hoạt động. Theo chị Trang, sau khi phải nghỉ dạy, chị có ý định ở lại Hà Nội để làm công việc khác. Thế nhưng vì không tìm được việc làm phù hợp trong hoàn cảnh dịch bệnh cùng với số tiền tiết kiệm không đủ để chi trả cho các khoản chi phí ở Thành phố nên chị đã chọn cách về quê để phụ giúp gia đình và nhận trông 2 em nhỏ tại nhà. Hiện nay, thu nhập tuy không nhiều nhưng cũng đủ để giúp chị trang trải cuộc sống hàng ngày.

Qua ghi nhận, thời gian qua, số lượng giáo viên mầm non các trường tư thục ở Hà Nội có nhu cầu tìm kiếm việc làm đang có xu hướng tăng lên. Tại nhiều hội, nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội, mỗi ngày có đến hàng chục bài đăng tìm kiếm việc làm của các giáo viên mầm non tư thục. Việc làm được tìm kiếm chủ yếu là những công việc không yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm như: Trực page, bán hàng online, nhân viên tư vấn bảo hiểm…

Thu nhập từ những công việc này thường không cao nhưng đối với các giáo viên mầm non tư thục phải nghỉ dạy không lương thì đây là số tiền rất cần thiết để có thể trang trải các khoản chi phí sinh hoạt, ăn uống và đi lại.

“Phao” cứu sinh nhiều hoàn cảnh

Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có những diễn biến khá phức tạp, khó lường. Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội. Luật sư Đào Văn Tài (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, trong Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, giáo viên mầm non tư thục là một trong những nhóm đối tượng nhận được hỗ trợ.

Cụ thể, tại Điều 13, Chương IV Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, Quyết định nêu rõ: Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện:

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/12/2021. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

Căn cứ những quy định trên, nếu thuộc đối tượng và đủ điều kiện được hỗ trợ thì giáo viên có thể thông báo đến lãnh đạo đơn vị tiến hành hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục theo quy định để được hỗ trợ.

Qua tìm hiểu, các ngành, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động theo hướng linh hoạt, phù hợp với bối cảnh toàn Thành phố giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 và đặc thù của từng địa phương.

Trực tiếp đến bộ phận một cửa quận Hà Đông nhận tiền hỗ trợ, chị Trương Thị Thu Hiền (giáo viên Trường Mầm non tư thục Đức Trí, quận Hà Đông) phấn khởi: “Hơn 3 tháng ngừng dạy, cuộc sống của gia đình tôi rất khó khăn. Chồng làm nghề tự do, công việc không đều nên chúng tôi chi tiêu rất tiết kiệm. Nhận được 3.710.000 đồng tiền hỗ trợ tạm ngừng việc và 1.000.000 đồng nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, tôi rất vui. Đây cũng là nguồn động viên lớn đối với gia đình trong thời điểm này”.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Sáng (giáo viên Trường Mầm non tư thục Đức Trí, quận Hà Đông) cũng bộc bạch: "Do ảnh hưởng của dịch nên tôi phải nghỉ dạy, cuộc sống đã khó khăn nay càng thêm khó khăn. Khi được thông báo sẽ được nhận tiền hỗ trợ, bản thân tôi cảm thấy rất vui và xúc động trước sự quan tâm của Chính phủ và thành phố Hà Nội"./.

Thảo Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024  sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 242/KH-UBND tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 để biểu dương, tôn vinh các em học sinh, sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

(LĐTĐ) Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt. Nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là người học.
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

(LĐTĐ) Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống theo nghề giáo ở huyện Thanh Trì (Hà Nội), Nguyễn Trung Hiếu đã nỗ lực không ngừng, đỗ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền và với thành tích tiêu biểu trong 4 năm học đại học, Hiếu vừa vinh dự được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vinh danh thủ khoa tốt nghiệp đại học xuất sắc năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục

Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Công tác xã hội hóa giáo dục trong 10 năm qua không chỉ góp phần to lớn trong việc cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8

Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8

(LĐTĐ) 70 nhà giáo tiêu biểu đến từ các cấp học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham dự vòng chung khảo xét duyệt Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8, năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động