Vì biển đảo thiêng liêng của đất nước: Mang “con chữ” ra nơi đầu sóng

(LĐTĐ) Ngày trước, khi nhắc đến những hòn đảo – những dải đất chủ quyền nơi đầu sóng người ta sẽ nhớ ngay đến cái vị mặn mòi, khắc nghiệt của nắng gió. Nhưng với tôi thì khác, trong những chuyến hải trình vượt qua muôn trùng sóng, đến với biển đảo quê hương tôi còn thấy được sự sẻ chia ngọt bùi của những người đang đứng nơi tuyến đầu, bảo vệ vẹn toàn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đặc biệt hơn, trên những vùng đất thiêng liêng ấy, tình yêu đôi lứa, yêu quê hương, yêu con chữ, yêu trẻ nhỏ… cứ quyện vào nhau như chất kết dính vững chắc giúp xây dựng nên một hậu phương vững chắc để người lính chắc tay súng bám đảo.
ky 1 nhung cau chuyen trong nguoi Những khoảnh khắc không thể quên ở Trường Sa
ky 1 nhung cau chuyen trong nguoi Xuân nơi đầu sóng

Kỳ 1: Những câu chuyện “trồng người”

Giữa trùng khơi sóng gió, ở những hòn đảo vùng địa đầu Đông Bắc Tổ quốc khi nhìn bất kỳ điều gì tôi cũng thấy thật đặc biệt. Và trong một hải trình tìm đến đảo Trần và Trà Bản (tỉnh Quảng Ninh), sự đặc biệt, xen lẫn cảm xúc ngạc nhiên trong tôi càng nhân lên gấp bội.

Vượt qua những khó khăn

Trong hải trình đó, tôi đã ghi, đã thấy những con người kỳ lạ. Họ là những người thầy sẵn sàng từ bỏ những điều kiện, chế độ đãi ngộ tốt đẹp dành cho bản thân để thầm lặng thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, hy sinh cả tuổi thanh xuân để mang con chữ đến với học sinh nơi đảo xa. Bình minh một ngày chớm nắng, cái hanh hao, khắc nhiệt và vị mặn mòi của biển dường như đến sớm hơn.

Trên chuyến tàu nhẹ sóng đến tuyến đảo Trần (xã Thanh Lân, huyện Cô Tô) và đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) xen lẫn những chiếc tàu thuyền đánh bắt cá đang tấp nập cập bến Cái Rồng là những chiếc tàu chở khách đến các đảo nhỏ.

Thấy tôi tần ngần ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng trên những dải đất ẩn trong muôn trùng sóng, một chiến sĩ thuộc Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh vùng 1 Hải quân lại gần bắt chuyện. Anh bảo, ở các xã đảo thường khi bước vào cao điểm mùa khô tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt lại tái diễn.

ky 1 nhung cau chuyen trong nguoi
Dù lớp học có rất ít học sinh nhưng các cô giáo vẫn bám đảo, bám lớp.

Thế nên từng có thời điểm, do đặc thù các đảo nằm xa cách nên hệ thống trường lớp và sự dạy học bài bản trên các đảo là bài toán khó. Người ta thường hay ví chuyện đem con chữ đến đảo cho trẻ nhỏ vất vả như mùa khô khát và khó khăn như ra khơi mùa biển động. Tuy nhiên, mọi sự giờ đây đã khác.

Quả thực, có đến mới thấy, giữa tiết trời đầy gió, những nếp nhà ngăn nắp, chắc chắn của người dân hiện ra ngay trước mắt. Chia sẻ về những ngày tháng khó khăn, ông Lê Hồng Phương – Chủ tịch UBND xã Bản Sen cho biết, để có được như hiện tại là cả một hành trình dài, đong đầy mồ hôi, nước mắt cùng cố gắng của tất thảy những người sinh sống trên đảo. Điều kiện tự nhiên trên các đảo này vô cùng khắc nghiệt. Hiếm khi nào vùng biển này lặng gió.

Dễ thấy nhất là vào mùa hè, do đón sóng lớn từ gió Nam thổi lại nên bão biển ở đây có sức tàn phá lớn. Một điểm đặc trưng thời tiết khác là vào mùa đông, đây cũng là nơi đầu tiên hứng chịu những đợt gió mùa Đông Bắc “cắt da cắt thịt” tràn về. Thổ nhưỡng khắc nghiệt nên quanh năm đảo ở trong cảnh khan hiếm nước ngọt. Trời nắng thì khô hạn nhưng hễ mưa là úng lụt, khiến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn…

Theo lời Chủ tịch UBND xã Bản Sen, những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, địa phương nên xã Bản Sen đã được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, hạ tầng, giao thông nông thôn, điện lưới quốc gia. Năm 2014, xã Bản Sen lần đầu tiên được đóng điện, chính thức hòa điện lưới quốc gia.

Từ khi có điện, người dân đua nhau sắm các thiết bị điện như: Tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, ti vi… Tới nay, người dân có thể sử dụng điện 24/24 giờ mà chi phí còn thấp hơn dùng 2-3 giờ/ngày qua máy phát điện trước đây. Nhờ có điện, nhiều người sống trên đất liền đã xin chuyển ra đảo sinh sống, còn người dân ở đây thì yên tâm bám đảo.

ky 1 nhung cau chuyen trong nguoi
Cô giáo Ngần Thị Minh.

Theo chân một cán bộ địa phương tới thăm Trường Mầm non xã Bản Sen, cá nhân tôi bất ngờ bởi khuôn viên rộng rãi, trường lớp xanh mát, các dãy nhà kiên cố sạch đẹp. Được biết, từ khoảng năm 2013, trường được đầu tư, xây dựng một khu mới với tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Năm 2015, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia và cũng được đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non đạt mức 3.

Ở niên khóa 2018, trường có 66 cháu từ lớp nhà trẻ trên dưới 24 tháng đến các cháu 5, 6 tuổi chia thành 5 nhóm lớp, 4 lớp mẫu giáo và một nhóm nhà trẻ. Cả các cháu thôn Bản Sen, vùng bị lũ nặng năm 2015 nhà trường cũng vận động đưa các cháu về điểm trường chính để học. Nhờ sự quan tâm kịp thời này, sự học ở trong vùng đã ít nhiều vơi bớt khó khăn.

Còn tại tuyến đảo Trần thuộc địa phận xã Thanh Lân – nơi được mệnh danh xa xôi nhất vùng Đông Bắc bộ sự khó khăn cũng chẳng hề kém cạnh. Đảo Trần rộng 4,5ha, tuy là núi đất nhưng đất đai khô cằn, lộng gió, thảm thực vật ít khả năng sinh thủy.

Tại đây có 3 đập chứa nước cứ hết mùa mưa lòng hồ trơ đáy, túi nước ngầm chẳng đáng là bao. Giếng khoan đưa được vò nước sạch lên mặt đất quý như đặc sản. Khó khăn và khắc nghiệt là vậy, thế nhưng bằng sự chung sức đồng lòng của những con người nơi đây, trường học Liên cấp đảo Trần được khởi công xây dựng đầu tháng 8/2015.

Đến nay, dãy nhà hai tầng với 7 lớp học đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cô giáo Ngần Thị Minh (Trường Liên cấp đảo Trần) cho biết: Hiện tại trường có 10 học sinh (6 tiểu học, 4 mầm non). Đầu năm thì có 8 học sinh, vừa rồi có cô giáo chuyển ra, có thêm 2 học sinh là con của cô giáo.

“Tình yêu biển đảo đã níu chân tôi…”

Nhắc về những ngày tháng gieo chữ nơi đảo xa, cô Ngần Thị Minh chia sẻ, bản thân quê gốc ở Sơn La. Cô ra công tác ở tuyến đảo được 6 năm, từ năm 2012. Khi vừa ra trường (Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh, nay là Đại học Hạ Long) là cô Minh xung phong nhận nhiệm vụ ra công tác tại tuyến đảo.

Riêng tại đảo Trần, cô Minh bắt đầu công tác từ đầu năm học 2018 – 2019. Nghe kể, đáng lẽ sau khi dạy 1 học kỳ tại đây thì cô được điều động về, thế nhưng tình yêu nơi đảo nhỏ cứ níu giữ, chẳng thể dứt, cô lại xin ở lại nơi đây để tiếp tục gắn bó công tác. “Khi chưa ra đảo bao giờ, lúc đầu có một chút gì đấy e dè vì cuộc sống ở biển đảo theo mình nghĩ đơn giản sẽ có một chút gì đó nguy hiểm.

Tuy nhiên khi ra rồi mới thấy ở đây thật sự rất cần những người thầy, người cô ra đây để cống hiến. Những năm gần đây, tuyến đảo được cấp trên quan tâm rất nhiều nên về điện, đường, trường, trạm cũng được quan tâm và hỗ trợ kịp thời. Mình nghĩ trong tương lai mình sẽ gắn bó với đảo lâu dài” – cô giáo Ngần Thị Minh chia sẻ.

Hỏi ra mới biết, kỳ thực thời gian đầu, khi đang công tác tại Hà Nội, khi biết ý định ra công tác tại tuyến đảo của cô Minh, người thân trong gia đình, đặc biệt là mẹ và bà ngoại phản đối quyết liệt.

Bởi nếu ra ngoài đảo công tác, sự khó khăn vất vả sẽ nhân lên bội phần, nhất là với phận nữ cần sự yên ổn, chở che. Trước sự quyết liệt ấy, cô Ngần Thị Minh phải mất hơn 1 tuần để thuyết phục những người thân trong gia đình.

“Mình còn trẻ thì mình sẽ cống hiến, gắng hết sức để sau này không phải hối hận. Nếu ai cũng ỷ lại, ngại khó ngại khổ, ai cũng muốn ở Thủ đô, ai cũng muốn ở những nơi sung sướng thì ngược lại những nơi biển đảo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa các cháu sẽ thiệt thòi rất nhiều. Mình tình nguyện ra đây và tới thời điểm hiện tại cũng không hề thấy hối hận về quyết định này” – cô Minh quả quyết:

Cũng giống như cô Minh, cô giáo Nguyễn Thị Hợi (sinh năm 1966), cũng vẹn nguyên tình yêu và sự quyết tâm bám đảo. Cô Hợi hiện đã có 30 năm công tác ngoài xã đảo. Hiện cô đang là giáo viên Trường Phổ thông cơ sở Bản Sen, xã Bản Sen. Theo lời của cô Hợi, ngày mới ra đảo dạy học mọi thứ khó khăn cũng bủa vây đủ bề. Điện, đường không có, nước sạch cũng không, khó khăn thiếu thốn khiến việc dạy – học của thầy và trò càng thêm khó khăn vất vả.

Nhiều học sinh muốn bỏ học để theo bố mẹ đi biển, cô đã phải trực tiếp "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tuyên truyền, vận động các em đến trường. Ngay bản thân cô cũng đã có những lúc nản lòng và định bỏ cuộc. Nhưng rồi sự hồn nhiên, vô tư và hiếu học của các em học sinh đã níu chân cô lại và cô đã gắn bó với vùng đất đảo này cho đến ngày hôm nay.

Phạm Thảo

Kỳ 2: Gửi trái tim nơi biển

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tên gọi Việt Nam - Điện Biên Phủ, tên gọi Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử nhân loại.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách “Điện Biên Phủ” với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ. Khác với công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử, bộ sách có nội dung tuyển chọn, trình bày hiện đại rõ ràng, bìa mềm, độ dày vừa phải, hướng đến bạn đọc trẻ và các tủ sách cơ quan, doanh nghiệp.
Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa ba môn thi của kỳ thi này.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Xác định người lao động là tài sản vô giá của doanh nghiệp, trong những năm qua, công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động luôn được Ban lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH PHD (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) chú trọng quan tâm.

Tin khác

Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa ba môn thi của kỳ thi này.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
5 ngày nghỉ lễ, gần 2.000 người cấp cứu vì tai nạn giao thông

5 ngày nghỉ lễ, gần 2.000 người cấp cứu vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ ngày 27/4 đến 1/5/2024), đã có gần 8.000 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú; tổng số bệnh nhân khám cấp cứu, tai nạn giao thông là 1.990 người.
Bà Rịa - Vũng Tàu thu gần 700 tỷ đồng dịp lễ 30/4 và 1/5

Bà Rịa - Vũng Tàu thu gần 700 tỷ đồng dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024 (từ 27/4 đến ngày 1/5), lượng khách đến du lịch, tham quan tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023, qua đó đem về doanh thu gần 700 tỷ đồng cho địa phương này.
Từ hôm nay (2/5), thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (2/5), thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (2/5) đến 17h ngày 10/5, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

(LĐTĐ) Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai khiến nhiều người tử vong và bị thương. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thời người bị nạn.
Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

(LĐTĐ) Theo Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tỉnh này đã đón và phục vụ khoảng 950.000 lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng.
Các điểm vui chơi tại TP.HCM đón gần 1 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4

Các điểm vui chơi tại TP.HCM đón gần 1 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lượng khách du lịch đến với Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tăng nhẹ, khi mà các doanh nghiệp dịch vụ tại TP.HCM đã tung hàng loạt khuyến mãi để hút du khách trong dịp này.
Xem thêm
Phiên bản di động