56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tên gọi Việt Nam - Điện Biên Phủ, tên gọi Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử nhân loại.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Trải qua 56 ngày đêm đấu trí với thực dân Pháp, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội. Chiến thắng này đã giáng một đòn nặng nề vào nền móng của thực dân Pháp. Trải qua 9 năm tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam, giới cầm quyền nước Pháp bị lục đục và chia rẽ sâu sắc.

Trong thời gian đó, 20 lần chính phủ Pháp bị đổ, trung bình mỗi chính phủ tồn tại 7 tháng, có chính phủ chỉ tồn tại trong vòng một tuần lễ. Cũng trong thời gian này, Pháp đã 7 lần triệu hồi Toàn quyền Đông Dương về nước. Về quân sự, gần nửa triệu binh lính Pháp bị thiệt mạng, 8 đời Tổng chỉ huy kế tiếp nhau thua trận. Chỉ riêng trận Điện Biên Phủ, ta đã tiêu diệt và bắt sống 16 nghìn binh lính cùng tướng De Castries.

56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu
Bộ đội ta giương cao cờ chiến thắng trên cứ điểm Him Lam vừa chiếm được trong trận mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, chiều 13/3/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Về kinh tế, chiến tranh Đông Dương là một gánh nặng quá sức chịu đựng của nước Pháp. Mặc dù được dự báo trước, nhưng sự thất bại này khiến cho những nhà cầm quân của nước Pháp hoàn toàn sụp đổ.

Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự cho biết: “Khi Điện Biên Phủ thất thủ, cách đó nửa vòng trái đất thì cả nước Pháp gần như chết lặng. Cao ủy Pháp tại Đông Dương đã gửi ngay cho người Pháp ở Đông Dương một bức thông điệp với lời lẽ chua chát: Điện Biên Phủ không còn nữa, không việc gì mà chúng ta phải giấu giếm cái đòn mà ta phải chịu. Sau Điện Biên Phủ, trong thế bị động, Mỹ đã lập ra các khối liên minh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng và tác động của Điện Biên Phủ ra các nước xung quanh. Rõ ràng, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã có tác động sâu sắc và làm thay đổi thế giới”.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đã bắt đầu có sự chuyển biến. Nhưng bước ngoặt, chuyển biến mới chỉ thực sự đến sau Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam. Lúc này, cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức mới thực sự dâng cao. Cơn hấp hối của chủ nghĩa thực dân mới chính thức bắt đầu.

Theo Tiến sĩ Trần Thị Nhẫn, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, vào thời điểm đó, chưa có một dân tộc thuộc địa nào bằng chính sức mạnh của mình đứng lên giành độc lập. Do vậy, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành sự kiện tiên phong cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa vùng dậy đấu tranh giành độc lập.

“Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngoài ý nghĩa sâu sắc đối với dân tộc ta, thì có ý nghĩa thời đại rất lớn. Đó là đã đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, đồng thời cổ vũ, thúc đẩy, mở ra một thời kỳ đấu tranh để giành độc lập dân tộc tại châu Phi, châu Mỹ Latinh. Và điều đó được mở đầu bằng thắng lợi cách mạng Cuba và các nước thuộc địa ở châu Phi, Mỹ Latinh trong thập niên 60 của thế kỷ XX”, Tiến sĩ Trần Thị Nhẫn khẳng định.

56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu
Từ Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đặt tại chân núi Pú Luông, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có quyết định lịch sử làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. (Ảnh: Bích Nguyên)

Ở châu Phi, vào thời điểm năm 1954, thực dân Pháp đã có tới 32 lãnh thổ thuộc địa, chiếm 90% hệ thống thuộc địa Pháp trên thế giới. Với Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi bắt đầu bước sang một giai đoạn mới. Châu Phi đã thực sự vùng lên.

Điển hình cho phản ứng dây chuyền từ Điện Biên Phủ là Algeria. Noi gương Việt Nam, nhân dân Algeria đã phát động khởi nghĩa vũ trang. Và 8 năm sau đó, người Pháp đã buộc phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Algeria, chấm dứt vĩnh viễn nền thống trị hơn 130 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân trên đất nước có diện tích lớn nhất lục địa đen này.

Ông Mourad Lamoudi, Cố vấn Tổng Thư ký, phụ trách đối ngoại Mặt trận giải phóng dân tộc Algeria khẳng định: “Các dân tộc bị thuộc địa hồi đó xem Chiến thắng Điện Biên Phủ một cách đầy ngưỡng mộ và hết sức yêu mến dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo cảm hứng cho các nước bị thuộc địa, bởi vì khi dân tộc Việt Nam đánh bại thực dân Pháp, là lúc họ mở ra hy vọng cho các dân tộc khác, nhất là những nước bị Pháp đô hộ như Algeria và các nước ở Nam Phi, Tây Phi, hay Trung Phi. Cũng rất thú vị là ngay sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, thì cách mạng Algerie bùng nổ vào ngày 1/11/1954. Cuộc cách mạng của Algeria đã lấy cảm hứng và học tập theo cuộc cách mạng của Việt Nam”.

Nếu như năm 1954, ở châu Phi mới có 720 nghìn km2 với 18 triệu dân thoát khỏi ách nô lệ, thì sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đến năm 1959, con số đó đã tăng lên 27 triệu km2 với hơn 37 triệu dân. Đặc biệt, năm 1960, phong trào giải phóng dân tộc của các nước châu Phi thực sự trở thành bão táp cách mạng. Năm 1960 đi vào lịch sử với tên gọi lịch sử là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. Không dừng lại ở đó, các nước thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha cũng vùng lên và giành quyền độc lập vào những năm 70 của thế kỷ XX. Như vậy, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm cảm hứng, là ngọn đuốc soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh.

Nói về tầm vóc của Chiến thắng Điện Biên Phủ, tờ báo hàng đầu của Mỹ là New York Times ra ngày 6/5/1954 đã viết: Vài tháng trước còn chưa ai được nghe về thung lũng xa xôi ở khu rừng rậm Đông Nam Á này. Nhưng từ hôm nay, ba tiếng Điện Biên Phủ vang vọng trên khắp thế giới. Và đi vào lịch sử như một trận đánh được viết thành sử thi. Từ Điện Biên Phủ có thể bị phát âm sai. Nhưng trên môi mỗi chúng ta, nó vẫn là từ đồng nghĩa với những phẩm chất như quả cảm, bền bỉ. Đó chính là những gì đem lại vinh quang cho nhân loại.

Như vậy, Điện Biên Phủ chính là thắng lợi đầu tiên của các dân tộc thuộc địa trước đội quân xâm lược nhà nghề của một đế quốc lớn. Vì trước trận Điện Biên Phủ, trong suốt 500 năm lịch sử chế độ thuộc địa, chưa từng có một nước nào đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của một đế quốc lớn, chưa có một nước thuộc địa nào dùng phương pháp hòa bình buộc các nước thống trị phải trao trả độc lập thực sự. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã thực sự tạo nên một cơn dư chấn trong đời sống chính trị nhân loại, mà cho đến hôm nay và mai sau, chúng ta vẫn tự hào để nói về điều đó.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động