Vẹn nguyên bài học trong công cuộc dựng xây đất nước

(LĐTĐ) 70 năm đã lùi xa, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ lớn lao cho nhân dân cả nước. Tầm vóc, ý nghĩa và những bài học đúc rút từ sự kiện lịch sử trọng đại này vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo Đảng dựng xây đất nước hùng cường Cống hiến sức trẻ dựng xây đất nước hùng cường

Sau 8 năm thực hiện đường lối “kháng chiến, kiến quốc”, quân và dân ta đã lập nên nhiều chiến công to lớn trên các chiến trường, đẩy thực dân Pháp ngày càng lún sâu vào thế bị động. Với tham vọng xoay chuyển tình thế, tháng 7/1953 thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Nava, hòng tập trung binh lực, giành thắng lợi trong vòng 18 tháng.

Vẹn nguyên bài học trong công cuộc dựng xây đất nước
Ảnh tư liệu.

Đây là nỗ lực tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh của Pháp được Mỹ giúp sức. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, quân và dân ta đã phát huy quyền chủ động, tiến hành cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, đẩy địch càng lún sâu vào thế bị động, phải tập trung quân lên Điện Biên Phủ để thực hiện cuộc giao chiến chiến lược ngoài kế hoạch.

Nhận định đây là thời cơ để tiến hành trận quyết chiến chiến lược tác động to lớn đến cục diện kháng chiến, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến, đánh đòn quyết định; đồng thời thành lập Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch do đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Tổng Quân ủy - Tổng Tư lệnh làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Chiến dịch. Với sự nỗ lực cao độ của toàn quân, toàn dân, sự mưu trí, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường, trải qua ba đợt chiến đấu, ngày 7/5/1954 quân và dân ta đã lập nên chiến thắng hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh; giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp dẫn đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương; kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945; một nửa đất nước được giải phóng, tạo cơ sở và điều kiện vững chắc để đưa nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” do Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức vừa qua, Thiếu tướng, PGS.TS Ngô Việt Cường, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng khẳng định, nét nổi bật về lập thế trận chiến tranh nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đó là: Ta đã kết hợp chặt chẽ giữa thế và lực; phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của thế và lực trên chiến trường rộng cả Đông Dương, nhưng vẫn bố trí triển khai được lực lượng chủ lực tập trung hợp lý ở chiến trường trọng điểm để tạo ra bước chuyển chiến lược mới, tạo ra một thắng lợi kép trong đòn quyết chiến chiến lược với địch ở Điện Biên Phủ; đồng thời phá vỡ một mảng quan trọng hậu phương và chỗ đứng của địch ở Đồng bằng Bắc Bộ...

Điều đó cho thấy, thế trận chiến dịch Điện Biên Phủ vừa là thế trận tiếp tục phát triển thế chủ động về chiến lược của ta, vừa là thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, đập tan cuộc phản công chiến lược của quân Pháp và can thiệp Mỹ (qua Kế hoạch Nava)… “Đây là những kinh nghiệm quý không chỉ có ý nghĩa to lớn trong tác chiến chiến dịch, chiến lược, mà còn có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa ở cả hiện tại và trong tương lai”, Thiếu tướng, PGS.TS Ngô Việt Cường cho hay.

Còn Đại tá Nguyễn Hữu Tài, Nguyên Chủ nhiệm Chính trị, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu kể lại, 15 giờ ngày 7/5, các đại đoàn được lệnh, không cần đợi trời tối, lập tức mở cuộc tổng công kích vào Mường Thanh. Khi có lệnh tổng công kích thì Đại đội 360 của Trung đoàn đã tới bờ tả ngạn sông Nậm Rốm sát chân cầu Mường Thanh. Trên đà tiến công như vũ bão, Đại đội 360 Tiểu đoàn 130 do Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật dẫn đầu đã vượt qua Cầu Mường Thanh, xông thẳng vào Sở Chỉ huy của địch, bắt sống tướng Đờ Cát và bộ tham mưu của hắn.

“Tôi nghĩ rằng thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử do nhiều nhân tố tạo thành, nhưng có 2 sự kiện có ý nghĩa quyết định. Một là, thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Hai là, cuộc vận động chống hữu khuynh tiêu cực, nâng cao quyết tâm giành toàn thắng cho chiến dịch do Đảng uỷ mặt trận và các cấp uỷ đảng lãnh đạo. Bài học quyết tâm chiến đấu chống mọi biểu hiện của hữu khuynh tiêu cực đã khắc sâu vào tâm trí của tôi và nhiều cán bộ khác trong suốt cuộc đời chiến đấu của mình”, Đại tá Nguyễn Hữu Tài nhận định.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn là mốc son chói lọi của dân tộc ta, bởi vậy, trong giai đoạn hiện nay, cần tiếp tục kế thừa, phát triển, làm phong phú hơn kho tàng lý luận về nghệ thuật quân sự Việt Nam (trong đó có bài học xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân), đồng thời vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

70 năm đã trôi qua, kể từ khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa nay đã trở thành điểm hẹn lịch sử của đồng bào cả nước, của bè bạn quốc tế và cả những người đã từng cầm súng ở bên kia chiến tuyến... Đặc biệt, thắng lợi của Chiến cục Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc về nghệ thuật tác chiến chiến lược, chiến dịch và chiến đấu…

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/7/2024, đúng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức tôn vinh và trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 cho 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu.
Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...

Tin khác

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, dọc hai bên đường từ Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông tới Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), hàng nghìn người dân đã đứng chờ sẵn với mong muốn được lần cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ít người dân đã bật khóc nức nở khi Linh xa chở linh cữu của Tổng Bí thư đi qua.
Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong ngày tổ chức Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động và người dân bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu.
Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

(LĐTĐ) Từ sáng 26/7, đông đảo người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

(LĐTĐ) Ngày 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong niềm tiếc thương vô hạn, sáng 26/7, Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7) tại 3 điểm tổ chức Lễ Quốc tang là Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Vào lúc 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Từ 7 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động