Về nghe sông hát khúc ca “lần đầu”
Chạm vào mùa hoa tháng Ba Mưa rơi trên đóa tường vi |
Sinh ra và lớn lên trên dải đất có dòng sông Cầu vắt ngang, mẹ tôi không chỉ một đôi lần ngẩn ngơ ngắm nhìn dải lụa ấy uốn lượn dưới chân cầu Gia Bảy mà còn ngày ngày gặp gỡ, tháng tháng bên nhau, tình cảm đậm sâu như đôi tri kỷ. Cũng bởi vậy nên mỗi khi về thăm ngoại, mẹ chẳng bao giờ quên tới chào hỏi “cố nhân”. Tôi đã theo chân mẹ mấy lần, thấy lần nào mẹ cũng chỉ ngồi lặng thinh bên bờ cát, chốc chốc lại nhắm mắt thật lâu. Ấy là lúc mẹ đang nghe sông hát những khúc ca “lần đầu”.
Ảnh minh họa |
Ai ở nơi này cũng đều có những kỷ niệm đặc biệt với dòng sông. Những kỷ niệm ấy được viết thành khúc ca để mỗi lần gặp lại cố nhân, sông sẽ cất tiếng hát nhắc nhớ. Và sông đang nhắc về những ký ức, những “lần đầu” khắc sâu trong lòng mẹ.
Thuở thiếu thời, bé con cùng đám bạn đi tắm sông, được bạn dạy cho cách thở, cách bơi. Lần đầu người nổi bềnh bồng trên mặt sông như được hàng trăm cánh tay nước nâng, đẩy, thấy việc biết bơi sao kỳ diệu đến thế.
Đến khi lớn lên, cô thôn nữ tuổi “mười bảy bẻ gẫy sừng trâu” lại lần đầu tiên nếm trải sức nặng của việc gánh vác gia đình trên chính dòng sông thơ ấu. Cô gác lại việc học, mỗi sớm tạm biệt đàn em thơ rồi cùng mẹ đi làm cát sỏi. Đông cũng như hè, xuân cũng như thu, sáng sáng chiều chiều cô ngâm mình trong dòng nước. Khúc cạn nước ngang đùi, khúc sâu nước ngang ngực. Chân không ngừng dò tìm, xẻng không ngừng luồn sâu, tay không đừng đãi. Sỏi rơi xuống sảo, cát lọt xuống sàng, rào rào rạt rạt. Cô cùng mẹ nhanh chóng lấp đầy những cái thúng ngồi ngoan trên chiếc bè dập dềnh bên cạnh.
Vãn cát sỏi, anh rể vô tình phát hiện ra vài dấu hiệu nên rủ cô và mẹ lên khúc sông trên đãi vàng. Niềm vui sướng vỡ òa khi ba mẹ con đãi được vàng thật. Tai vách mạch rừng, chẳng mấy chốc mọi người nghe tin mà kéo đến, khúc sông vắng lặng bỗng trở nên đông đúc ồn ào. Anh rể đưa tiền công cho cô, chậm rãi bảo: “Nhà mình nghèo khó, các em thì còn nhỏ, dì nên đưa tiền này cho mẹ, đừng giữ cho riêng mình”. Anh không biết rằng, cô vẫn thường đưa tiền cho mẹ phụ giúp nuôi các em.
Sông vẫn cất cao lời ca tiếng hát, những “lần đầu” lần lượt ùa về như thước phim chầm chậm chiếu trên sông. Trời chiều rắc ánh hoàng hôn hay cô thôn nữ của con đang xúc động mà khóe mi vương một nét hồng.
Hồ Điệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38