Về Kinh Bắc đón xuân cùng người quan họ

Ai đã từng đến với vùng quê này vào những ngày xuân, sẽ cảm nhận rõ hơn sự đằm thắm, đậm đà của sắc xuân trên miền quan họ.
ve kinh bac don xuan cung nguoi quan ho Cô bé với niềm đam mê dân ca quan họ xứ Kinh Bắc
ve kinh bac don xuan cung nguoi quan ho Chùa Bút Tháp - Kiến trúc cổ độc đáo lừng danh Kinh Bắc
ve kinh bac don xuan cung nguoi quan ho 30 người đẹp lọt vòng chung kết "Người đẹp Kinh Bắc"

Mỗi độ Tết đến, xuân về, trên vùng quê Kinh Bắc – Bắc Ninh lại ngập tràn sắc màu của lễ hội dân gian, cùng những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm.

ve kinh bac don xuan cung nguoi quan ho
Hát quan họ trên thuyền

Ai đã từng đến với vùng quê này vào những ngày xuân, sẽ cảm nhận rõ hơn sự đằm thắm, đậm đà của sắc xuân trên miền quan họ.

Men xuân của người quan họ

Thời gian của quan họ là suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhưng mùa xuân mới thực sự là mùa của quan họ. Người xưa đã có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, thời điểm này trên vùng quê Kinh Bắc, các làng vào đám (hội), nam thanh nữ tú đua nhau trẩy hội tưng bừng. Những “hội hè, đình đám” kéo dài trong suốt ba tháng xuân, từ làng này, qua làng khác:

"Mồng Bốn là hội Kéo Co

Mùng Năm hội Ó chẳng cho nhau về

Mồng Sáu đi hội Bồ Ðề

Mùng Bảy trở về đi hội Ðống Cao."

Người quan họ hát quan họ trên thuyền, trên đồi, trong chùa, trong đình và trong các tư gia... Khi ấy, trai gái các làng quan họ lại thường tụ tập thành từng bọn (một nhóm người) để cùng nhau hát. Một bọn quan họ thường là những người trong một làng với nhau, với ý là để đối đáp với làng khác.

Trong ngôn ngữ giao tiếp, người quan họ bao giờ cũng khiêm tốn, nhã nhặn và đề cao người đối thoại với mình. Dù các bạn quan họ ít tuổi hơn mình nhưng cả nam và nữ luôn miệng thưa gửi và xưng là “chúng em”.

Cách nói năng theo đúng nguyên tắc “hô thì tôn, xưng thì khiêm”. Những bọn quan họ gặp nhau, thường là hát với nhau thâu đêm suốt sáng ở nhà chứa (nhà ông trùm của một bọn quan họ), và nghỉ lại ở nhà quan họ bạn của mình. Đó là tục “ngủ bọn”.

Người quan họ thường có câu nói cửa miệng rằng “Yêu nhau cái nết, trọng nhau cái tình và say nhau ở giọng hát câu ca”. Quan họ không chỉ để nghe, mà quan họ có tinh mới tường – tức là có chơi thì mới hiểu được người quan họ.

Mỗi câu hát đều cho thấy ý tứ của người hát, mỗi ánh mắt, nụ cười không chỉ là sự làm duyên mà còn ẩn ý bao điều muốn nói. Các liền anh ngồi một bên, liền chị ngồi một bên, qua lời hát và cử chỉ người ta hiểu được tấm lòng của nhau.

Bao đời nay, những câu hát ấy nhưng vẫn đủ sức mạnh để đắm say bao lớp người. “Mỗi khi khách đến chơi nhà/ Đốt than quạt nước pha trà mời người xơi”, “Đôi tay nâng lấy cơi trầu.

Trước mời, quý khách mấy sau mời đôi bên em là, con gái thì Bắc Ninh”… Những lời ca mộc mạc, giản dị lại được thể hiện qua những liền anh, liền chị, vốn là những người nông dân, hồn hậu, chất phác… đã làm nên một chất men say diệu kỳ đối với người nghe.

Với người dân xứ Kinh Bắc – Bắc Ninh, Tết đến, xuân về mà không được nghe một câu hát quan họ, không được xem một canh hát giao duyên thì quả thật mùa xuân chưa thực “chín”.

Tục kết bọn – kết chạ, nét văn hóa của người quan họ

Tục kết bạn quan họ là một trong năm mặt hoạt động quan trọng không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa quan họ. Bởi vì, dù có tổ chức bọn quan họ, có cơ sở vật chất là nhà chứa nhưng nếu không kết bạn thì cũng không thể có sinh hoạt văn hóa quan họ.

Ngày xưa, theo quy định, chỉ những bọn quan họ kết bạn với nhau thì mới chơi với nhau. Nếu hai bọn quan họ không kết bạn mà ca với nhau thì dù là ca các giọng quan họ vẫn chỉ được gọi là “hát ghẹo”.

Do vậy, yêu cầu bắt buộc cho mỗi bọn quan họ là phải kết bạn với ít nhất một bọn quan họ khác. Yêu cầu này đã trở thành một tập tục quy định phổ biến chung trong văn hóa quan họ, không ngoại trừ trường hợp nào.

Cùng với tục kết bọn, người quan họ còn có tục kết chạ giữa các làng quan họ với nhau. Theo dân gian, phong tục kết chạ có từ rất lâu đời ở vùng đất Kinh Bắc này, mà nguồn cội xa xưa nhất được bắt đầu từ thời người dân nơi đây còn thưa thớt, sống heo hút hoang vắng giữa bao la núi rừng và thú dữ.

Vì thế, dân hai làng cận kề nhau xích lại gần nhau, kết nghĩa anh em để cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, lao động, chống lại thiên tai địch họa, thú dữ và chia vui sẻ buồn trong cuộc sống.

Còn theo giới nghiên cứu, kết chạ là hình thức kết giao tình nghĩa của vài làng cùng thờ một vị Thành hoàng, hoặc cùng làm một nghề nên cùng thờ vị Nghệ tổ đã sáng lập ra cái nghề ấy. Thành hoàng là vị Thần cai quản, che chở và định đoạt phúc họa cho cộng đồng người trong một hoặc vài làng.

Nghệ tổ là vị truyền dạy cho người ta cái nghề để mưu sinh. Dân làng đối với Thành hoàng cũng như Tổ Nghệ chẳng khác gì con cháu với tổ tông của mình. Cho nên, ý nghĩa của việc kết chạ thực chất là sự kết giao, nghĩa là đôi bên có mối quan hệ gắn bó, xem nhau như họ hàng, ruột thịt…

Đầu xuân, cũng là ngày hội của làng. Những ngày hội ấy bao giờ cũng là ngày đông vui nhất vì có cả làng anh, làng em sang chung vui. Các làng kết bọn, kết chạ sẽ mời nhau về để cùng tổ chức một canh hát tại nhà chứa gọi là canh hát.

Việc đón tiếp bạn quan họ của làng luôn chu đáo và long trọng. Có câu rằng “Tiếp bạn quan họ thì thịt gà, giỗ cha thì thịt ếch”. Mâm cơm quan họ bao giờ cũng phải là “mâm đan, bát đàn”, “cỗ mặn bưng vào, cỗ chay bưng ra”…

Giữa những ngày xuân, được ăn một khẩu trầu, nghe một câu hát của người quan họ là thấy say đắm, chẳng muốn về, lòng bần thần tự hỏi “Mà sao người quan họ cứ giấu nụ cười thầm, trong vành nón ba tầm và trong tà áo tứ thân đi hội mùa xuân”.

Theo Đức Miêng/VOV.VN

https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/ve-kinh-bac-don-xuan-cung-nguoi-quan-ho-1003446.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

(LĐTĐ) Khu biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm trong di tích lầu Bảo Đại (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.
Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

(LĐTĐ) Từ năm 2023 đến nay, Khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đón hàng nghìn khách tới tham quan, làm lễ, đặc biệt là các chuyến tham quan về nguồn tìm hiểu các di tích lịch sử của người dân. Đó là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện trong thực hiện mô hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động