Phong phú sắc thái di sản văn hóa Bắc Ninh

(LĐTĐ) Hai ngày cuối tuần vừa qua, đông đảo người dân Thủ đô đã đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để tham gia chương trình Vui xuân Quý Mão với chủ đề "Sắc thái văn hóa Bắc Ninh". Năm nay, tỉnh Bắc Ninh mang đến những nét văn hoá đặc trưng nhất, để lại dấu ấn sâu đậm cho du khách trong và ngoài nước.
Bắc Ninh: Vươn mình thành cực tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ "Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội" hút khách đến với vùng quan họ Về Bắc Ninh thăm Lăng mộ Thủy tổ Kinh Dương Vương

Bảo tàng Dân tộc học việt Nam - một địa chỉ văn hóa đặc biệt đối với du khách trong nước và quốc tế với nhiều trưng bày khoa học và các hoạt động phong phú, hấp dẫn. "Trong đó, chương trình Vui xuân hằng năm đã được Bảo tàng chọn lọc những nét đặc sắc văn hóa vùng, miền để giới thiệu đến công chúng, qua đó góp phần nâng cao sự hiểu biết, thái độ trân trọng và khích lệ ý thức gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc", TS Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc Phụ trách Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho hay.

Phong phú sắc thái di sản văn hóa Bắc Ninh
Trình diễn quan họ của các liền anh, liền chị đến từ Bắc Ninh.

Chương trình Vui Xuân Quý Mão 2023 năm nay, Bảo tàng phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh tổ chức họat động với chủ đề: "Sắc thái văn hóa Bắc Ninh".

Điểm nhấn trong chương trình lần này chính là hoạt động trưng bày chuyên đề Tinh hoa văn hoá quan họ Bắc Ninh và trình diễn quan họ (hát canh, hát hội) của các liền anh, liền chị đến từ Bắc Ninh. Qua trưng bày, du khách đã cảm nhận được sâu sắc, rõ nét hơn những giá trị của dân ca quan họ Bắc Ninh. Từ giai điệu, ca từ, trang phục đến lề lối, lễ nghĩa của người Quan họ.

Phong phú sắc thái di sản văn hóa Bắc Ninh
Du khách trải nghiệm têm trầu cánh phượng.

Đặc biệt, du khách còn được trải nghiệm trang phục quan họ, têm trầu cánh phượng và nghe các nghệ nhân, nghệ sĩ, các anh hai, chị hai chia sẻ những câu chuyện trong "lối chơi quan họ" và việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca quan họ Bắc Ninh trong thời gian qua ở các địa phương.

Cùng với hoạt động trưng bày, Bảo tàng Bắc Ninh cũng giới thiệu đến du khách nhiều tục trò mang đậm sắc thái văn hoá của Bắc Ninh như: Tục kéo dây lấy lửa ở làng Yên Vỹ (Yên Phong) với ý nghĩa cầu may, mong cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu; trò chơi chạy Ró ở làng Guột (Quế Võ) giới thiệu các thành phần trong xã hội xưa dưới góc nhìn hài hước, tạo không khí vui tươi, sáng khoái trong ngày đầu năm mới.

Chương trình cũng giới thiệu đến du khách về nghề làm tranh Đông Hồ, một trong những dòng tranh dân gian đặc sắc gắn với mỗi dịp Tết đến, Xuân về; nghệ thuật múa rối nước làng Đồng Ngư (Thuận Thành), một trong 14 phường rối nước của Việt Nam.

Phong phú sắc thái di sản văn hóa Bắc Ninh
Trưng bày chuyên đề Tinh hoa văn hoá quan họ Bắc Ninh.

Có thể thấy rằng các hoạt động trên sẽ hướng mọi người tiếp cận trực tiếp với những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh và dân tộc Việt Nam, mang đến không khí vui tươi, những tiếng cười sảng khoái trong những ngày đầu xuân năm mới; đồng thời quảng bá hình ảnh tỉnh Bắc Ninh đổi mới, năng động, phát triển và giàu bản sắc văn hóa, thân thiện, mến khách đối với bạn bè trong nước và quốc tế.

Theo TS Nguyễn Văn Đáp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh - Kinh Bắc là vùng đất nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nên sớm là địa bàn tụ cư và sinh cơ lập nghiệp của người Việt cổ, là nơi các bậc Thủy tổ dân tộc khai sơn sáng thủy, dựng nước và giữ nước.

Sách "Lịch triều hiến chương loại chí" của nhà sử học Phan Huy Chú viết vào đầu thời Nguyễn (thế kỷ XIX), đã ghi nhận về địa thế núi sông hùng vĩ của xứ Kinh Bắc như sau: "Kinh Bắc có mạch núi cao chót vót, nhiều sông núi vòng quanh, là mạn trên của nước ta… Mạch đất tụ vào đấy, càng nhiều chỗ có dấu tích đẹp, tinh hoa họp vào đấy, nên sinh ra nhiều danh thần, vì là khí hồn trọng ở phương Bắc phát ra nên khác với mọi nơi".

Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, các thế hệ người dân Bắc Ninh đã cùng nhau tạo lập được những thành quả to lớn, đặc sắc về văn hóa vật chất và tinh thần trên mọi lĩnh vực, nên được sử sách, dân gian và các nhà nghiên cứu ca ngợi là "cái nôi của người Việt cổ", vùng đất "địa linh nhân kiệt" và "cái nôi" sinh thành và phát triển lịch sử - văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Các thế hệ người dân Bắc Ninh từng nổi tiếng chịu thương, chịu khó, năng động, sáng tạo trong lao động; thông minh hiếu học, tôn sư trọng đạo; yêu nước cách mạng, anh hùng đánh giặc; túc nho bác học; giàu tính văn chương nghệ thuật dân gian... đã làm nên bản sắc văn hóa xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Do vậy, Bắc Ninh được ca ngợi là vùng đất "ngàn năm văn hiến" với những lời ca ngợi như: Xứ sở của đình chùa lễ hội, vùng đất của Nho giáo, hiếu học khoa bảng; vùng đất của những làng nghề tài hoa; vùng đất của những làn điệu dân ca quan họ độc đáo; cái nôi của Phật giáo Việt Nam; cái nôi của văn hóa dân gian; vùng đất của những anh hùng hào kiệt thượng võ yêu nước đánh giặc... và quê hương của các chiến sĩ cộng sản tiền bối yêu nước cách mạng.

Bắc Ninh được biết đến là 1 trong những tỉnh có số lượng, mật độ di tích lớn. Toàn tỉnh có 1.589 di tích, trong đó có 656 di tích được xếp hạng. (4 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt; 204 di tích xếp hạng quốc gia; 448 di tích xếp hạng cấp tỉnh); 14 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.... Nhiều di tích nổi tiếng gắn liền với các sự kiện lịch sử - văn hóa quan trọng của quốc gia, dân tộc.

Di sản văn hóa phi vật thể Bắc Ninh cũng rất phong phú, đặc sắc, bao gồm: 547 lễ hội truyền thống, 140 làng nghề thủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian truyền thống khác nhau, các nghi lễ, tín ngưỡng được trao truyền trong cộng đồng...

Đặc biệt, Bắc Ninh đang nắm giữ 4 di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO ghi danh, trong đó có dân ca quan họ Bắc Ninh được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại. Tất cả những điều đó đã tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của vùng đất văn hiến Bắc Ninh - Kinh Bắc mà hiếm nơi nào có được.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hồi ức một thời để nhớ!

Hồi ức một thời để nhớ!

(LĐTĐ) Nhìn lại chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, với tư cách là Tổng Biên tập đầu tiên, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi chứng ...
Hạnh phúc vì đã để lại những dấu ấn

Hạnh phúc vì đã để lại những dấu ấn

(LĐTĐ) Là người kế nhiệm và chèo lái con thuyền Lao động Thủ đô giai đoạn thứ 3 (giai đoạn 2012 - 2014), thời gian giữ trọng trách làm lãnh đạo ...
Luôn là tờ báo vì người lao động

Luôn là tờ báo vì người lao động

(LĐTĐ) Là cơ quan của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; tiếng nói của tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động, nên tôn chỉ và ...
Nhớ về anh Nhà báo Nguyễn Mẫn Nhuệ

Nhớ về anh Nhà báo Nguyễn Mẫn Nhuệ

(LĐTĐ) Cuộc sống là một vòng tròn bất tận. Có bắt đầu thì sẽ có kết thúc, chu kỳ đời con người cũng vậy. Hôm nay (30/3), khi cả Tòa soạn ...
Tập trung hoàn thành sớm việc chỉ đạo Đại hội Công đoàn cơ sở

Tập trung hoàn thành sớm việc chỉ đạo Đại hội Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 30/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt ...
Chính phủ phê duyệt chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học Tâm Anh

Chính phủ phê duyệt chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học Tâm Anh

(LĐTĐ) Trường Đại học Tâm Anh do hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh làm chủ đầu tư với số vốn hơn 2.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu ...
Thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn

Thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 30/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức hội nghị phát động 100 ngày thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn quận Đống ...

Tin khác

Tiền có mua được sức khỏe?

Tiền có mua được sức khỏe?

(LĐTĐ) Đêm trong bệnh viện thật tĩnh lặng. Chỉ có tiếng “tít tít” của các thiết bị y tế trợ giúp người bệnh, tiếng trao đổi nho nhỏ của bác sĩ, y tá với người nhà. Chợt, phòng bệnh đối diện có tiếng nói to, riết róng vọng sang: “Tôi không động vào tiền thăm ốm của ông. Tất cả tôi cất nguyên ở đây, bao giờ khỏi ốm ông về mà đếm”. Tôi xoay bước, tâm trĩu nặng với câu hỏi: Tiền có mua được sức khỏe?
Đọc hoài niệm, cảm nỗi lòng cùng “Hà Nội chưa xa đã nhớ”

Đọc hoài niệm, cảm nỗi lòng cùng “Hà Nội chưa xa đã nhớ”

(LĐTĐ) Tôi luôn cho rằng, tản văn thực sự là một thể loại văn học dễ đọc mà không dễ viết. Tác giả Vy Anh là một cây viết đã “đóng đinh” tên tuổi của mình với những trang tản văn nhẹ nhàng trên báo Pháp luật & Xã hội (nay là báo Kinh tế & Đô thị), các tác phẩm của chị cũng đã được in chung trong nhiều tập sách. May mắn được là đồng nghiệp với chị, nên tôi hiểu rõ, tác giả Vy Anh đến với chuyên mục tản văn của tờ báo như là một cơ duyên cùng nghề báo, để rồi cứ thế, nghiệp văn chương như “dính” lấy Vy Anh cho đến tận bây giờ…
Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Chiều 25/3, tại Chùa Quán Sứ đã diễn ra lễ Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức. Triển lãm trưng bày 75 bức tranh hoa Sen của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời các vấn đề nóng tại cuộc họp báo thường kỳ quý I

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời các vấn đề nóng tại cuộc họp báo thường kỳ quý I

(LĐTĐ) Sáng nay (24/3), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý I năm 2023, thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023; trả lời các vấn đề nóng mà báo chí quan tâm trong các lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

(LĐTĐ) Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định, Trịnh Thị Liên (sinh năm 1990) có một tuổi thơ buồn khi mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, thế nhưng Liên vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, có thu nhập ổn định và truyền cảm hứng cho nhiều người.
Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” vào ngày 25/3 tới tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

(LĐTĐ) Đã bao giờ bạn nhìn lại năm tháng thanh xuân của đời mình? Mỗi người một cảm nhận riêng. Nhưng tôi tin, tất cả chúng ta đều cất trong ngăn ký ức một khoảng thời gian tràn đầy ước vọng cùng những kỷ niệm sôi động của một thời tuổi trẻ.
Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023 với sự tham gia của 25/30 đơn vị quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô, diễn ra từ ngày 21-27/3.
Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Tham luận tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho rằng, việc phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế vùng Thủ đô không chỉ góp phần tạo ra nhiều doanh thu, việc làm mà còn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô trong thời đại toàn cầu hóa.
Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Hà Nội chưa tạo dựng được sự cân bằng, khái quát được tiềm năng tài nguyên văn hoá. Do đó, Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hoá.
Xem thêm
Phiên bản di động