Văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội

(LĐTĐ) Với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến nghìn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài; văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội; quan điểm đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội Khẳng định vai trò “nhạc trưởng” trong chuyển đổi số của Thủ đô Hà Nội

Ban hành Chương trình công tác lớn, riêng về phát triển văn hóa

Phát biểu tại Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, Thành ủy Hà Nội rất vinh dự, tự hào được lựa chọn để phối hợp cùng với Hội đồng Lý Luận Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học này. Đây là một trong những lĩnh vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu một tầm cao mới trong tư duy lý luận của Đảng trong thời kỳ đổi mới, được Đảng ta xác định, văn hóa vừa là động lực, vừa là nguồn lực “sức mạnh mềm” mục tiêu của phát triển, là nền tảng tinh thần của xã hội.

Văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Thay mặt lãnh đạo Thành phố, đồng chí Nguyễn Văn Phong bày tỏ sự trân trọng và cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Hội đồng Lý Luận Trung ương và gửi lời chào mừng nồng nhiệt, lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnh đạo các địa phương bạn, các chuyên gia, nhà khoa học, cùng quý vị đại biểu, khách quý về dự Hội thảo khoa học quan trọng và đầy ý nghĩa này.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; trong đó trung tâm văn hóa là nét đặc trưng và tiêu biểu.

Với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến nghìn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài; văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội; quan điểm đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa…

Điểm nhấn trong triển khai xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô đó là trong liên tiếp nhiều nhiệm kỳ Thành ủy Hà Nội đều ban hành Chương trình công tác lớn, riêng về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Đặc biệt, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, phát biểu kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc; nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Thành ủy Hà Nội tiếp tục ban hành, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả rõ nét Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025”.

Văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội
Với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến nghìn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài.

Bên cạnh đó, để phát huy và khai thác tối đa nguồn lực trên lĩnh vực văn hóa, đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết, ở nhiệm kỳ này, Thành ủy Hà Nội cũng đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

“Mới gần đây nhất, để khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, ngàn năm văn hiến, anh hùng, hoà bình, hữu nghị, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ đảng viên và nhân dân Hà Nội, Thành ủy Hà Nội tiếp tục tạo bước đột phá trong xây dựng văn hóa, con người Thủ đô bằng việc ban hành Chỉ thị số 30 ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” - đây được coi giải pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng, thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới”, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết.

Nguồn lực tài chính đầu tư ngày càng tăng

Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, trong nhiều năm qua, nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển văn hóa, con người Thủ đô được quan tâm, tăng lên qua từng giai đoạn, mức đầu tư cho văn hóa tăng dần theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến mức đầu tư cho văn hóa chiếm 2% tổng thu ngân sách Thành phố.

Văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội
Hà Nội đang trở thành một thành phố năng động, phát triển.

Công tác xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển được triển khai bài bản, có trọng tâm, trọng điểm. Công tác phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, quốc phòng của Thủ đô, trong đó cơ cấu kinh tế Thủ đô chuyển biến tích cực, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng cao (chiếm khoảng 65%), GRDP phục hồi và tăng trưởng mạnh, năm sau tăng hơn năm trước và tăng hơn mức tăng trưởng chung của cả nước…

“Hà Nội đang trở thành một Thành phố năng động, phát triển, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân Thủ đô được nâng cao”, đồng chí Nguyễn Văn Phong bày tỏ.

Đặc biệt, theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, Thủ đô Hà Nội là nơi có tỷ lệ nghèo giảm nhanh nhất, giảm mạnh từ 7,52% (đầu năm 2011) xuống còn 0,21% (cuối năm 2020), đến cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,03%, phấn đấu đến năm 2025 không còn hộ nghèo, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn Thành phố.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đa số đạt và vượt kế hoạch; môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, công tác an sinh xã hội; chất lượng giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến rõ nét; năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh, chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên tiếp tục được nâng lên.

Văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội
Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội bày tỏ, Hội thảo khoa học là dịp để các đại biểu trao đổi, tiếp tục khẳng định vai trò, giá trị, tầm quan trọng, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, thấy rõ những thuận lợi, thời cơ, khó khăn, thách thức để bàn và đưa ra những giải pháp mang tính đột phá; đề xuất và kiến nghị những giải pháp nhằm tạo chuyển mạnh mẽ, toàn diện trong công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, trong đó có nhiệm vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đáp ứng xu hướng phát triển văn hóa khu vực và thế giới.

“Đây cũng là dịp để Đảng bộ thành phố Hà Nội có cơ hội giao lưu, trao đổi, thảo luận giới thiệu với các đại biểu Trung ương, các tỉnh, thành ủy bạn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu trong nước về mảnh đất, con người Thủ đô với truyền thống trong lịch sử và hiện tại”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong bày tỏ.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận sai phạm

Cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận sai phạm

(LĐTĐ) Trả lời xét hỏi, các cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đều thừa nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố đúng người, đúng tội.
Chery - Chủ quản của OMODA & JAECOO hướng đến trở thành Tập đoàn Công nghệ

Chery - Chủ quản của OMODA & JAECOO hướng đến trở thành Tập đoàn Công nghệ

(LĐTĐ) Chery - một trong những tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu Trung Quốc, với doanh số xuất khẩu số 1 Trung Quốc trong 22 năm liên tiếp. Gần đây đã công bố thành lập liên doanh cùng tập đoàn Geleximco - một tập đoàn đa ngành uy tín tại Việt Nam để sản xuất và phân phối các dòng xe OMODA & JAECOO - 2 thương hiệu thuộc tập đoàn Chery. Theo kế hoạch, liên doanh này sẽ cho ra mắt 2 mẫu xe OMODA C5 & JAECOO J7 lần lượt vào cuối quý 3 và đầu quý 4 năm nay.
Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn

Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Thành phố vừa ghi nhận một nam bệnh nhân 36 tuổi (ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì) bị nhiễm liên cầu lợn. Đây là ca bệnh thứ tư nhiễm liên cầu lợn trong năm nay trên địa bàn Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108

(LĐTĐ) Suốt những năm tháng điều trị bệnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn yên tâm, tin tưởng và tuân thủ các phác đồ điều trị từ các chuyên gia y tế và đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Với các cán bộ y tế tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị, hài hước và dành toàn tâm, toàn ý cho công việc vì Đảng, vì nước, vì dân cho tới những phút cuối đời.
Công đoàn Hà Đông đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hướng về cơ sở

Công đoàn Hà Đông đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Chú trọng công tác tham gia quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân lao động, đẩy mạnh các hoạt động xã hội, các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong công nhân, viên chức, lao động; Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”… Đó là những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Công đoàn quận Hà Đông đề ra với mục tiêu cụ thể hướng về người lao động trong quý 3/2024.
Hết "ma men", lại báo động tình trạng sử dụng ma túy khi lái xe

Hết "ma men", lại báo động tình trạng sử dụng ma túy khi lái xe

(LĐTĐ) Thời gian qua, các lực lượng chức năng Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện nhiều tài xế đã sử dụng ma túy vẫn lái xe tham gia giao thông.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam” của đồng chí Bùi Thanh Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tin khác

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam” của đồng chí Bùi Thanh Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, người dân miền Trung, Tây Nguyên đã bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ, tiếc thương vô hạn đối với người đứng đầu của Đảng, một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng: "Cần, kiệm, liêm, chính".
Ký ức của người bạn học cùng lớp Ngữ Văn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ký ức của người bạn học cùng lớp Ngữ Văn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Đưa mắt nhìn xa xăm, ông Kính bồi hồi nhớ lại câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà có lẽ cả đời này ông sẽ không quên: “Tôi bây giờ là Tổng Bí thư của Đảng nhưng có làm Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước cũng như một đám mây bay qua thôi. Cuối cùng còn lại cái gì? Cái tình, cái nghĩa với anh em, với bạn bè, thầy cô giáo, với đồng bào, đồng chí”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ

(LĐTĐ) Tài đức và những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước, trong đó có người dân Nam Bộ.
Hiệp định Geneva - mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneva - mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

(LĐTĐ) Hiệp định Geneva đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm tại Việt Nam, truyền cảm hứng cho cách mạng dân tộc các nước trên thế giới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

(LĐTĐ) Không chỉ là tình cảm với mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, mà còn là trách nhiệm đặc biệt đối với Thủ đô - trái tim của cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt và có những chỉ đạo sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài của Thủ đô Hà Nội.
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổ chức Công đoàn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Sinh thời, dù ở cương vị nào, từ Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội đến Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đều dành sự quan tâm đặc biệt đến giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Thông qua 38 nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội TP.HCM

Thông qua 38 nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội TP.HCM

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp sau 2,5 ngày làm việc (15 – 17/7), qua đó đã thông qua hàng loạt nghị quyết quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những năm tiếp theo của Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động