Phim truyền hình về đề tài nông thôn:

Vẫn có sức hút riêng

Vài năm gần đây, dòng phim về đề tài hôn nhân - gia đình, tuổi mới lớn, tình yêu đôi lứa…  tràn ngập sóng truyền hình khiến phim về nông thôn đang bị “lép vế”. Những bộ phim nông thôn phản ánh chính cuộc sống của người dân ở các vùng quê, dễ xem, dễ nhớ vẫn luôn cần dành sự quan tâm, đầu tư hơn nữa.
tin nhap 20171110091239 Không thể mãi trông chờ kịch bản từ phim nước ngoài
tin nhap 20171110091239 'Thương nhớ ở ai'- phim về nông thôn lên sóng truyền hình từ 4/11
tin nhap 20171110091239 Phim Việt được vinh danh tại Liên hoan Phim truyền hình Quốc tế Tokyo
tin nhap 20171110091239 Hai phim Việt giành giải tại liên hoan phim nước ngoài

Ít kịch bản hay về nông thôn

Không thể phủ nhận, những bộ phim về nông thôn đã từng là một trong những đề tài quen thuộc của phim truyền hình Việt, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà làm phim và khán giả. Có thể kể hàng loạt bộ phim làm về đề tài này đã thành công, để lại dấu ấn trong nhiều thế hệ người xem như: “Mẹ chồng tôi”, “Chuyện nhà Mộc”, “Đất phương Nam”, “Đất và người”, “Ma làng”, “Gió làng Kình”, “Bí thư tỉnh ủy”… Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Phần – một trong số ít những đạo diễn chuyên về thể loại này cho biết, những yếu tố khiến dòng phim này hút được khán giả chính là từ những câu chuyện bình dị của người nông dân ở các vùng quê nhưng phản ánh những vấn đề nóng hổi của xã hội trong công cuộc chuyển đổi, phát triển nông nghiệp – nông thôn. Hơn thế nữa, hầu hết những người dân thành phố cũng có nguồn gốc từ nông thôn… Do đó, phim về đề tài nông thôn, nếu hay, sẽ có sức thu hút khán giả đáng kể. Các nhà làm phim (trong đó đặc biệt là các nhà biên kịch, đạo diễn) đã cố gắng dồn tâm huyết, tài năng của mình thể hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh, tạo thành những hình tượng nghệ thuật đáng nhớ trong lòng khán giả.

tin nhap 20171110091239
Một cảnh trong “Thương nhớ ở ai”. Ảnh: Đoàn phim cung cấp

Tuy nhiên, thời gian gần đây, đề tài nông thôn đang dần ngày một vắng bóng trên sóng truyền hình hiện nay. Thay vào đó, dòng phim về hôn nhân gia đình, tuổi mới lớn, tình yêu đôi lứa… liên tục chiếm sóng giờ vàng của VTV1, VTV3 và nhiều kênh truyền hình giải trí khác. Không quá khó để thấy những bộ phim có cảnh các chàng trai, cô gái xinh đẹp, dùng đồ hiệu, đi xe hơi bóng bẩy đang dần lấn át những hình ảnh thân thương như rặng tre, mái đình, con sông, cánh diều trên màn ảnh nhỏ. Có thể kể đến các phim như “Hôn nhân trong ngõ hẹp”, “Zippo, Mù tạt và em”, “Tuổi thanh xuân”, “Sống chung với mẹ chồng”, “Người phán xử” … đã nhận được sự chú ý đặc biệt của khán giả. Xu hướng hiện tại cho thấy các đài chú trọng đầu tư phim mang xu hướng thành thị, có nhiều yếu tố giải trí để phục vụ khán giả. Xu hướng này khiến những bộ phim đề tài nông thôn, nếu không phải dự án trọng điểm của các hãng phim lớn sẽ phải chật vật cạnh tranh giờ phát sóng với những phim trên.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cho biết: “Phim về đề tài nông thôn ít bởi nhiều lý do: Kinh phí làm phim do nhà đài hay các công ty truyền thông phối hợp với nhà đài để làm đều cần có số thu (bù đắp vốn sản xuất và có lãi). Số thu này chỉ có thể có khi thu hút được các doanh nghiệp tham gia quảng cáo. Các hãng mỹ phẩm, thời trang, trang sức, điện thoại, thiết bị điện, dược phẩm… chỉ muốn quảng cáo, tài trợ cho những bộ phim mà họ cho rằng khách hàng thường xuyên và tiềm năng của họ yêu thích. Thứ hai, đội ngũ làm phim hiện nay phần lớn là người thành phố, ít quan tâm và không có nhiều sự hiểu biết, vốn sống về đời sống của người dân vùng nông thôn, đặc biệt là khâu biên kịch, ít người bỏ công sức đi thực tế, nghiên cứu đầy đủ về những vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Hơn thế nữa, để làm phim về nông thôn, đoàn làm phim sẽ phải rời thành phố, tốn kém kinh phí đi lại, ăn ở, thời gian làm việc… Đó là những lý do khiến phim về đề tài nông thôn hiếm hoi”. Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cũng cho rằng, các đài truyền hình của nhà nước, cần có kế hoạch làm phim hàng năm với sự cân đối các đề tài khác nhau và cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các nhà làm phim. Ví dụ, khi giao cho họ nhiệm vụ khai thác những đề tài khó khăn, phức tạp cần có sự hỗ trợ như tổ chức các chuyến đi thực tế, cung cấp thêm kinh phí để đoàn làm phim thực hiện được những bộ phim ở xa thành phố.

Đầu tư 2 năm, 2.000 cảnh quay kỹ xảo cho một bộ phim về nông thôn

Bộ phim “Thương nhớ ở ai” gồm 34 tập của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, do Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam (VFC) đang được phát sóng những tập đầu trên VTV3 vào lúc 14h30 thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần đang thu hút sự quan tâm đông đảo của khán giả, đã cho thấy phim về đề tài nông thôn vẫn có sức hấp dẫn riêng. Phát triển từ nguyên tác văn học “Bến không chồng” và bộ phim điện ảnh cùng tên, bộ phim xoay quanh những thân phận người phụ nữ thời hậu chiến ở làng quê Bắc Bộ trong thời kỳ những năm 1954 - 1975 đầy biến động.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cũng cho rằng, các đài truyền hình của nhà nước, cần có kế hoạch làm phim hàng năm với sự cân đối các đề tài khác nhau và cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các nhà làm phim.

Trong phim, khán giả trẻ tuổi sẽ được chứng kiến những hủ tục lạc hậu từ xưa như tục cao đầu bôi vôi, phạt chửa không chồng, trọng nam khinh nữ… Bên cạnh đó, cũng không thể thiếu những nét văn hóa xưa trong trang phục áo tứ thân, khăn mỏ quả, áo the, yếm đào… Các nét văn hóa duyên dáng miền Bắc trước đây như chiếu chèo sân đình, mân cơm ngoài sân, tắm ao… cũng xuất hiện trong phim. Đây là một dịp để khán giả có thể bước vào thế giới văn hoá ở các làng quê Bắc Bộ thời xưa. Bối cảnh nông thôn với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, kho bãi… những không gian đậm chất làng quê Việt Nam tạo nên hình ảnh một ngôi làng Bắc Bộ thuần khiết. Nội dung hấp dẫn cùng bối cảnh lịch sử vừa lạ vừa quen, hứa hẹn sẽ là một bộ phim bom tấn hấp dẫn sau “Người phán xử” và “Sống chung với mẹ chồng”.

Tuy nhiên, để tạo bối cảnh này, đoàn phim đã mất rất nhiều thời gian cho kỹ xảo để phục dựng bối cảnh nông thôn vốn không còn nguyên vẹn bởi những ngôi nhà ống, mái fibro xi măng và đường bê tông phủ kín. Sự đầu tư kỳ công không chỉ về tiền bạc mà còn về công sức, chất xám của ca ê-kip thực hiện. “Tổng cộng có tới 2.000 cảnh quay kỹ xảo thực hiện với đội ngũ hơn 40 người trong suốt hơn 2 năm. Riêng việc chọn cảnh khiến chi phí gấp 3 lần các phim thông thường. Để làm được bộ phim này, chúng tôi phải đi qua 18 ngôi làng nổi tiếng nhất miền Bắc mới chọn được những bối cảnh ưng ý” - Đạo diễn Lưu Trọng Ninh cho biết.

Việc VFC vẫn luôn dành sự quan tâm, đầu tư cho những bộ phim về đề tài nông thôn là sự khẳng định nỗ lực muốn tạo nên một dòng phim Việt đậm bản sắc. Những thân phận con người ở các vùng quê bình dị gắn với biến cố thời cuộc, sự chuyển mình của làng quê qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, cuộc sống của bao người dân nghèo ở vùng nông thôn vẫn luôn là hiện thực được cả xã hội quan tâm. Người công nhân hay trí thức, dù đang sống nơi đô thị, trong hay ngoài nước, đa phần trong lòng luôn có một làng quê để thương nhớ. Vì thế, những bộ phim về đề tài nông thôn cần phải được quan tâm, đầu tư hơn nữa.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến

(LĐTĐ) Sáng nay (4/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

(LĐTĐ) Sáng nay (4/5), tại Hội trường Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long (ngõ 134, phố Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động, An toàn vệ sinh lao động; nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa”.
Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thành phố (TP) Hồ Chí Minh chỉ đạo Trường Quốc tế ISHCMC thu hồi toàn bộ sách có nội dung nhạy cảm, không phù hợp với lứa tuổi đã được phát cho học sinh. Đồng thời yêu cầu trường nghiêm túc khắc phục và kiểm điểm phê bình giáo viên.
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Về điều kiện người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần, ngoài các trường hợp giải quyết hưởng BHXH một lần tương tự quy định tại Điều 60 của Luật BHXH hiện hành, dự thảo Luật trình hai phương án.
Bản Khát vọng tuổi trẻ do Tùng Dương hát chợt "nóng" trong những ngày lịch sử hào hùng

Bản Khát vọng tuổi trẻ do Tùng Dương hát chợt "nóng" trong những ngày lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Ca khúc Khát vọng tuổi trẻ, một sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng được nhiều thế hệ khán giả yêu thích trong hơn 30 năm qua, bởi giai điệu sôi động, ca từ đẹp, cổ vũ tinh thần và nhiệt huyết bên trong giới trẻ. Trong những ngày tháng lịch sử này của dân tộc, ca khúc được khán giả đặc biệt quan tâm qua tiếng hát hào hùng của nam ca sĩ Tùng Dương.
Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

(LĐTĐ) Công nghệ 6G với thế hệ băng thông mở rộng, sử dụng các băng tần cao trong phạm vi 100 GHz và 300 GHz, cho phép công nghệ mới xử lý được dung lượng đáng kể và nhiều dữ liệu hơn, hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm đầy bất ngờ.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2024

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2024

(LĐTĐ) Tháng Công nhân 2024 được Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội được triển khai với 9 hoạt động trọng tâm trong đó có nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

(LĐTĐ) Sau 4 năm không tổ chức vì những lý do khách quan, năm nay, lễ thả hoa đăng được tổ chức trở lại tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), 15.000 chiếc đèn hoa đăng từ trên 24 chiếc ghe đã được thả xuống dòng sông Cái - đoạn đi qua Khu di tích tháp Bà Ponagar.
Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

(LĐTĐ) Ngày 29/4, tại Đình Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại.
Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

(LĐTĐ) Trải qua bao thăng trầm, biến cố, đình, chùa Liên Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) vẫn được cán bộ và nhân dân địa phương nỗ lực giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa tâm linh.
Chúng ta của sau này

Chúng ta của sau này

(LĐTĐ) Hà Nội đầu hạ bị cái oi bức của nắng chiếm giữ. Những tia sáng gắt gao oằn mình trên các khu nhà cao tầng của thành thị. Và tại một trong những tòa nhà cao tầng đầy ắp những người phải lao động trí óc không ngơi tay ấy, chiếc cà vạt khiến cho tôi càng như mắc kẹt trong không khí nóng bừng. Cả bộ tây trang này nữa. Chúng chẳng khiến tôi thấy mình trông trang trọng hơn tí nào, thay vào đó, tôi đâm ra lo ngay ngáy rằng liệu đối tác có để ý những vệt mồ hôi đầy mỏi mệt đang lăn trên cổ áo của tôi hay không.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
Xem thêm
Phiên bản di động