Vẫn chờ... nhà ở giá rẻ

Để thúc đẩy phát triển nhà ở thương mại giá rẻ (dưới 20 triệu đồng/m2), từ giữa năm 2020, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu dự thảo nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp. Tuy vậy, theo góp ý của Bộ Tư pháp, các chính sách ưu đãi đưa vào dự thảo chưa được quy định trong Luật Đất đai... Như vậy, kế hoạch phát triển nhà ở thương mại giá rẻ lại tiếp tục phải... chờ.
Nhà ở giá rẻ: Cần lắm những công trình xanh Nhà ở giá rẻ xuống cấp: Xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư
Vẫn chờ... nhà ở giá rẻ
Nhiều căn hộ thuộc dự án chung cư Phú Thịnh Green Park (quận Hà Đông) đang được rao bán với mức giá dưới 20 triệu đồng/m2.

Nhà ở giá rẻ còn khan hiếm

Mặc dù chiếm tới 70% nhu cầu thị trường, song lâu nay nguồn cung nhà ở giá rẻ (có giá dưới 25 triệu đồng/m2) rất khiêm tốn. Số liệu của Bộ Xây dựng cho thấy, đa số dự án chung cư mới ở thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có giá từ 30 đến 45 triệu đồng/m2. Nhà ở có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 rất ít, hầu như chỉ có ở khu vực xa trung tâm.

Không chỉ mất cân đối về cung - cầu, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, sau đợt rà soát các dự án bất động sản trên toàn quốc và nhất là tác động của dịch Covid-19..., nhiều dự án nhà ở bị đình trệ, dẫn tới nguồn cung trên thị trường ngày càng ít, nhà ở giá rẻ vì thế cũng khan hiếm hơn. Khoảng 2-3 năm trở lại đây, trung bình nguồn cung nhà ở mới ra thị trường Hà Nội chỉ đạt khoảng 2.000 sản phẩm/quý, quá ít so với một thành phố gần 10 triệu dân. Thị trường khan hiếm, thậm chí không có căn hộ giá rẻ cũng là thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 2020 đến nay, không còn dự án nhà ở có căn hộ giá dưới 25 triệu đồng/m2.

Đáng chú ý, tình trạng khan hiếm nhà ở giá rẻ đã đẩy giá nhà liên tục tăng. Theo Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, những căn hộ phân khúc giá rẻ trước đây đều được đẩy lên chạm ngưỡng phân khúc trung cấp (30-35 triệu đồng/m2). Với mức giá này, một căn hộ vùng ven hay ngoại thành với diện tích khoảng 70m2 cũng phải trên 2 tỷ đồng. Đây là mức giá quá xa tầm với của người có thu nhập thấp. Tương tự tại Hà Nội, với số tiền khoảng 1,5 tỷ đồng, người mua nhà rất khó có thể tìm được căn hộ giá rẻ ở nội thành. Những căn hộ giá thấp thường chỉ được xây dựng ở các khu vực xa trung tâm và hạ tầng kém phát triển. Anh Nguyễn Thanh Minh (công nhân xưởng in phông bạt tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Với thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng và giá nhà bị đẩy lên như vậy, giấc mơ mua nhà của vợ chồng tôi càng khó thành hiện thực”.

Cần sớm đồng bộ quy định pháp luật

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản EZ Việt Nam Phạm Đức Toản cho rằng, các chi phí cấu thành sản phẩm rất nhiều, trong đó lớn nhất là tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí chuẩn bị đầu tư, tiền quỹ bảo lãnh dự án... Nếu không có chính sách ưu đãi, doanh nghiệp không mặn mà với nhà ở giá rẻ vì lợi nhuận rất thấp; trong khi đó chỉ cần đầu tư thêm về thiết kế, tiện ích, lợi nhuận sẽ tăng lên nhiều lần.

Để thúc đẩy phát triển nhà ở giá rẻ, tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29-5-2020 của Chính phủ, Bộ Xây dựng được giao chủ trì, nghiên cứu, xây dựng nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không quá 20 triệu đồng/m2). Theo Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Bùi Xuân Dũng, Bộ đã xây dựng dự thảo nghị quyết, trong đó tập trung vào một số ưu đãi về đất đai (được giảm tiền sử dụng đất, được chậm nộp tiền sử dụng đất), về thuế, quy hoạch, bố trí quỹ đất, về thủ tục đầu tư xây dựng, cơ chế huy động vốn… Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Tư pháp thì các chính sách ưu đãi với dự án nhà ở thương mại giá thấp trên chưa được quy định trong các luật: Đất đai (miễn, giảm tiền sử dụng đất), nhà ở (lựa chọn chủ đầu tư), thuế (miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp)...

“Trên cơ sở góp ý của Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, giao Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở có giá phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình để đề xuất sửa đổi, bổ sung đồng bộ vào Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai và các luật khác có liên quan theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội” - ông Bùi Xuân Dũng thông tin.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu, chính sách pháp luật về các dự án nhà ở thương mại còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ, mà mấu chốt nằm ở Luật Đất đai, rất khó để phát triển nhà ở thương mại giá thấp nếu không sớm sửa luật này. Áp lực tăng giá nhà, nhất là phân khúc giá rẻ chỉ giảm bớt khi nguồn cung mới gia tăng. Khi các vấn đề pháp lý hiện hành chưa được giải quyết, việc phát triển nhà ở giá rẻ để đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ lại tiếp tục phải chờ.

Theo Da Khánh/hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Bat-dong-san/1005718/van-cho-nha-o-gia-re

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

(LĐTĐ) Nguồn cung sơ cấp vẫn hạn chế nhưng đang có nhiều tín hiệu tích cực. Việc sửa đổi chính sách, quy hoạch và triển khai các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành nhà ở xã hội. Điểm nổi bật trong các đề xuất này là việc cho phép dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.
Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn tồn tại nhiều năm nay, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, sớm về đích, đem lại nguồn thu ngân sách cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động