Vai trò của báo chí qua góc nhìn đại biểu Quốc hội
Báo chí với sứ mệnh khơi dậy, định hướng dòng chảy văn hóa tích cực trong đời sống xã hội Chủ tịch nước dự gặp mặt các cơ quan báo chí tại TP Hồ Chí Minh |
Mong báo chí phát huy tốt hơn vai trò phản biện chính sách
Chia sẻ với phóng viên, đại biểu, TS Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho hay, nhìn chung, báo chí thực sự là phương tiện thông tin thiết yếu, đối với đời sống xã hội và hoạt động của Quốc hội nói chung, đại biểu Quốc hội nói riêng; là diễn đàn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của Quốc hội nói chung, đại biểu Quốc hội nói riêng.
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua chủ trương đầu tư dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô. |
Thời gian qua, báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Qua đó, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không những thế, báo chí cũng phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam; mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.
Đại biểu, TS Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội . (ảnh: Lê Anh) |
Từ thực tiễn hoạt động của mình, TS Đỗ Đức Hồng Hà mong muốn báo chí tiếp tục đồng hành cùng với hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí.
Từ đó, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội...
“Về cá nhân mình, tôi mong muốn báo chí phát huy tốt hơn vai trò quan trọng của mình trong phản biện chính sách, giúp cho các đại biểu có góc nhìn đa chiều hơn khi xây dựng chính sách, pháp luật”, TS Hà gợi mở.
Đại biểu Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ. (ảnh: Viết Tôn/TTXVN) |
Còn đại biểu Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ đánh giá: Từ thực tiễn hoạt động đại biểu của mình, tôi đánh giá rất cao vai trò của truyền thông, đặc biệt là các cơ quan báo chí. Mỗi đại biểu Quốc hội chúng tôi luôn kỳ vọng, những nội dung lớn được Quốc hội quyết định, thông qua báo chí sẽ là kênh truyền thông chủ chốt để giúp cho cử tri và nhân dân nắm được. Trên cơ sở đó, người dân đồng tình, ủng hộ, cùng với Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ thực hiện những quyết sách đó đi vào cuộc sống.
Theo đại biểu Nguyễn Thành Nam, hiện nay chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, trong bối cảnh đất nước cũng có rất nhiều khó khăn, nên chúng tôi càng mong muốn thông tin truyền thông đứng về phía nhân dân, để nhân dân đồng tình, tin tưởng vào chủ trương của Đảng và thực hiện các quyết sách của Quốc hội, cùng cả hệ thống chính trị thực hiện chủ trương đó, biến thành hiện thực cuộc sống.
"Tôi rất hài lòng khi là đại biểu Quốc hội, những nội dung mình quan tâm, đề xuất đã được các cơ quan báo chí truyền tải qua cả báo hình, báo nói, báo viết, báo điện tử. Mong muốn của đại biểu được thể hiện cũng là cơ hội để cử tri nắm được, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của đại biểu trên diễn đàn Quốc hội. Tôi cho rằng đây là những nội dung hết sức thiết thực với đại biểu. Tôi cũng hy vọng, thời gian tới, các cơ quan báo chí tiếp tục phát huy vai trò của mình, tăng cường truyền thông hơn nữa, để hoạt động của Quốc hội đến với người dân, giúp người dân hiểu sâu sắc hơn hoạt động của Quốc hội cũng như hoạt động của các đại biểu đại diện cho mình", đại biểu Nguyễn Thành Nam chia sẻ.
Báo chí góp phần để hoạt động của Quốc hội trở nên minh bạch hơn
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn ĐBQH Nghệ An), Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhìn nhận, trong hoạt động của Quốc hội, nhiều người thường ví von báo chí là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri. Tuy nhiên, theo chúng tôi, báo chí không chỉ là cầu nối để gắn kết giữa Quốc hội với cử tri mà còn là môi trường để hoạt động của Quốc hội trở nên sống động; là cơ sở để cử tri và người dân giám sát hoạt động của những người đại diện cho mình.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. |
Ngay từ những kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I vào năm 1946, báo chí đã phản ánh đầy đủ và sống động diễn tiến các phiên họp của Quốc hội. Từ đó đến nay, báo chí đã luôn đồng hành với các hoạt động của Quốc hội. Qua báo chí, các hoạt động của Quốc hội trở nên sống động hơn, gắn bó hơn với hơi thở của cuộc sống.
Trong các phiên họp của Quốc hội, một vấn đề dù chỉ được thảo luận trong phạm vi gần 500 đại biểu Quốc hội nhưng với sự tham gia của báo chí, những vấn đề đó trở thành mối quan tâm của toàn bộ gần 70 triệu cử tri trên cả nước. Báo chí chính là môi trường làm cho các phiên họp của Quốc hội trở thành diễn đàn thảo luận về các vấn đề chính sách quốc gia.
Bên cạnh đó, sự tham gia của báo chí góp phần để hoạt động của Quốc hội trở nên công khai, minh bạch hơn. Đây là cơ sở để các cử tri có thể theo dõi, đánh giá được một cách đầy đủ về hoạt động của các đại biểu do mình bầu lên tại Quốc hội. Qua phản ánh của báo chí, cử tri có thể nhận thấy những người đại diện của mình có phản ánh được những tâm tư, nguyện vọng của mình ở diễn đàn của Quốc hội hay không, các đại biểu của mình đã tham gia như thế nào vào các hoạt động của Quốc hội. Đây chính là động lực quan trọng để các đại biểu Quốc hội hoạt động một cách có trách nhiệm hơn, gắn bó một cách chặt chẽ hơn với các cử tri, đặc biệt là những cử tri đã trực tiếp bầu ra mình.
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An), Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. |
Trong hơn 76 năm hình thành và phát triển của Quốc hội, báo chí đã luôn đồng hành với hoạt động của Quốc hội. Ngoài việc phản ánh kịp thời, đầy đủ các hoạt động của Quốc hội tới cử tri, báo chí còn là nguồn thông tin phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến với Quốc hội.
"Trong bối cảnh hiện nay, để tiếp tục phát huy vai trò của báo chí trong hoạt động của Quốc hội, điều quan trọng là báo chí cần phải hiểu rõ hơn, phản ánh đầy đủ và chính xác hơn về hoạt động của Quốc hội. Từ trước đến nay, các cơ quan báo chí chủ yếu tập trung phản ánh các hoạt động của Quốc hội tại các kỳ họp. Khi đó, các chính sách trong các dự án luật, dự thảo nghị quyết đã hình thành một cách tương đối rõ ràng.
Như vậy, báo chí sẽ không phản ánh được đầy đủ sự đóng góp trí tuệ, sức lực và thời gian của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội để góp phần hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, trong đó có rất nhiều ý kiến phản biện, xây dựng để các dự án luật, dự thảo nghị quyết có tính khả thi hơn, đáp ứng được yêu cầu của thực tế đời sống kinh tế - xã hội", đại biểu Hoàng Minh Hiếu nói.
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu cũng cho hay, ông mong muốn các cơ quan báo chí sẽ vào cuộc một cách sớm hơn, chủ động hơn trong suốt quá trình hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là khoảng thời gian ngoài các kỳ họp của Quốc hội, khi mà các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã có rất nhiều hoạt động, đóng góp cho sự hoàn thiện của các dự án luật, các dự thảo nghị quyết.
Bên cạnh đó, đại biểu Hoàng Minh Hiếu cho rằng, các cơ quan báo chí cũng cần phát huy vai trò trong việc tạo diễn đàn để cử tri và các tầng lớp nhân dân tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo quyết định của Quốc hội. Sự tham gia đông đảo của công chúng sẽ góp phần làm rõ các tác động của dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, góp phần hạn chế nguy cơ có những lợi ích nhóm được hình thành trong quá trình xây dựng pháp luật. Đây là vấn đề đang rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và tiêu cực.
“Nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, các đại biểu Quốc hội rất mong muốn các cơ quan báo chí, đặc biệt là các phóng viên báo chí nghị trường, tiếp tục sát cánh với các đại biểu Quốc hội để góp phần làm cho hoạt động của Quốc hội ngày càng hiệu quả hơn, gắn bó chặt chẽ hơn với cử tri, hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đại biểu mong muốn.
Giúp mọi người dân bình đẳng trong tiếp cận thông tin
Trên góc độ tiếp cận thông tin, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình), Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình đánh giá, trong những năm qua, sự thành công trong hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội có vai trò vô cùng quan trọng của báo chí. Đội ngũ những người làm báo đã luôn đồng hành, theo sát các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, mọi hoạt động của Quốc hội cũng như các vị đại biểu Quốc hội chỉ có thể đến được sớm nhất với cử tri và nhân dân thông qua báo chí.
Báo chí luôn là kênh thông tin kịp thời, đi trước, phản ánh đa chiều mọi hoạt động của Quốc hội, từ nghị trường đến với cuộc sống của cử tri và Nhân dân. Thành công của mỗi kỳ họp Quốc hội chính là có sự đóng góp tích cực, chủ động, kịp thời, linh hoạt của những người làm báo chí.
Đại biểu Quốc hội trả lời phóng viên tác nghiệp bên hành lang Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khoá XV. |
Với Quốc hội, báo chí là cầu nối quan trọng không thể thiếu giữa Quốc hội và người dân, mọi hoạt động của Quốc hội chỉ có thể đến được nhanh nhất, sớm nhất và đầy đủ kịp thời nhất với nhân dân và cử tri thông qua đội ngũ báo chí, dù đó là những hoạt động trong nghị trường cũng như bên hành lang của Quốc hội.
Tất cả những nội dung hoạt động của Quốc hội được những người làm báo đánh giá, phân tích và thông qua báo chí người dân được tiếp cận những thông tin đầy đủ, đa chiều từ mọi miền của Tổ quốc. Những vấn đề nóng mà cử tri và nhân dân quan tâm luôn được báo chí tiếp cận, truyền tải đến với Quốc hội và ngược lại, Quốc hội cũng luôn lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri và nhân dân thông qua kênh báo chí.
Báo chí đã khai thác mọi mặt của đời sống xã hội, giúp cho cuộc sống trở nên đầy đủ, trọn vẹn. Chính sự chủ động, linh hoạt, kịp thời trong công tác tuyên truyền, báo chí luôn đi trước, đón đầu, thông tin các sự kiện quan trọng trong đó, các kỳ Đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các sự kiện chính trị quan trọng lớn của đất nước thông qua đội ngũ báo chí cách mạng đã giúp cho người dân sớm được tiếp cận thông tin, hiểu rõ về tổ chức bộ máy cơ quan Nhà nước, trong đó Quốc hội.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình), Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình. |
Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, thông qua báo chí, hoạt động của Quốc hội ngày càng gần gũi với cử tri và nhân dân. Những ý kiến, kiến nghị của các vị đại biểu tại diễn đàn Quốc hội qua đội ngũ người làm báo sẽ nhanh chóng đến được cử tri và nhân dân. Qua đó, người dân biết được những hoạt động, sự đóng góp của đại biểu đối với người mình bầu và gửi trọn niềm tin.
Qua đó, cử tri và nhân dân hiểu rõ hơn về mỗi vị đại biểu Quốc hội, họ là ai, họ đã thực sự hoạt động tốt chưa và đã xứng đáng đại diện cho mình, thay mình nói lên tiếng nói của cử tri đối với diễn đàn cao nhất của Quốc hội. Qua hoạt động của báo chí, cử tri sẽ đánh giá, giám sát hoạt động của từng vị đại biểu Quốc hội.
Trong những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của truyền thông, sự bùng nổ thông tin với tính đa dạng, đa chiều, trên nhiều nền tảng đã làm cho cử tri và nhân dân phải rất cẩn trọng trong việc tiếp cận và lựa chọn các thông tin. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo, đổi mới của những người làm báo, để họ thực sự trở thành cầu nối quan trọng giúp cho cử tri và nhân dân được tiếp cận, thông tin đầy đủ và toàn diện hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
“Từ hoạt động của bản thân trong thời gian qua, tôi mong rằng thời gian tới sẽ tiếp tục được đồng hành cùng báo chí, những phóng viên, nhà báo luôn tận tâm, tận lực, không quản ngày đêm, gian khó để có được những thông tin nhanh nhất, đầy đủ nhất, kịp thời thông tin đến cử tri và nhân dân.
Tôi cũng mong muốn những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sẽ nhanh nhất, kịp thời nhất đến được với người dân, đặc biệt những người dân sống ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, nơi mà trước đây việc tiếp cận thông tin còn hạn chế. Đây là những đối tượng cần phải được báo chí tiếp tục có nhiều hoạt động tuyên truyền, nhiều bài viết về những tấm gương trong cuộc sống, hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội để giúp cho tất cả người dân đều có quyền bình đẳng trong tiếp cận thông tin, để báo chí thực sự trở thành người bạn luôn đồng hành trong mọi mặt của đời sống xã hội”, đại biểu Đặng Bích Ngọc chia sẻ. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Sự kiện 20/11/2024 10:28
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa
Sự kiện 20/11/2024 09:52
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính
Sự kiện 19/11/2024 15:43