Ủy ban pháp luật của Quốc hội khảo sát thực tiễn thi hành Luật Nhà ở tại Tổng LĐLĐ Việt Nam
Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Hoàng Thanh Tùng - Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội và Nguyễn Đình Khang - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì buổi làm việc.
Thay mặt Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã báo cáo với Đoàn của Ủy ban pháp luật của Quốc hội: Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chăm lo, cải thiện đời sống, việc làm cho công nhân lao động, từ năm 2017 Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lập Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” (Đề án) nhằm giải quyết các khó khăn về nhà ở, nhà trẻ, nơi vui chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao cho đoàn viên, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu báo cáo với Đoàn của Ủy ban pháp luật của Quốc hội. |
Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2017; sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 4 tháng 11 năm 2020. Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án gặp nhiều khó khăn do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn thiếu nhiều cơ sở pháp lý để triển khai Đề án.
Đồng chí Phó Chủ tịch LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, việc Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia đầu tư, phát triển nhà ở xã hội cho công nhân lao động là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ “chăm lo và bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của người lao động” theo quy định tại Điều 10 Hiến pháp 2013 và Điều 1 Luật Công đoàn 2012. Trong đó, chăm lo đến nhu cầu thiết yếu, bức xúc của đoàn viên, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước, đó là nhu cầu về nhà ở và các điều kiện sinh hoạt thiết yếu phục vụ nhu cầu ở…, đặc biệt trong bối cảnh thu nhập, đời sống của người lao động còn hết sức khó khăn, nhu cầu về nhà ở của người lao động rất lớn trong khi thực tế đáp ứng nhà ở cho người lao động còn thấp.
Đoàn Ủy ban pháp luật của Quốc hội làm việc với Tổng LĐLĐ Việt Nam khảo sát thực tiễn thi hành Luật Nhà ở. |
Cũng theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Tổng Liên đoàn tham gia đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân lao động mặc dù là hoạt động có tính chất kinh tế nhưng không nhằm mục đích lợi nhuận, không nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp bất động sản, mà là phương thức hoạt động để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chăm lo cho người lao động. Trong bối cảnh hiện nay, nhà ở xã hội cho người lao động đang trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách, là hệ luỵ của một thời gian dài nhiều địa phương tập trung phát triển nhanh các khu công nghiệp nhưng “sao nhãng” việc đảm bảo các điều kiện ăn, ở cho người lao động. Các chủ thể trong xã hội chưa “mặn mà” với việc đầu tư nhà ở xã hội do chính sách, pháp luật chưa đủ hấp dẫn... Do vậy, cần thiết phát huy sự tham gia của các chủ thể có điều kiện, nguồn lực trong xã hội như Tổng LĐLĐ Việt Nam. Trong đó, Nhà nước, doanh nghiệp vẫn là lực lượng chủ yếu trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
“Sự tham gia của Tổng Liên đoàn trong đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân lao động xét trong hiện tại và tương lai là cần thiết, nhằm khẳng định vai trò, vị thế là tổ chức đại diện cho người lao động “trung tâm và lớn nhất” trong bối cảnh có sự ra đời của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sẽ trực tiếp cạnh tranh hoạt động với Công đoàn Việt Nam” - đồng chí Ngọ Duy Hiểu nói.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến từ thực tiễn, lý luận để làm rõ nội dung này. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đánh giá cao công tác chuẩn bị và các ý kiến chất lượng, thực tiễn từ phía Tổng LĐLĐ Việt Nam; đồng thời cho biết, Ủy ban sẽ chắt lọc, tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật.
Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại buổi làm việc. |
Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cám ơn đoàn công tác Ủy ban Pháp luật của Quốc hội dành thời gian khảo sát, lắng nghe đầy đủ ý kiến từ phía Tổng LĐLĐ Việt Nam, đối tượng chịu tác động của dự án luật.
Đồng chí mong muốn Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng từ phía tổ chức Công đoàn và tâm tư, nguyện vọng của người lao động để thể hiện đầy đủ nhất trong dự thảo luật, đảm bảo tính khả thi, giải phóng nguồn lực xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu bức xúc của người lao động hiện nay là vấn đề nhà ở.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50