Ứng xử đẹp với rác thải nhựa
Hiệu quả mô hình thu gom rác thải nhựa Hơn 500 nghìn tấn nilon thải ra môi trường mỗi năm Nỗ lực chống rác thải nhựa, vì một Thủ đô phát triển bền vững Đừng để rác thải nhựa ảnh hưởng đến du lịch |
Thay đổi thói quen sử dụng túi nilon
Nhiều năm nay, phong trào “Chống rác thải nhựa” được triển khai rộng khắp trong các cấp hội phụ nữ. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay của các cấp hội phụ nữ trên toàn thành phố, nhằm hạn chế sử dụng đồ nhựa trong sinh hoạt và giảm rác thải nhựa ra môi trường.
Đã trở thành thói quen, chị Nguyễn Thị Trinh, khu dân cư số 7, phường Phúc Xá, quận Ba Đình thường xuyên sử dụng làn đi chợ thay vì dùng túi nilon như trước đây. Chị Trinh cho biết: “Mỗi ngày tôi đi chợ 2-3 lần, ngoài mua thức ăn còn mua các nhu yếu phẩm khác, cái gì cũng đựng túi nilon. Từ khi Hội phụ nữ phường phát động phong trào chống rác thải nhựa, tôi đã nhận thức rõ hơn tác hại của túi nilon với môi trường và đã dùng làn hoặc túi vải để đi chợ. Nếu có việc tiện tạt qua chợ mà không kịp mang theo làn, tôi sẽ từ chối dùng túi nilon nếu không thực sự cần thiết”.
Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tân Triều, huyện Thanh Trì phát triển mô hình “Tái chế vật liệu trồng hoa” |
Còn chị Đinh Thị Hiền ở ngõ Phất Lộc, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm thì cho hay, đã 3 năm nay chị không vứt vỏ lon, vỏ chai nhựa và các bao bì nhựa khi đi đổ rác mà nhặt riêng, cho vào túi bóng, khoảng 1 tuần mới mang ra ngõ tặng những người gom đồng nát.
“Nếu vứt chung với rác thải khác thì những rác thải nhựa đó sẽ bị chôn lấp cùng, rất nguy hiểm cho môi trường. Tôi cũng thường xuyên tìm kiếm các địa điểm đổi rác lấy cây do đoàn thanh niên, hội phụ nữ và các tổ chức bảo vệ môi trường tổ chức để đổi vỏ nhựa”, chị Hiền cho biết.
Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Tân Triều, huyện Thanh Trì cũng phát động các phong trào chung tay hành động vì sự phục hồi của các hệ sinh thái, giảm bớt gánh nặng cho thiên nhiên bằng việc thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày; chống rác thải nhựa; nói không với sản phẩm nhựa dùng 1 lần; trồng nhiều cây xanh, bảo vệ nguồn nước; sử dụng túi giấy, túi nilon sinh học, vật liệu tái chế thành sản phẩm thân thiện với môi trường.
Mới đây, Hội LHPN xã Tân Triều đã phát triển mô hình “Tái chế vật liệu trồng hoa” tại Xóm Chùa, thôn Triều Khúc với 21 hội viên tham gia góp phần xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng xanh, sạch, đẹp vì sức khỏe cộng đồng.
Được biết, khi mới triển khai phong trào hạn chế sử dụng túi nilon, nhiều hội cơ sở cũng gặp phải khó khăn trong việc tuyên truyền làm thay đổi thói quen sử dụng túi nilon của cộng đồng. Trong các buổi sinh hoạt, các chi hội đã lồng ghép, đồng thời phân tích, chia sẻ cho hội viên hiểu tác hại của việc sử dụng túi nilon tới sức khỏe, môi trường. Nhiều chi hội phụ nữ đã sân khấu hóa, làm tiểu phẩm để việc tuyên truyền hiệu quả hơn.
Hội LHPN huyện Đông Anh tham gia mô hình chống rác thải nhựa |
Nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ, tiểu thương kinh doanh và người dân về tác hại của túi nilon đối với môi trường, tạo thói quen hạn chế và hướng đến không sử dụng túi nilon trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong kinh doanh, Hội LHPN quận Hai Bà Trưng đã phát tặng hàng nghìn túi vải thân thiện với môi trường cho hội viên, phụ nữ trong quận. Hội LHPN quận Hoàn Kiếm cũng đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích hội viên phụ nữ và người dân tái chế và tái sử dụng rác thải trong sinh hoạt.
Nhiều mô hình thiết thực khác cũng được các Hội Phụ nữ triển khai như: Quận Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy phối hợp với ban quản lý các chợ tổ chức tuyên truyền qua loa truyền thanh tại các chợ vận động nữ kinh doanh khối chợ giảm thiểu sử dụng túi nilon để gói hàng bán cho khách; nhắc nhở người dân thả cá xuống hồ không thả túi nilon.
Huyện Ba Vì chỉ đạo điểm mô hình phân loại rác thải từ hộ gia đình; huyện Gia Lâm tổ chức hội thi “Phụ nữ với công tác bảo vệ môi trường” trong đó có nội dung tuyên truyền hội viên phụ nữ và nhân dân hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon”. Phụ nữ Phúc Thọ phát động mọi nhà, mọi người với nước sạch, môi trường sạch và nông nghiệp sạch”. Huyện Thanh Trì phát động phong trào “Phụ nữ Thanh Trì nói không với rác thải nhựa”; ra mắt mô hình “Dùng làn đi chợ” góp phần thiết thực hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm của khí bụi và sản phẩm nhựa dùng một lần, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng,...
Chống rác thải nhựa - tạo sự lan tỏa từ cơ sở
Là địa bàn điển hình trong phòng chống rác thải nhựa, các cấp Hội phụ nữ quận Tây Hồ đã tổ chức có hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường thu hút được sự tham gia của đông đảo hội viên, phụ nữ. Nhiều mô hình, cách làm hiệu quả đã được triển khai từ cơ sở như: Sử dụng làn khi đi chợ, hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường”, “Đổi phế liệu, giữ màu xanh”, “Biến chân rác thành vườn hoa, đường hoa”, “Đường hoa kiểu mẫu”, “Chi hội phụ nữ 3 xanh” ; Mô hình 3T “Tái chế - Thân thiện - Tiết kiệm”… đã góp phần xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường từ địa bàn dân cư.
Bà Bùi Thị Ngọc Thúy - Chủ tịch Hội LHPN quận Tây Hồ cho biết, trong thời gian tới, Hội LHPN quận sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa cho cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn. Duy trì hoạt động mô hình “Đổi phế liệu giữ màu xanh”, “Ngày Chủ nhật xanh”, “Đổi giấy lấy cây”… tại các cơ sở hội và 100% chi hội trên địa bàn quận. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nilon, chống rác thải nhựa.
Phụ nữ quận Cầu Giấy mang sản phẩm nhựa dùng 1 lần đến đổi lấy sản phẩm thân thiện |
Trong 5 năm qua, bám sát chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã triển khai có hiệu quả phong trào “Chống rác thải nhựa” với nhiều kết quả thiết thực. Nổi bật là đã tập trung tổ chức tốt các hoạt động truyền thông nâng cao nhân thức và thay đổi hành vi của hội viên, phụ nữ và gia đình trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, tái chế rác thải nhựa; triển khai thực hiện nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” tạo sự lan tỏa từ cơ sở; phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức cá nhân trong chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ; biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa được quan tâm, thực hiện.
Chính vì vậy, nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên, phụ nữ và toàn thể nhân dân về tính cấp thiết giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa đã có những chuyển biến khá tích cực, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường cùng như xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Trong thời gian tới, các cấp hội phụ nữ Thành phố tiếp tục triển khai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào “Chống rác thải nhựa” gắn với phong trào thi đua, cuộc vận động của hội; gắn với 2 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, ứng phó biến đổi khí hậu...
Bà Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết, để góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề rác thải nhựa, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ hơn về nhận thức, ý thức và thói quen của cả cộng đồng thì đòi hỏi các cấp hội phụ nữ toàn thành phố cần có quyết tâm cao hơn, tổ chức nhiều hơn các hoạt động cụ thể, thiết thực có tính lan tỏa sâu rộng; lôi cuốn đông đảo các tầng lớp phụ nữ cùng tham gia; cùng đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp chống ô nhiễm từ rác thải nhựa, góp phần cùng các cấp, ngành tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ môi trường Thủ đô.
Cùng với đó là tuyên truyền sâu rộng đến phụ nữ và nhân dân Thủ đô về tác động tiêu cực của rác thải nhựa tới môi trường sống và sức khỏe con người. Từ đó nâng cao trách nhiệm của mỗi người trong việc tham gia bảo vệ môi trường, để mỗi người dân là một đại sứ tuyên truyền về chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông
Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại
Tin khác
Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra
Môi trường 08/09/2024 17:41
Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3
Môi trường 08/09/2024 14:59
Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống
Môi trường 08/09/2024 12:38
Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3
Môi trường 08/09/2024 12:06
Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái
Môi trường 08/09/2024 08:57
Hà Nội báo động lũ trên Sông Tích
Môi trường 08/09/2024 07:59
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Môi trường 08/09/2024 06:47
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 8/9: Mưa to đến rất to, nhiều khu vực cảnh báo úng ngập
Môi trường 08/09/2024 06:08
Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi
Môi trường 07/09/2024 23:45
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà
Đô thị 07/09/2024 23:17