Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ
Hà Nội ứng dụng AI trong giải quyết các vấn đề bức thiết TP.HCM: Bác sĩ trẻ ứng dụng AI chăm sóc sức khoẻ cho người dân xã đảo Thạnh An |
Mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 người bị đột quỵ
Những thông tin trên được Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đưa ra tại Hội nghị đột quỵ quốc tế năm 2024 với chủ đề “Tiếp cận đa chuyên khoa và trí tuệ nhân tạo” do Hội Đột quỵ thành phố Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai và Trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp tổ chức vừa qua. Hội nghị là hoạt động thiết thực nhằm cập nhật kiến thức, thành tựu nghiên cứu khoa học chuyên ngành đột quỵ tới các bác sĩ, nhân viên y tế trên khắp cả nước.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn thăm, khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai. |
Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ. Cứ 3 giây có một người bệnh đột quỵ trên thế giới. Tại Việt Nam mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 người bị đột quỵ và con số đáng báo động này đang ngày càng tăng cao. Những người bệnh sau đột quỵ có tới 71% bị mất khả năng lao động.
Hậu quả của đột quỵ não không chỉ ảnh hưởng ở mỗi gia đình mà còn ảnh hưởng tới những vấn đề mang tính xã hội như gánh nặng y tế và lực lượng lao động... Do đó, việc nâng cao chất lượng chuyên môn là rất cần thiết để phát triển chuyên ngành đột quỵ nhằm đáp ứng nhu cầu cao cho toàn xã hội.
Theo thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đột quỵ là một căn bệnh phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều chuyên ngành từ y học thần kinh, cấp cứu, phục hồi chức năng cho đến tâm lý học, nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh. Tiếp cận đa chuyên khoa không chỉ đơn thuần là sự hợp tác giữa các chuyên ngành mà còn tạo nên sức mạnh tổng hợp, cho phép mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về đột quỵ. Trong đó lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh đến AI trong y học hiện đại và với chuyên ngành đột quỵ.
Tầm soát các yếu tố nguy cơ
Thông tin rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nay chuyên ngành đột quỵ của Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ so với các nước trong khu vực. Chủ tịch Hội đột quỵ Thế giới khi đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai đã đánh giá cao, ấn tượng với hệ thống cấp cứu đột quỵ của Việt Nam.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy có khoảng 60% bệnh nhân sau đột quỵ trở lại cuộc sống bình thường. Trong số 40% còn lại, có khoảng 10% bệnh nhân tử vong, 30% là bị các di chứng tàn phế, gây ra những gánh nặng cho gia đình và xã hội. Để giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế do đột quỵ gây ra, điều quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của người bệnh đột quỵ phải được đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị kịp thời trong giờ vàng (3-4,5 giờ kể từ khi khởi phát dấu hiệu đột quỵ đầu tiên). Sự can thiệp nhanh chóng trong khoảng thời gian vàng sẽ quyết định phần lớn đến kết quả điều trị và khả năng hồi phục của người bệnh.
“Tiếp đến hệ thống y tế phải hình thành các khoa, trung tâm đột quỵ chuyên biệt để nâng cao khả năng cấp cứu, điều trị cho người bệnh đột quỵ”, Phó Giáo sư Mai Duy Tôn cho biết. Khi bệnh nhân vào viện cấp cứu nếu được tiếp cận ngay bác sĩ chuyên khoa đột quỵ sẽ được điều trị chuyên biệt, giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng, đặc biệt việc quản lý dự phòng cho bệnh nhân sau khi ra viện sẽ tốt hơn nhiều.
Tuy nhiên, trên thực tế theo vị chuyên gia này, mặc dù Bộ Y tế đã có hướng dẫn tại Thông tư 47 về lộ trình thành lập các khoa, trung tâm đột quỵ tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đến năm 2025, thế nhưng hiện nay tại một số tỉnh, thành khu vực miền Trung, miền Nam... vẫn đang là đơn vị đột quỵ trong chuyên khoa thần kinh, chưa hình thành các khoa hay trung tâm độc lập.
Cùng với sự vào cuộc và nỗ lực của ngành Y tế, thì các chuyên gia y tế cũng khuyến khích người dân cần tầm soát các yếu tố nguy cơ, phòng tránh đột quỵ. Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn dự phòng được. Những yếu tố nguy cơ của đột quỵ là huyết áp cao, rung nhĩ, bất thường bệnh tim, van tim, béo phì, thừa cân, đái tháo đường… Để phòng tránh đột quỵ, người có các bệnh lý trên cần kiểm soát tốt, đưa về các chỉ số an toàn.
Đơn cử, người cao huyết áp cần điều trị thường quy huyết áp ở mức dưới 140-85mmhg. Nếu người dân bị bệnh rối loạn mỡ máu, kiểm soát cholesterol xấu (LDL) về mức dưới 2,6mmol/l, nếu có tổn thương mạch máu cần ở mức 1,8mmol/l. Trường hợp đái tháo đường cần điều trị đường huyết về dưới 7mmol/l. Nếu kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ trên, người bệnh tránh được nguy cơ đột quỵ trong tương lai.
Đồng thời, hàng ngày người dân cần vận động thể dục thể thao; hạn chế ăn mặn, sử dụng các thực phẩm giàu chất béo, cholesterol. Ngoài ra, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bản thân có bị các bệnh lý như trên không. Các xét nghiệm đường máu, mỡ máu… không tốn kém nhưng giúp dự phòng đột quỵ. Khi có một trong các biểu hiện giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng/nói khó, đau đầu, chóng mặt… cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Phó Giáo sư Mai Duy Tôn cho biết: Để hỗ trợ cho công tác đào tạo nhân lực chuyên ngành đột quỵ, ngày 5/11 vừa qua, Bộ Y tế và Hội Đột quỵ thành phố Hà Nội đã ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đột quỵ não”. Tài liệu này bao gồm các quy trình chẩn đoán, các phương pháp điều trị tối ưu, từ cấp cứu ban đầu đến các phương pháp can thiệp nội khoa và ngoại khoa, cũng như các chỉ dẫn chi tiết cho việc phục hồi chức năng và theo dõi sau điều trị. Lãnh đạo Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai hi vọng, với bộ tài liệu này, đội ngũ y tế từ trung ương đến địa phương sẽ có thêm công cụ và kiến thức cần thiết để đưa ra các quyết định điều trị chính xác, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. |
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gần 5.000 học sinh ở Đồng Nai vi phạm Luật giao thông trong 11 tháng
Đồng Nai: Dịch sởi ghi nhận tăng 3.333 ca so cùng kỳ
Hà Nội triển khai đợt sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chất lượng giáo dục phải tương xứng với mức thu học phí
LĐLĐ quận Hà Đông: Kiểm tra, đánh giá đơn vị đạt chuẩn văn hoá
Từ 2025, Cảnh sát giao thông hóa trang được dừng xe vi phạm trong trường hợp nào?
Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024
Tin khác
Đồng Nai: Dịch sởi ghi nhận tăng 3.333 ca so cùng kỳ
Y tế 04/12/2024 17:21
Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Y tế 03/12/2024 19:43
Lâm sàng xuất sắc: Trái tim của chuyển đổi y tế
Y tế 03/12/2024 17:44
TP.HCM: Số ca mắc sởi tiếp tục gia tăng
Y tế 03/12/2024 15:39
Niềm vui vỡ oà của cặp vợ chồng sau 13 năm hiếm muộn
Y tế 03/12/2024 12:20
Sửa đổi Luật Dược: Chỉ cho phép bán thuốc online trong một số trường hợp
Y tế 03/12/2024 07:11
Hà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Y tế 03/12/2024 07:07
Hà Nội ghi nhận thêm 585 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 02/12/2024 17:01
Những điểm mới của Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi)
Infographic 02/12/2024 06:15
Bệnh viện công lập thứ 9 của Hà Nội triển khai bệnh án điện tử
Y tế 02/12/2024 06:11