Hà Nội ứng dụng AI trong giải quyết các vấn đề bức thiết
Hội thảo thu hút sự tham gia của đại diện nhiều lãnh đạo sở, ngành của Thành phố cùng các đơn vị cung cấp giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cho biết, trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam xác định tập trung phát triển công nghệ AI là một mũi nhọn, được dự báo trở thành ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng phát biểu khai mạc hội thảo. |
AI đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/1/2021 về việc ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI.
Theo ông Nguyễn Việt Hùng, thực hiện hướng dẫn của Bộ TT&TT, Sở TT&TT đã tham mưu UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 8/2/2024 về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh năm 2024, trong đó có các nhiệm vụ về phát triển dữ liệu số; xây dựng, phát triển các ứng dụng chuyên ngành (ứng dụng các công nghệ tiên tiến sử dụng AI) phục vụ nội bộ các cơ quan nhà nước của Thành phố và giao các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.
Hà Nội là Thủ đô của cả nước, do đó có nhiều bài toán về quản trị kinh tế - xã hội phức tạp cần sự trợ giúp của công nghệ nói chung, và AI nói riêng. Thành phố rất cần sự giúp đỡ của giới chuyên gia, doanh nghiệp nhằm hoạch định chiến lược lâu dài về áp dụng AI vào công tác quản lý Nhà nước.
“Sở TT&TT Hà Nội sẽ sớm tham mưu với UBND Thành phố nhằm xây dựng Hội đồng tư vấn về ứng dụng AI, từ đó, có những bước đi cơ bản lâu dài cũng như có những hành động nhanh, kịp thời, có thể mang lại lợi ích ngay lập tức cho người dân Thủ đô”, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Việt Hùng chia sẻ.
Quang cảnh hội thảo. |
Nói về ứng dụng công nghệ AI cho Hà Nội, GS. Hồ Tú Bảo (Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán) - chuyên gia chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và Học máy cho rằng, Generative AI (AI tạo sinh) là một lựa chọn phù hợp. Bên cạnh Predictive AI (AI dự đoán) đã được phát triển từ nhiều năm nay, AI tạo sinh đang có những bước phát triển mạnh mẽ khi có nhiều ứng dụng vào thực tế.
Theo GS. Hồ Tú Bảo, một trong những lợi thế rõ rệt nhất ngay ở thời điểm hiện tại của Hà Nội là đã kết nối được với các cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc kết nối các nguồn dữ liệu quốc gia không chỉ làm giàu dữ liệu dân cư, mà còn mang yêu cầu “đúng - đủ - sạch - sống” vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia ở các bộ ngành và địa phương. Quá trình này từng bước nâng cao chất lượng hạ tầng số quốc gia. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để Hà Nội ứng dụng AI vào cuộc sống.
“Điều cần thiết để ứng dụng của AI thực sự có ích cho Hà Nội là phải đặt chúng vào hệ sinh thái chuyển đổi số của Thủ đô và gắn liền với các chương trình quốc gia. Tập trung khai thác nguồn dữ liệu Hà Nội đang có với AI trong khi xây dựng chương trình nghiên cứu và phát triển AI cho Hà Nội. Ngoài ra là liên kết và phối hợp với các trường viện và doanh nghiệp công nghệ ở Hà Nội để có năng lực AI của Hà Nội, cũng như tổ chức hội đồng tư vấn/Tổ công tác về AI của Hà Nội”, GS. Hồ Tú Bảo tư vấn.
Giáo sư Nguyễn Lê Minh, chuyên gia trong lĩnh vực AI cũng đề xuất Hà Nội ứng dụng AI trong phòng cháy, chữa cháy. Thành phố nên phân loại và lập danh sách các hộ kinh doanh, nhất là kinh doanh vật liệu có nguy cơ cháy cao, hằng ngày gửi tin nhắn cảnh báo phòng cháy, chữa cháy vào khung giờ cố định, để người dân tự kiểm tra quy trình có an toàn và qua đó nâng cao ý thức.
Ngoài ra, với đặc điểm Hà Nội có nhiều ngõ hẹp, mật độ dân cư cao, Thành phố có thể lập bản đồ thông tin phòng cháy, chữa cháy, lắp cảm biến (sensor) cảnh báo cháy (như kinh nghiệm ở Nhật Bản) để giảm nguy cơ cháy nổ…
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, đại diện các doanh nghiệp như Bkav, Misa, Mobifone toàn cầu… đã giới thiệu những ứng dụng AI phù hợp với nhu cầu phát triển của Thủ đô như: Hệ thống camera giao thông thông minh, trợ lý ảo, giám sát thông tin không gian...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin khác
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng
Chuyển đổi số 15/11/2024 14:42
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Chuyển đổi số 12/11/2024 07:41
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân
Chuyển đổi số 11/11/2024 14:27
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II
Xã hội 10/11/2024 07:11
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chuyển đổi số 07/11/2024 06:05
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Hà Nội: Chuyển đổi số hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
Infographic 23/10/2024 20:35