Tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ tại TP.HCM thấp hơn bình quân cả nước
TP.HCM: Dịch sốt xuất huyết "rình rập" xóm trọ nghèo Lãnh đạo TP.HCM tri ân đội ngũ y bác sĩ Sở Y tế TP.HCM yêu cầu mở điểm tiêm vắc xin Covid-19 tại một số trường học |
Ngày 9/8, Sở Y tế TP.HCM cho biết, sau 1 tuần triển khai đợt cao điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi (từ ngày 1/8), tỷ lệ trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm mũi 1 tại TP.HCM đạt 51,2% (cả nước là 71%), tỷ lệ tiêm mũi 2 ở độ tuổi này là 26,9% (cả nước là 39,9%). Tỷ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi tại TP.HCM là 25,5% (cả nước là 38,1%).
Hiện nay, thành phố Thủ Đức và huyện Bình Chánh, Củ Chi có trên 1.000 lượt tiêm/ngày. Tuy nhiên, tại các quận 4, 3, 5,10, Tân Bình và huyện Cần Giờ, chỉ có dưới 200 lượt tiêm/ngày. Đặc biệt, quận Tân Bình sau 1 tuần triển khai tháng cao điểm tiêm chủng chỉ có 531 lượt tiêm; quận 4 chỉ có 113 lượt.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ tại TP.HCM. |
Sở Y tế nhận định, một trở ngại đang ảnh hưởng đến công tác tiêm chủng đó là nhiều quận, huyện có tỷ lệ đồng thuận của phụ huynh còn thấp (dưới 50%). Một số quận, huyện có tỷ lệ tiêm so với tỷ lệ đồng thuận tiêm chưa cao (dưới 80%). Bên cạnh đó, một số quận, huyện có tỷ lệ tiêm thấp nhưng chưa thật sự nỗ lực triển khai trong tuần đầu của tháng cao điểm, chưa sẵn sàng triển khai điểm tiêm vắc xin ngay tại trường học (đa số các quận, huyện ghép điểm tiêm trẻ em vào các điểm tiêm cộng đồng).
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính của sự khác biệt về số lượt tiêm giữa các quận, huyện là công tác truyền thông và thông tin đến phụ huynh về lợi ích của việc tiêm ngừa cho trẻ em, và nhất là hoạt động hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đến điểm tiêm.
Qua khảo sát nhanh 72 phụ huynh có con từ 5 đến dưới 18 tuổi đang theo học tại các trường tại 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức thì có đến 30/55 (54,5%) trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Trong 30 trẻ chưa tiêm vắc xin, có 2 trẻ vẫn chưa nhận được tin nhắn của giáo viên, nhà trường nhắc phụ huynh đưa trẻ đi tiêm theo hướng dẫn, 10 trẻ vẫn chưa được nhà trường liên hệ hỏi lý do chưa tiêm và vận động đưa trẻ đi tiêm.
Ngoài ra, vẫn còn 12/72 (16,7%) trường không gửi tin nhắn thông báo lịch và điểm tiêm cho phụ huynh, 22/72 (30,6%) trường chưa khảo sát lại tiền sử tiêm vắc xin của trẻ.
Tỷ lệ tiêm vắc xin cho trẻ tại TP.HCM thấp hơn bình quân cả nước. |
Để tháng cao điểm đạt kết quả tốt nhất, Sở Y tế đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo phòng Giáo dục quận, huyện yêu cầu tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.HCM (có trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi đang theo học) khẩn trương thống kê danh sách học sinh trong độ tuổi tiêm chủng nhưng chưa được tiêm vắc xin đầy đủ theo quy định; khẩn trương cung cấp danh sách cho trung tâm y tế để phối hợp tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh ngay tại trường học.
Sở Y tế đề nghị UBND quận huyện phải quyết liệt hơn trong công tác triển khai, kiểm tra, giám sát sự phối kết hợp giữa phòng Giáo dục, phòng Y tế và Trung tâm Y tế trong tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em. Địa phương cần đẩy mạnh công tác truyền thông về lợi ích của tiêm vắc xin đến từng người dân trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP.HCM về kết quả tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em.
Sẵn sàng xử lý sự cố sau tiêm Sở Y tế TP.HCM yêu cầu 3 bệnh viện chuyên khoa Nhi của Thành phố tiếp tục chủ động liên hệ với các quận, huyện, thành phố Thủ Đức theo địa bàn phụ trách để hỗ trợ các đội tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi trên địa bàn. Tiếp tục phân công chuyên gia hồi sức cấp cứu nhi trực điện thoại 24/24 hỗ trợ chuyên môn cho các điểm tiêm về công tác cấp cứu, xử trí sự cố sau tiêm vắc xin phòng Covid-19. Trong trường hợp khẩn cấp có thể kích hoạt quy trình báo động đỏ để được hỗ trợ xử trí tại chỗ kịp thời. Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi. Yêu cầu Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố luôn sẵn sàng bố trí các xe cấp cứu tại các khu vực có điểm tiêm. Điều phối, kiểm tra, giám sát các đội cấp cứu thường trực tại các điểm tiêm lưu động, xử trí kịp thời các trường hợp tai biến sau tiêm chủng ngay tại điểm tiêm. Yêu cầu HCDC tiếp tục tăng cường hoạt động truyền thông về lợi ích của tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05