Từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Nhiều dự án giao thông tại Hà Nội đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thực hiện mục tiêu giao thông vận tải đi trước một bước trong tiến trình xây dựng và phát triển Thủ đô.
Hạ tầng giao thông vận tải phải đi trước một bước Hà Nội chú trọng xây dựng và phát triển hạ tầng khung Hạ tầng giao thông quá tải: Rất cần thêm những cây cầu mới

Chuyển biến tích cực

Thời gian gần đây, với những nỗ lực của Trung ương và thành phố Hà Nội trong việc tập trung nguồn vốn, giải quyết vướng mắc về giải phóng mặt bằng… nhiều công trình hạ tầng giao thông lớn trên địa bàn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đó là đường Vành đai 3 (đoạn trên cao và dưới thấp từ cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long); cầu cạn đi qua hồ Linh Đàm; cầu vượt Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; hoàn thành nút giao đường Vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; hoàn thành việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long...

Đây là tin vui với không chỉ người dân Thủ đô, mà còn với người dân các tỉnh, thành phố lân cận, khi “mạch máu” giao thông Thủ đô từng bước được hoàn thiện, tăng khả năng kết nối thời gian tới.

Từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô
Hạ tầng giao thông nơi "cửa ngõ" Thủ đô ngày càng được đồng bộ và hiện đại.

Đặc biệt, các ngành chức năng của Hà Nội cũng đang tập trung tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách để huy động và thu hút nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho hạ tầng giao thông. Bên cạnh bức tranh tổng quan trên, ghi nhận thực tế thời gian qua trên các tuyến đường của Thủ đô có thể thấy Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp ngắn hạn nhằm cải thiện tình trạng ùn tắc ở phạm vi cục bộ.

Phương án xén vỉa hè, mở rộng đường, điều chỉnh nút giao, đèn tín hiệu ở các “điểm nóng”, các tuyến giao thông trọng điểm như: Láng, Vành đai 3, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh… cũng đang phát huy những hiệu quả nhất định. Trục đường Láng là ví dụ. Nếu như trước đây, nhiều điểm giao cắt thuộc trục đường này di chuyển khá khó khăn thì nay, thông qua việc mở rộng lên 4 - 6 làn xe, hiện tượng ùn tắc kéo dài đã giảm thiểu.

Trong bức tranh về giao thông Hà Nội hôm nay đã có nhiều màu sắc tươi sáng. Ở đó có thể thấy dáng dấp của những cửa ngõ Thủ đô, đóng vai trò kết nối và là hạt nhân quan trọng thúc đẩy kinh tế hội nhập, phát triển. Lấy dẫn chứng từ trục giao thông "cửa ngõ" Thủ đô là cầu Thăng Long. Tại lễ thông xe Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá việc hoàn thành dự án sửa chữa cầu Thăng Long góp phần quan trọng trong kết nối đồng bộ và phát huy hiệu quả khai thác của toàn tuyến Vành đai 3 của Hà Nội.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng cũng nhìn nhận, tuyến giao thông này góp phần quan trọng vào lưu thông và kết nối vận tải giữa Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và với các tỉnh, thành phố trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông trong các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô.

Thổi luồng sinh khí mới

Hà Nội đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, xứng tầm là Thủ đô của đất nước. Đúng với tinh thần ưu tiên thúc đẩy hạ tầng “phải đi trước một bước”.

Chia sẻ quanh vấn đề này, Nhà văn Nguyễn Văn Học (Báo Nhân Dân), tác giả giành Giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” cho biết, bức tranh giao thông Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung đang từng bước được hoàn thiện theo hướng ngày càng đồng bộ, văn minh, hiện đại.

Từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô
Hạ tầng đồng bộ góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông.

Hàng loạt các công trình giao thông do Trung ương và Hà Nội đầu tư đã được hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng trên địa bàn Thủ đô, tạo điều kiện để Hà Nội chủ động đầu tư kết nối các tuyến đường. Có thể thấy nhiều con đường, nút giao thông đã được xây dựng rất rộng, đẹp đi vào sử dụng thời gian qua như: Vành đai 2 và cầu Vĩnh Tuy, đường Vành đai 3, trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), Quốc lộ 1A (đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi), một số đoạn tuyến của đường vành đai 2,5 và 3,5; các công trình cầu vượt tại các nút giao thông quan trọng như nút giao Nguyễn Văn Huyên – Hoàng Quốc Việt; An Dương – đường Thanh Niên, đường nối từ Vành đai 3 đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Tản Lĩnh - Ba Vì... những trục giao thông này đã, đang và sẽ cải thiện hạ tầng giao thông, diện mạo đô thị, tạo thêm lực phát triển cho Thủ đô.

Tuy nhiên, theo Nhà văn Nguyễn Văn Học vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Không khó để thấy tình trạng quá tải hạ tầng giao thông khi tình trạng này diễn ra ngày càng nặng thêm do chưa gắn kết được quy hoạch hạ tầng giao thông với các quy hoạch đô thị khác như quy hoạch xây dựng, quy hoạch nhà ở, quy hoạch môi trường đô thị. Ngoài ra, khả năng kết nối giao thông liên vùng còn nhiều khó khăn, vận tải khách công cộng chưa phát triển... tất cả đều là những vấn đề cần lưu tâm để khắc phục.

Hà Nội đang vươn mình, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, xứng tầm là Thủ đô và có vị thế trong khu vực và thế giới. Trong quá trình này, hẳn nhiên giao thông không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần xây dựng bộ mặt Hà Nội ngày càng khang trang, hiện đại.

Bởi vậy, kết nối giao thông các khu vực kinh tế quan trọng, tăng hiệu quả giao thông đô thị của Thủ đô Hà Nội là hết sức cần thiết. Để làm được điều này rất cần sự chung tay vào cuộc của các Ban ngành chức năng và của cả chính người dân Hà Nội.

Nhiều chuyên gia cho rằng, rào cản lớn nhất khiến Hà Nội cũng như nhiều đô thị khác của cả nước khó thu hút nguồn vốn tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng giao thông là cơ chế, chính sách thiếu sức hút. Đây chính là khó khăn khách quan mà Hà Nội không thể đơn phương giải quyết.

Có thể nói, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách nhằm thu hút nguồn vốn xã hội hoá là một trong những nguồn lực, điều kiện tối quan trọng với sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị Hà Nội. Và vấn đề này chỉ có thể giải quyết nếu có sự quan tâm sát sao, liên tục của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động