Tự phát đặt tên đường phố: Nên tổng rà soát để điều chỉnh kịp thời

(LĐTĐ) Một trong những hệ quả của đô thị hóa quá nhanh làm các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng phải vất vả chạy theo... tên đường. Cứ thế, mỗi lần đặt tên đường, tên phố gắn biển số nhà là mỗi lần cơ quan quản lý vấp phải sự tranh cãi, nâng lên đặt xuống nhiều lần và người dân đành giải quyết tình thế bằng cách lấy tên đất, tên địa danh để bù lấp vào “khoảng trống” tạm thời.
tu phat dat ten duong pho nen tong ra soat de dieu chinh kip thoi Hà Nội nghiên cứu dùng con số đặt tên đường phố
tu phat dat ten duong pho nen tong ra soat de dieu chinh kip thoi Lúng túng khi đặt tên đường phố

Thời gian vừa qua các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong công tác đặt tên, đổi tên đường phố. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn một số vấn đề chưa hợp lý, bất cập, thiếu đồng bộ nhất là trong việc xây dựng quy hoạch mang tính định hướng về quỹ đường, quỹ tên để đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố, việc làm này đã dẫn đến nhiều hệ lụy dân sinh.

tu phat dat ten duong pho nen tong ra soat de dieu chinh kip thoi
Nhiều người dân vẫn giữ nguyên địa chỉ đường “Hoàng Cầu mới” để tiện giao dịch dù tuyến đường này đã được gắn biển tên từ lâu.

Tại quận Hà Đông, trên tuyến đường chưa được đặt tên dẫn vào Khu đô thị Hyundai Hillstate, phường Hà Cầu, xuất hiện nhiều bảng hiệu quảng cáo cửa hàng với địa chỉ là “đường Hyundai”. Theo lời những hộ dân kinh doanh ở đây cho biết, do đoạn đường này chưa có tên nên họ cũng gặp khá nhiều rắc rối trong việc kinh doanh, buôn bán, ghi địa chỉ cũng rất khó khăn.

Để dễ nhận biết, người dân đã tự đặt tên đường là đường “Hyundai”, giống tên một chung cư gần đó. Theo người dân quanh khu vực này, con đường này trước đây là ngách nhỏ hẹp. Từ khi chung cư mang tên “Hyundai” được xây dựng gần đó thì con đường này đã được cải tạo và mở lớn với vỉa hè rộng 2.5m, lòng đường 4 ô tô vẫn đi thoải mai, do đó việc lấy tên “đường Huyndai” cũng hoàn toàn tự phát để dễ tìm.

Tại quận Hà Đông, trên tuyến đường chưa được đặt tên dẫn vào Khu đô thị Hyundai Hillstate, phường Hà Cầu, xuất hiện nhiều bảng hiệu quảng cáo cửa hàng với địa chỉ là “đường Hyundai”. Theo lời những hộ dân kinh doanh ở đây cho biết, do đoạn đường này chưa có tên nên họ cũng gặp khá nhiều rắc rối trong việc kinh doanh, buôn bán, ghi địa chỉ cũng rất khó khăn.

Để dễ nhận biết, người dân đã tự đặt tên đường là đường “Hyundai”, giống tên một chung cư gần đó. Theo người dân quanh khu vực này cho biết, con đường này trước đây là ngách nhỏ hẹp. Từ khi chung cư mang tên “Hyundai” được xây dựng gần đó thì con đường này đã được cải tạo và mở lớn với vỉa hè rộng 2.5m, lòng đường 4 ô tô vẫn đi thoải mai, do đó việc lấy tên “đường Huyndai” cũng hoàn toàn tự phát để dễ tìm.

Ngay cạnh tuyến đường này, một tuyến đường khác trong khu vực đoạn giáp các tòa nhà V1, V2, V3 chung cư Victoria, Khu đô thị Văn Phú (phường Phú La) cũng tồn tại tình trạng mỗi hộ gắn tên một kiểu, như: Đường Tiếp giáp CT9 - TDP2 Văn Phú; V1 Văn Phú Victoria; 19 lô 7, LK11 - Khu Văn Phú - Phú La; số 47B Dịch vụ 2 Victoria…

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phường Yết Kiêu, quận Hà Đông cho hay: “Việc tìm địa chỉ tại khu vực này rất vất vả do tên đường đặt tự phát, không thống nhất. Có khu vực có tới 2, 3 hộ cùng gắn một số nhà, đi kèm với các tên đường khác nhau”.

Đặc biệt hơn, trên một làn được mới mở chạy ngang qua khu đô thị Đoàn Ngoại giao - Star Lake, kết nối đường vành đai 3 Phạm Văn Đồng với đường vành đai 2 Võ Chí Công được một đơn vị nào đó ngang nhiên đặt tên “đường Ngô Minh Dương”. Tên đường này có thể dễ dàng tìm thấy trên ứng dụng tìm kiếm và ai đi vào khu Đoàn Ngoại giao cũng nhìn thấy biển tên đường cắm ngay cửa ngõ.

Trên thực tế, việc người dân tự ý đặt tên những con đường, tuyến phố mới không phải là hiếm gặp ở Hà Nội, trước đó, vào năm 2015, người dân Thủ đô cũng không khỏi được phen ngỡ ngàng khi một con phố nhỏ được gắn tên biển “Ướp Lạnh”, tuy nhiên, với người dân địa phương thì danh xưng này khá quen thuộc và đã được người dân trong khu vực quen gọi từ lâu.

Lý do là cuối đoạn đường này có nhà máy ướp lạnh chuyên ướp lạnh thực phẩm để xuất khẩu từ thời bao cấp. Hiện tuy xí nghiệp ướp lạnh đã phá sản nhưng vẫn còn khu tập thể và công nhân nhà máy sinh sống ở khu vực này từ 40 năm nay. Như vậy, con đường được gọi là "Ướp Lạnh" dựa trên tên dân gian đã phát sinh từ lâu năm.

Nó giống như ngõ Lò Lợn ở gần chợ Mơ, được đặt cho một ngõ có lò mổ lớn ở đó. Nói như vậy để thấy, việc đặt tên đường tự phát cũng không thể hoàn toàn trách người dân. Cơ quan quản lý và cả chính quyền địa phương cũng nên tự trách mình vì chưa đủ nhạy bén phục vụ nhu cầu của người dân khi mà các tuyến phố mới cứ bị “treo” tên kéo dài hàng năm.

Được biết, việc đặt tên đường trên địa bàn Hà Nội có quy trình chặt chẽ và phải trải qua 11 bước. Đầu tiên là từ kiến nghị của cơ sở, người dân trong khu vực, thảo luận của hội đồng tư vấn gồm nhà quản lý, nhà khoa học..., sau đó Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ quyết định thông qua tên đường.

Tuy nhiên, lần gần dây nhất HĐND thành phố thông qua việc đặt tên 42 tuyến phố mới là vào tháng 12/2018 trong khi tốc độ đô thị hóa của Thủ đô nhanh bậc nhất cả nước đã phần nào bộc lộ sự bất cập. Căn cứ vào những rắc rối nảy sinh từ việc đặt tên phố, ghi biển số nhà, đã đến lúc cần rà soát kỹ lưỡng phần việc này, kịp thời điều chỉnh những gì chưa hợp lý nhằm tạo thuận lợi cho việc tìm điểm đến của người dân cũng như công tác quản lý hành chính.

Cũng cần phải nói thêm rằng, trên thế giới không nhiều địa phương đặt tên danh nhân cho đường phố nhưng với thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh, thành cả nước, đây là hình thức để tôn vinh và tri ân những người có nhiều đóng góp to lớn. Đây không chỉ là vấn đề địa chỉ giao lưu, hướng dẫn giao dịch tiếp xúc mà còn góp phần làm cho trật tự, chính trị, xã hội, kinh tế, bộ mặt kiến trúc của Hà Nội được thuận lợi, dễ dàng trong quản lý, sử dụng.

Do đó, ngoài việc tuân thủ quy trình, quy định, việc đặt tên đường, phố cần hướng đến mục tiêu cơ bản, trong đó, quan trọng nhất là mục tiêu giáo dục truyền thống, tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương. Yêu cầu này dẫn đến đòi hỏi về chất lượng hoạt động của Hội đồng tư vấn về tên đường, phố, công trình công cộng cũng như tính chính xác trong việc xây dựng kho dữ liệu liên quan.

Thiết nghĩ, với tốc độ phát triển như hiện nay, việc đặt, đổi tên phố tiếp tục là một nhu cầu bức thiết. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, về lâu dài, việc xây dựng “ngân hàng” tên phố cần được chuẩn bị chu đáo hơn, với sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên quan. Ngân hàng dữ liệu tên phố cần được sắp xếp theo địa danh, nhân vật, sự kiện..., một cách hợp lý. Đồng thời, cần sớm có sơ đồ và danh mục các đường, phố, công trình công cộng cần đặt tên để ngành văn hóa có thể chủ động tham mưu để vừa đáp ứng yêu cầu về thời gian vừa đáp ứng yêu cầu về văn hóa

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội yêu cầu công khai thông tin lấp 6.500m2 hồ Đống Đa

Hà Nội yêu cầu công khai thông tin lấp 6.500m2 hồ Đống Đa

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo do Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức về tình hình kinh tế - xã hội quý III năm 2024, các cơ quan báo chí đã đặt câu hỏi liên quan đến việc lấp tạm 6.500m2 hồ Đống Đa và đề xuất thu hồi toàn bộ khu vực bán đảo hồ.
Lan tỏa giá trị tốt đẹp về truyền thống hiếu học, trọng dụng hiền tài

Lan tỏa giá trị tốt đẹp về truyền thống hiếu học, trọng dụng hiền tài

(LĐTĐ) Việc tuyên dương, tôn vinh thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thành phố là việc làm thiết thực, có tác dụng khích lệ, động viên rất lớn đối với tuổi trẻ trong học tập và rèn luyện, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp về truyền thống hiếu học, trọng dụng hiền tài của Thăng Long - Hà Nội trong xã hội.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích trong quý 4/2024

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích trong quý 4/2024

(LĐTĐ) Chiều 3/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Họp báo thường kỳ quý III năm 2024 tại Hà Nội. Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VHTTDL Nguyễn Danh Hoàng Việt chủ trì buổi họp báo.
Quy hoạch Thủ đô sẽ có phương án chi tiết phòng, chống lũ của các tuyến sông

Quy hoạch Thủ đô sẽ có phương án chi tiết phòng, chống lũ của các tuyến sông

(LĐTĐ) Hiện nay thành phố Hà Nội đang trong quá trình trình cấp có thẩm quyền về Quy hoạch Thủ đô, trong đó có phần tích hợp của phương án chi tiết phòng, chống lũ của các tuyến sông trên địa bàn.
Đề xuất điều chỉnh vốn đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm hơn 2.100 tỷ đồng

Đề xuất điều chỉnh vốn đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm hơn 2.100 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sau khi Hà Nội rà soát, điều hòa, cân đối và thống nhất với hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, tổng mức đầu tư của dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ giảm khoảng 2.129 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư.
Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước

Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước

(LĐTĐ) Làm việc với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, trưởng thành hơn, tự tin hơn bước vào giai đoạn mới, thực hiện các công trình tầm cỡ, những công trình thế kỷ đánh dấu sự phát triển vươn mình của đất nước.
Hà Nội: Thu giữ hơn 10.000 chai nước hoa từ tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên”

Hà Nội: Thu giữ hơn 10.000 chai nước hoa từ tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên”

(LĐTĐ) Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ thương mại điện tử, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Tin khác

Hà Nội yêu cầu công khai thông tin lấp 6.500m2 hồ Đống Đa

Hà Nội yêu cầu công khai thông tin lấp 6.500m2 hồ Đống Đa

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo do Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức về tình hình kinh tế - xã hội quý III năm 2024, các cơ quan báo chí đã đặt câu hỏi liên quan đến việc lấp tạm 6.500m2 hồ Đống Đa và đề xuất thu hồi toàn bộ khu vực bán đảo hồ.
Xem xét thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa phục vụ dự án cải tạo hồ

Xem xét thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa phục vụ dự án cải tạo hồ

(LĐTĐ) Quận Đống Đa dự kiến thu hồi 4.200m2 diện tích bán đảo hồ Đống Đa để tạo không gian mở và điểm nhấn kiến trúc trong dự án cải tạo hồ.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Xem thêm
Phiên bản di động