Cây xanh cũng cần quy hoạch

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội vẫn luôn được gọi là thành phố xanh với những hàng cây rợp bóng mát, tuy nhiên cùng với quá trình đô thị hoá, mở rộng diện tích, đến nay tỷ lệ cây xanh đô thị của Thành phố mới đạt khoảng 2m2/người, trong khi theo quy chuẩn với các đô thị loại 1, loại đặc biệt tối thiểu phải là 6-7m2/người. Bài toán này đòi hỏi Thành phố cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển hệ thống cây xanh, đặc biệt là công tác “quy hoạch”.
Lan tỏa ý thức trách nhiệm của cộng đồng, vì một tương lai xanh Quận Hoàng Mai phấn đấu trồng 2.500 cây xanh trong năm 2024

Vẫn còn tồn tại

Đại lộ Thăng Long dài 28 km, rộng 140 m, gồm: hai dải đường cao tốc, mỗi chiều 3 làn xe; hai dải đường đô thị 2 làn xe; dải phân cách giữa; hai dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè. Con đường có vai trò quan trọng trong phát triển Hà Nội về phía Tây và Tây Nam, tạo ra một Thủ đô hiện đại và văn minh.

Điểm nhấn nổi bật của con đường này chính là nhiều loại cây với các tầng khác nhau như: hồng mai, bạch trinh, lài tây, dâm bụt, chuối hoa, tường vy, muồng hoa vàng, cúc tần rủ Ấn Độ... Đây là kết quả từ nỗ lực “xanh hóa” từ năm 2016 của Thủ đô với khoảng 45.000 cây xanh. Giờ đây, dải đất trống 98ha như mỗi mảng xanh nối dài từ Ba Vì về đến trung tâm Vành đai 3 góp phần giảm tiếng ồn, đặc biệt là cải thiện chất lượng không khí.

Cây xanh cũng cần quy hoạch
Hàng cây được trồng mới góp phần tạo nên cảnh quan đô thị xanh mướt.

Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã liên tiếp cho trồng mới hàng vạn cây xanh. Tại các đường phố, hễ chỗ nào có cây lâu niên bị đổ thì lập tức chỗ đó, một cây con khác được trồng thay thế. Không ít đường phố được nâng cấp, mở rộng, ở 2 bên đường được trồng mới nhiều loại cây xanh.

Những con đường mới mở sau này, mang vóc dáng hiện đại như đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Lê Đức Thọ, đường Hoàng Quốc Việt, đường Võ Chí Công, đường Võ Nguyên Giáp…, dọc 2 bên các đường phố này, những hàng cây dù vẫn chưa đem lại bóng mát “hiệu quả” nhưng cũng đã tạo ra màu xanh tươi dịu mắt…

Theo ông Nguyễn Đức Hưng - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội, trên các tuyến đường phố thuộc địa bàn 12 quận nội thành và 17 huyện, thị xã Sơn Tây, khối lượng quản lý theo phân cấp của đơn vị là 2,4 triệu m2 thảm cỏ, cây mảng, hàng rào, hoa lưu niên, cây cảnh; 1.500m2 hoa thời vụ; khoảng 194.000 cây bóng mát, 510.000 cây keo, tràm, bạch đàn trên 644 tuyến đường phố của 12 quận, 107 tuyến đường cao tốc, quốc lộ, vành đai, đường tỉnh, các đường trên địa bàn các huyện, thị xã Sơn Tây.

Qua số liệu thống kê chưa đầy đủ, UBND cấp huyện quản lý khoảng 460.900 cây tại các địa bàn còn lại. Ngoài ra, theo thống kê trên địa bàn 12 quận có hơn 8.000 cây cổ thụ (có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây) gồm các loài chủ yếu như: bàng, bằng lăng, chẹo, đa, lan, lát hoa, lim xẹt (muồng thẫm), long não, muồng đen, hoa sữa, sao đen, sấu, sưa, xà cừ, phượng vĩ...

Tuy nhiên, việc trồng, phát triển cây xanh đô thị trong thời gian qua còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, giai đoạn vừa qua, thành phố đã trồng nhiều cây có đường kính lớn (trên 20 cm) do đó khi đánh từ vườn ươm, bộ rễ chính của cây bị ảnh hưởng, phải sử dụng cọc chống trong thời gian dài.

Việc một số đơn vị chưa xử lý kịp thời trường hợp cọc chống bị bung vòng thép, đai thép siết chặt vào thân cây... cũng đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Bên cạnh đó, việc lựa chọn thí điểm một số loài cây trồng chưa phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, ảnh hưởng đến cảnh quan, mỹ quan đô thị, gây dư luận không tốt.

Cần quy hoạch cụ thể

Theo tìm hiểu, việc quản lý hệ thống cây xanh được thành phố thực hiện theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị và Quyết định số 03/2023/QĐ-UBND ngày 28/2/2023 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.

Theo quyết định, Sở Xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với toàn bộ hệ thống cây xanh đô thị; trồng mới cây xanh đô thị, quản lý, duy trì, chăm sóc, bảo tồn hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa và cấp phép chặt hạ, dịch chuyển đối với các cây xanh đô thị theo danh mục thuộc cấp thành phố quản lý.

UBND các quận, huyện, thị xã trồng mới cây xanh đô thị, quản lý, duy trì, chăm sóc, bảo tồn hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa và cấp phép chặt hạ, dịch chuyển đối với các cây xanh đô thị theo danh mục thuộc cấp huyện quản lý theo phân cấp. Nhìn chung, việc thay thế, trồng bổ sung triển khai còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa thực hiện tổng thể.

Theo TS.KTS Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch Chi hội Kiến trúc sư cảnh quan Việt Nam, mặc dù gặt hái được nhiều thành tựu trong phát triển cây xanh đô thị nhưng chỉ số về tiêu chuẩn đất cây xanh của thành phố Hà Nội còn thấp, chưa đạt 50 cây/km. Với chỉ số này, khoảng cách cây xanh trung bình đang là hơn 20 m là khoảng cách quá xa cho tiêu chuẩn trồng cây đường phố. Khoảng cách trồng cây tiểu mộc, trung mộc và đại mộc lần lượt là: 4 - 8m, 8 - 12m và 12 - 15m.

Đặc biệt, thành phố Hà Nội vẫn chưa có danh sách chính thức quy định về các loại cây bóng mát trồng, hạn chế trồng và cấm trồng trong khu đô thị. Điều này đã khiến công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động trồng, thiếu cơ sở cho việc xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác trồng cây đô thị.

Từ thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng để có được mạng lưới cây xanh hoàn chỉnh, phát huy được tác dụng, cần quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh trên địa bàn Thành phố; Quy hoạch mạng lưới cây xanh cho từng quận, huyện và những khu đô thị mới; Quy hoạch thiết kế trồng cây xanh, dựa trên phân loại các đường phố trong khu đô thị mới… Ngoài ra, Thành phố cần sớm ban hành định mức kỹ thuật và giá dịch vụ công ích cho công tác quản lý, giám sát duy tu, duy trì hệ thống cây xanh đô thị, cơ chế và giá đền bù chặt hạ, di chuyển cây xanh.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh

Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Báo Tiền Phong phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh với sự tham gia của gần 150 giáo viên, học sinh các trường học trên địa bàn quận.
Hà Nội: Thêm phương án phân luồng giao thông đường Âu Cơ

Hà Nội: Thêm phương án phân luồng giao thông đường Âu Cơ

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo thực hiện phương án phân luồng tổ chức giao thông trên tuyến đường Âu Cơ (đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Xuân Diệu (gần chợ hoa Quảng An) thuộc dự án Xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên từ ngày 20/8 để giảm ùn tắc.
Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề bánh tráng truyền thống

Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề bánh tráng truyền thống

(LĐTĐ) Rạng sáng, dọc đường Xóm Rượu, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa la liệt những liếp bánh tráng mùi thơm nồng nàn. Trong lò bánh, những phụ nữ đang luôn tay vừa tráng, vừa gỡ những lớp bánh mỏng trên mặt nồi nước sôi nghi ngút khói.
TP.HCM: Dời lịch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 9

TP.HCM: Dời lịch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 9

(LĐTĐ) Năm nay, thời gian nghỉ Lễ Quốc khánh sẽ bắt đầu từ ngày 31/8 (thứ Bảy) đến hết 3/9 (thứ Ba), nên việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ lùi lại vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định.
Tuyên dương hơn 700 con đoàn viên, con cán bộ Công đoàn quận Long Biên tiêu biểu trong học tập

Tuyên dương hơn 700 con đoàn viên, con cán bộ Công đoàn quận Long Biên tiêu biểu trong học tập

(LĐTĐ) Sáng nay (20/8), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Tuyên dương con đoàn viên công đoàn đạt giải cấp Quốc gia, cấp Thành phố, cấp Quận, con đoàn viên công đoàn vượt khó học giỏi, con cán bộ Công đoàn đạt Học sinh giỏi năm học 2023 - 2024.
Sạt lở nghiêm trọng khiến quốc lộ nối Lai Châu và Điện Biên bị chia cắt

Sạt lở nghiêm trọng khiến quốc lộ nối Lai Châu và Điện Biên bị chia cắt

(LĐTĐ) Mưa lớn khiến Quốc lộ 4H sạt lở, gây chia cắt giao thông giữa huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) và huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên).
Phát huy hiệu quả các nguồn vốn vay

Phát huy hiệu quả các nguồn vốn vay

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay của Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Quỹ Trợ vốn) và Quỹ Quốc gia về việc làm, nhiều đoàn viên Công đoàn đã có thêm điều kiện, động lực để tạo việc làm, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/8: Trời nhiều mây, có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/8: Trời nhiều mây, có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/8, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa rào và dông, gió nhẹ.
Thời tiết ngày 19/8: Hà Nội có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to

Thời tiết ngày 19/8: Hà Nội có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 19/8, khu vực Hà Nội có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/8: Ngày nắng, chiều tối cục bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/8: Ngày nắng, chiều tối cục bộ có nơi mưa to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/8, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/8: Ngày nắng, đêm và chiều tối có nơi có mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/8: Ngày nắng, đêm và chiều tối có nơi có mưa

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/7/2024, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và chiều tối có lúc có mưa rào và dông; ngày nắng. Gió nhẹ.
Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường làng nghề

Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường làng nghề

Thủ đô Hà Nội là vùng đất “trăm nghề”, trải qua nhiều giai đoạn phát triển đến nay các làng nghề đã có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích về kinh tế thì “vấn nạn” ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Do đó, làm thế nào để “hài hòa” các giá trị làng nghề chính là bài toán mà chúng ta sẽ phải giải trong thời gian tới.
Gia Lâm: Người dân xã Kim Lan bàng hoàng vì tình trạng sạt lở bờ sông

Gia Lâm: Người dân xã Kim Lan bàng hoàng vì tình trạng sạt lở bờ sông

(LĐTĐ) Trong bối cảnh mùa mưa lũ đang diễn ra, việc bảo đảm an toàn cho người dân sống tại các bãi sông trở thành nhiệm vụ cấp bách. Tuy nhiên, trận sạt lở đất nghiêm trọng vào ngày 11/8 tại làng gốm cổ, xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã đẩy một số hộ dân vào tình cảnh khó khăn. Những thiệt hại này không chỉ gây tổn thất về kinh tế mà còn đe dọa đến sự an toàn, tính mạng của người dân ven sông, đặc biệt khi các cơn mưa lớn vẫn sẽ còn tiếp diễn.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/8: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/8: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/8, khu vực Hà Nội nhiều mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/8: Trời nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/8: Trời nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 15/8, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết Hà Nội ngày 14/8: Mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to

Thời tiết Hà Nội ngày 14/8: Mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/8, khu vực Hà Nội có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thời tiết ngày 13/8: Khu vực Hà Nội có lúc mưa rào và dông

Thời tiết ngày 13/8: Khu vực Hà Nội có lúc mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 13/8, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có lúc mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Xem thêm
Phiên bản di động