Từ năm 2018, sẽ có điểm sàn riêng đối với ngành sư phạm
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc làm việc với hiệu trưởng các cơ sở đào tạo sư phạm trong cả nước. Ảnh: PV |
Chiều 16/8, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì cuộc làm việc với hiệu trưởng các cơ sở đào tạo sư phạm trong cả nước. Tại đây, nhiều giải pháp quyết liệt đã được đưa ra để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm trong thời gian tới.
Số lượng trường sư phạm vượt quá nhu cầu thực tế
Theo số liệu thống kê đợt 1 xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm chính quy 2017, trong số 673 ngành đào tạo sư phạm có thí sinh trúng tuyển, có 23 ngành lấy điểm xét tuyển từ 25 trở lên (điểm trúng tuyển trung bình là 27,75 điểm); 158 ngành lấy điểm xét tuyển từ 20 đến dưới 25 điểm (điểm trúng tuyển trung bình là 23,35 điểm); 302 ngành lấy điểm xét tuyển từ 15,5 đến dưới 20 điểm (điểm trúng tuyển trung bình là 20 điểm); đặc biệt có 197 ngành tuy lấy điểm xét tuyển dưới 15,5 điểm song mức điểm trúng tuyển trung bình vẫn đạt 17,5 điểm. Như vậy, rất nhiều thí sinh nhập học đạt điểm cao hơn mức điểm chuẩn đầu vào mà các trường sư phạm đặt ra.
Trong khi đó, số lượng thí sinh nhập học có điểm trúng tuyển bằng điểm sàn rất ít. Cụ thể, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Huế chỉ có chưa đến 1% thí sinh có điểm trúng tuyển ở mức 15.5 điểm; Trường Đại học Vinh chỉ có 44/638 thí sinh trúng tuyển ngành sư phạm dưới 18 điểm, trong đó chỉ có 2 em có điểm trúng tuyển ở mức 15,5 điểm (đăng ký vào ngành giáo dục quốc phòng an ninh). Tuy vậy, việc một số trường đưa ra mức điểm chuẩn đầu vào sư phạm thấp đã khiến cho xã hội lo ngại về chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai.
Mặc dù điểm trúng tuyển các trường sư phạm tính trung bình cao hơn năm ngoái song nhìn vào bức tranh chung tuyển sinh sư phạm năm nay có thể thấy nhiều thí sinh điểm cao không còn mặn mà với ngành sư phạm, nhiều trường mặc dù đưa ra điểm đầu vào thấp nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.
Nguyên nhân được các trường đưa ra là do quy mô giáo dục đào tạo đã đi vào ổn định, vì thế, số lượng trường sư phạm hiện nay đã vượt quá yêu cầu thực tế. Nhiều thí sinh lo ngại sau khi ra trường không có việc làm từ thông tin dư thừa giáo viên cục bộ ở một số địa phương.
Bên cạnh đó, chính sách đối với giáo viên hiện nay chưa tốt: Vào “biên chế” khó khăn, thu nhập thấp, áp lực lớn, nhiều nơi lớp học quá đông nên giáo viên rất vất vả mà không được đãi ngộ xứng đáng. Vì vậy, ngành sư phạm khó có thể cạnh tranh với các ngành khác và khó tạo ra động lực cho những người đang có ý định theo đuổi nghề giáo.
Cần những giải pháp quyết liệt
Thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề còn hạn chế trong đào tạo sư phạm thời gian qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cần phải có các giải pháp quyết liệt để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm, trong đó có chất lượng đầu vào.
Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, ngành nào dư thừa dứt khoát phải dừng đào tạo, không để xảy ra tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ như thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, những ngành đang đào tạo nhưng không đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng, không đảm bảo chuẩn đầu ra theo quy định thì cũng kiên quyết cho dừng.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đầu vào, từ sang năm, Bộ sẽ quy định điểm sàn riêng đối với các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, từ năm 2018 sẽ có điểm sàn riêng đối với ngành sư phạm. Ảnh: PV |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Cục Quản lý chất lượng đẩy mạnh kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng của các ngành đào tạo sư phạm đã mở, nếu không đủ điều kiện thì không được tuyển sinh; những ngành đủ điểu kiện, các địa phương còn nhu cầu tuyển dụng, cần ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng.
Đẩy mạnh kiểm định chất lượng các trường và chương trình đào tạo; đẩy nhanh việc quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm, theo đó, các trường có chất lượng cao, có uy tín sẽ được chọn làm trung tâm, các trường khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm để trước mắt tập trung vào nhiệm vụ đào tạo lại đội ngũ giáo viên.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sẽ nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội có những chính sách đãi ngộ tốt hơn, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và tạo sức hấp dẫn người học đối với ngành sư phạm.
Theo Huyên Nguyễn/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12