Trường học Hà Nội linh hoạt phương án khi thời tiết rét đậm, rét hại

(LĐTĐ) Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, để bảo đảm sức khỏe, học sinh mầm non, tiểu học sẽ được nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C. Tuy nhiên, trong trường hợp phụ huynh không thể bố trí người ở nhà trông con, các nhà trường vẫn bố trí giáo viên quản lý, chăm sóc trẻ theo thời gian học như bình thường.
Quy định mới về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông Hà Nội: Hỗ trợ các nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Nguyên đán Tiên phong chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục

Sáng 23/1, thời tiết tại Hà Nội lạnh sâu, nhiệt độ xuống dưới 10°C. Căn cứ vào nhiệt độ này và quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố đã đồng loạt gửi thông báo đến phụ huynh, giáo viên quán triệt cho học sinh nghỉ học, ở nhà để đảm bảo sức khoẻ. Cùng đó, các nhà trường cũng đề nghị phụ huynh giữ ấm, chú ý sức khỏe của trẻ.

Trường học Hà Nội linh hoạt phương án khi thời tiết rét đậm, rét hại
Các trường học trên địa bàn Thành phố đồng loạt chuyển trạng thái, linh hoạt triển khai phương án khi thời tiết chuyển rét đậm, rét hại.

Chị Nguyễn Thị Hồng (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) có con đang học mầm non 3 tuổi cho biết, từ đầu tuần chị đã chủ động cho con nghỉ học ở nhà vì thời tiết mưa rét: “Bé nhà tôi nhạy cảm với thời tiết. Nếu gặp mưa rét, con rất dễ ốm nên gia đình đã cho con nghỉ ở nhà. Do vợ chồng tôi ở cùng bố mẹ chồng nên việc trông con không gặp khó khăn vì đã có ông bà giúp đỡ. Những ngày này, gia đình cũng hạn chế cho con tham gia các hoạt động ngoài trời, chú ý giữ ấm cho con bằng cách mặc đủ ấm, đi tất, bổ sung các loại vitamin để tăng sức đề kháng”, chị Hồng chia sẻ.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có người ở nhà trông con trong thời điểm cuối năm quá bận rộn. Chị Trần May Linh (phường Nam Đồng, quận Đống Đa) có con đang học mẫu giáo 5 tuổi chia sẻ: “Do ông bà đều đã lớn tuổi, lại ở quê xa, không thể gửi con nên gần như các ngày trong tuần, vợ chồng tôi đều cho con đi lớp. Nếu những ngày trời rét đậm, rét hại, các nhà trường không nhận trẻ, tôi sẽ không biết gửi con cho ai trông, nếu đưa con đến cơ quan cùng cũng bất tiện”.

Qua ghi nhận, để tạo điều kiện cho phụ huynh trong trường hợp gia đình không thể bố trí người ở nhà trông con, các nhà trường đã bố trí giáo viên quản lý, chăm sóc trẻ theo thời gian học như bình thường. Tại Trường Mầm non Ánh Sao (quận Cầu Giấy), tính đến 9h sáng, toàn trường có hơn 190 trẻ đi học trên tổng số 730 trẻ. Cô giáo Vũ Ngọc Dự (Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Sao) cho biết, ngay khi xem thông tin thời tiết tại bản tin 6h, nhà trường đã gửi thông báo tới toàn thể phụ huynh để cho con nghỉ học tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp không có người trông, phụ huynh vẫn có thể yên tâm gửi con đến trường. Nhà trường có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ. Các phòng học có điều hòa hai chiều, bình nóng lạnh, cây nước uống nóng. Các suất ăn của trẻ đảm bảo nóng sốt, đủ dinh dưỡng.

Tương tự, tại Trường Tiểu học Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), nhà trường đã gửi thông tin đến phụ huynh toàn trường cho học sinh ở nhà. Nếu gặp khó khăn trong quản lý học sinh tại nhà, phụ huynh có thể đưa học sinh đến trường, nhà trường vẫn tổ chức quản lý, chăm sóc học sinh. Toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên đi làm bình thường.

Hay như tại Trường Tiểu học Văn Yên (quận Hà Đông), nhà trường vẫn tổ chức dạy và học bình thường, tuy nhiên đã linh hoạt lùi giờ vào lớp cho học sinh tất cả các khối lớp. Thay vì giờ học buổi sáng bắt đầu từ 8h, học sinh sẽ vào học lúc 8h30, nghỉ trưa lúc 11h30. Thời gian tan học buổi chiều cũng được điều chỉnh sớm hơn thường ngày. Cùng đó, nhà trường đã gửi thông báo rõ tới phụ huynh: “Nếu phụ huynh nào có thể sắp xếp trông con, không muốn cho con đến trường vì lạnh thì nhắn tin xin phép giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo cho sức khỏe học sinh khi học tập ở trường. Cửa lớp, cửa sổ đều kín gió. Các lớp học đều có điều hòa hai chiều, chăn, đệm ấm cho học sinh ngủ trưa”.

Không chỉ chuẩn bị các điều kiện giữ ấm, nhà trường cũng đặc biệt lưu ý đến thực đơn bán trú nhằm đảm bảo đồ ăn nóng, dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho học sinh.

Trường học Hà Nội linh hoạt phương án khi thời tiết rét đậm, rét hại
Trường học bảo đảm đủ các điều kiện để chăm sóc, quản lý trẻ an toàn.

Tại Trường Mẫu giáo Mầm non A (quận Ba Đình), nhà trường đã lùi lịch đón trẻ buổi sáng từ 8h, thời gian đón trẻ cũng được kéo dài hơn. Bên cạnh đó, giờ trả trẻ không thay đổi, tạo điều kiện cho phụ huynh yên tâm công tác những ngày nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C. Nếu phụ huynh phải đi làm, không thể đưa con đến lớp theo giờ trên, nhà trường vẫn mở cửa theo giờ học cũ đón trẻ vào lớp.

Để phòng tránh rét và đảm bảo sức khỏe cho trẻ, nhà trường đã kiểm tra cửa các phòng học, đảm bảo các lớp học kín gió, có đủ thảm ấm, chăn ấm, nước ấm cho các con. Mỗi lớp đều có cửa kính, rèm che và điều hòa hai chiều, bình nóng lạnh, cây nước nóng lạnh phục vụ nước uống cho trẻ. Đồng thời chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp thông báo và trao đổi trực tiếp tới phụ huynh về các nội dung như cho trẻ mặc quần áo ấm, đeo khẩu trang, đi tất… khi đến trường sáng sớm và đón về nhà chiều tối. Các phụ huynh chú ý giữ ấm đôi chân, phần tai, phần đầu cho trẻ để tránh gió lạnh; chuẩn bị thêm cho trẻ ít nhất một bộ quần áo, tất vào ba lô cá nhân; tăng cường cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, không ăn thức ăn và đồ uống lạnh để đảm bảo sức khỏe.

Tại lớp học, các giáo viên cũng tăng cường hoạt động dạy kỹ năng phòng, chống rét cho trẻ. Đặc biệt, việc tổ chức hoạt động ngoài trời của trẻ cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế, nếu trời quá lạnh ở mức nhiệt độ báo động thì không cho trẻ ra sân mà được chuyển vào không gian trong lớp học.

Với đặc thù địa bàn miền núi, từ cuối tuần qua, khi có thông tin dự báo thời tiết trời sẽ chuyển rét đậm, rét hại, các trường học của huyện Ba Vì đã chủ động rà soát điều kiện cơ sở vật chất, bảo đảm các phòng học ấm áp, tránh gió lùa. Căn cứ tình hình thực tế, các nhà trường có thể chuyển sang dạy học trực tuyến hoặc giao bài tập về nhà cho các em. Phòng GD&ĐT huyện yêu cầu các trường lên kế hoạch dạy bù kiến thức những ngày học sinh nghỉ do trời rét.

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh cho biết, các trường mầm non, tiểu học có tổ chức bán trú đã phối hợp với đơn vị đối tác có phương án cung ứng thực phẩm phù hợp, vừa không để lãng phí thực phẩm, vừa bảo đảm mọi học sinh đến trường đều được ăn bán trú và có người chăm sóc.

Trước đó, để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản đề nghị các đơn vị, nhà trường thường xuyên theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại được phát tại Bản tin dự báo thời tiết trong chương trình “Chào buổi sáng" trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình “Hà Nội buổi sáng” trên kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vào 6h sáng hằng ngày. Căn cứ vào thông tin này, thủ trưởng các đơn vị, nhà trường trên địa bàn Thành phố chủ động điều chỉnh giờ học hoặc cho học sinh nghỉ học, cụ thể: Học sinh Mầm non, Tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C; học sinh Trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7°C.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị, nhà trường kiểm tra và sửa chữa kịp thời cửa các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... bảo đảm tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Đối với các trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm bảo đảm cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa đủ ấm. Đối với các trường, nhóm lớp mầm non cần bảo đảm có nước ấm để chăm sóc và phục vụ trẻ em.

Đặc biệt, các đơn vị, nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại; phối hợp cha mẹ học sinh nhắc nhở các em mặc đủ ẩm; không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày trời rét.

Trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết của từng địa phương, các nhà trường có thể điều chỉnh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần linh hoạt giải quyết để học sinh được vào học.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động